K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 3 2020

Lí luận: Vì thơ là cảm xúc, tình cảm nên đọc thơ thấy tình người trong đó.

Xác định tình cảm trong bài thơ Tiếng gà trưa là tình bà cháu.

Phân tích bài thơ để sáng tỏ tình cảm bà cháu.

15 tháng 1 2021

Luận điểm: Đến với bài thơ "Tiếng gà trưa" tình người mà độc giả thấy ở đây chính là tình cảm bà cháu và tình yêu quê hương đất nước

Luận điểm phụ 1: Trước hết, ta cảm nhận sâu sắc được tình cảm bà cháu nồng nàn trong bài thơ:

-Âm vang quen thuộc khơi gợi tình bà cháu (dẫn chứng - phân tích: khổ 1)

-Tình bà cháu gắn liền với hình ảnh những con gà mái mơ hay mái vàng (dẫn chứng - phân tích: khổ 2) -> Phải yêu bà yêu gia đình quê hương thi sĩ mới có cách nói, cách hình tượng hay đến thế

-Tình bà cháu hiện rõ qua hình ảnh người bà cùng niềm vui của cháu (dẫn chứng - phân tích: khổ 3 - 4 -5 - 7)

Luận điểm phụ 2: Không chỉ vậy, ở đây độc giả còn cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước hiện rõ trong đó

7 tháng 9 2023

Chọn B

22 tháng 12 2021

k chép mạng thì chệu:)))

22 tháng 12 2021

ko chép mạng thì b tự lm dc mà

b kêu ngta ko dc chép mạng, v sao b chép của ngta

16 tháng 12 2021

Tối nay, làm bài tập xong, em ra sân hóng mát và thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên - một đêm trăng quê hương thật đẹp. Mặt trăng tròn vành vạnh, màu vàng cam tươi mát như chiếc đĩa vàng lơ lửng mà ko rơi. Thỉnh thoảng, những đám mây trắng mỏng lướt qua tấm gương trăng làm chị Hằng thêm kiêu sa và diễm lệ. Ánh trăng trong tràn ngập khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa. Gió mát hiu hiu thổi, cây cối đung đưa. Em yêu đêm trăng đẹp. Em yêu quê hương mình biết bao!

Điệp ngữ trong đoạn: đêm trăng, quê hương



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/doan-van-co-su-dung-diep-ngu-va-chi-ra-cac-diep-ngu-do

16 tháng 12 2021

tham khảo

Tối nay, làm bài tập xong, em ra sân hóng mát và thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên - một đêm trăng quê hương thật đẹp. Mặt trăng tròn vành vạnh, màu vàng cam tươi mát như chiếc đĩa vàng lơ lửng mà ko rơi. Thỉnh thoảng, những đám mây trắng mỏng lướt qua tấm gương trăng làm chị Hằng thêm kiêu sa và diễm lệ. Ánh trăng trong tràn ngập khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa. Gió mát hiu hiu thổi, cây cối đung đưa. Em yêu đêm trăng đẹp. Em yêu quê hương mình biết bao! Điệp ngữ trong đoạn: đêm trăng, quê hương

13 tháng 1 2023

tham khảo 

 

Với đời sống văn hóa của con người Việt nam từ bao đời nay là vô cùng phong phú và đa dạng. Trước khi có sự xuất hiện của Internet, các hình thức giải trí game online, những trò chơi dân gian luôn dành được sự yêu thích của rất nhiều người. Một trong những nét đẹp văn hóa ấy là trò chơi kéo co.

Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta. Đây là một trò chơi mang tính đồng đội, tập thể, phù hợp với mọi lứa tuổi, không phân biệt già trẻ gái trai. Trò chơi ấy không chỉ phổ biến ở vùng đồng quê, nông thôn mà người dân thành phố cũng có thể tham gia. Đặc biệt trong các dịp lễ hội, thi đua, team building đều không thể có sự vắng mặt của trò chơi kéo co.

Để tổ chức chơi kéo co, người chơi cần chuẩn bị một chiếc dây thừng dài, chắc chắn. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài của dây cho phù hợp. Phần giữa của sợi dây được buộc dấu bằng vải màu. Cách vạch trung tâm về hai phía khoảng một mét là vạch xuất phát của hai đội. Thông thường, mỗi đội chơi thường có 10-15 người ngang sức ngang tài. 

Miêu tả luật chơi: Sẽ có một người được cử ra làm trọng tài, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Bên nào kéo phần vải đã được đánh dấu trên dây về nhiều hơn thì sẽ dành chiến thắng. Khi kéo, cũng có rất nhiều luật lệ được đặt ra cho người chơi, như không được phép nằm, đè lên dây, không được phép gian lận. Thông thường, các đội sẽ có những cách bố trí chiến thuật chơi khác nhau, người đội trưởng thường đứng đầu làm chỗ dựa cho các thành viên. Những tiếng hô vang 1…2 được vang lên dõng dạc như một biện pháp khích lệ tinh thần cho các thành viên.

Để phân chia thắng bại công minh, trò chơi thường được chia làm 3 vòng thi đấu. Mỗi vòng thi kéo dài có thể chỉ vài giây cho đến vài phút. Trò chơi đòi hỏi sức bền rất lớn, tinh thần đoàn kết của đồng đội. Trong quá trình chơi, tay có thể dễ bị phồng rộp, đau rát do lực ma sát của dây thừng. Thế nhưng, bỏ qua những mệt mỏi mà cảm giác dành được chiến thắng cũng rất vui vẻ. Trò chơi tuy đơn giản nhưng luôn nhận được sự ủng hộ, hô hào của cả người chơi và các cổ động viên. Mọi người khi tham gia cổ vũ đều hò hét, khua chiêng đánh trống vang dội để tiếp sức mạnh tinh thần cho người chơi.

Trò chơi kéo co được sử dụng qua rất nhiều các dịp lễ hội, trại hè. Như các ngày lễ tại trường học, nhà trường cũng thường tổ chức chơi kéo co cho các bạn học sinh, nhằm rèn luyện sức khỏe và tăng tính đồng đội, hợp tác cho các bạn học sinh.

Hiện nay, có rất nhiều trò chơi dân gian đã bị thay thế bởi những trò chơi game hiện đại, cuốn hút. Thế nhưng, trò chơi kéo co chắc chắn vẫn luôn được yêu mến, giữ gìn bởi những thế hệ về sau.

13 tháng 12 2021

Trong những bài thơ Bác Hồ làm ở chiến khu VIệt Bắc thời kì kháng chiến chống Pháp, “Cảnh khuya” là bài thơ gây cho em sự xúc động và ngượng mộ. Càng đọc bài thơ “Cảnh khuya”, em càng thấy Bác là người yêu thiên nhiên, có tâm hồn nghệ sĩ và Bác cũng là người chiến sĩ cách mạng luôn lo lắng cho vận mệnh đất nước. "Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa." Cảnh thiên nhiên bỗng trở nên gần gũi, thân thiết với con người hơn nhờ biện pháp so sánh tài tình và độc đáo: tiếng suối trong như tiếng hát xa. Ta nghe như thấy âm thanh trong trẻo, du dương của tiếng suối. Và phải chăng suối cũng như một con người nên tiếng suối mới trong trẻo như tiếng hát? Tiếng suối làm nổi bật cảnh tĩnh lặng, sâu lắng trong đêm khuya, ánh trăng làm cho cảnh vật thơ mộng: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Trăng chiếu lên vòm cổ thụ, nhưng như lồng vào đó ánh sáng mát dịu của mình. Trăng rọi qua kẽ lá in xuống mặt đất tạo thành muôn vàn đốm sáng lung linh như hoa. Hoa sáng của ánh trăng lồng vào hoa trên mặt đất đang mở cánh uống sươn đêm. Cảnh vừa thực nhưng lại vừa ảo, mà nghiêng về ảo. Trăng sáng, cây cổ thụ, bóng hoa và hoa trên mặt đất tuy ở ba tầng bậc khác nhau mà như gắn bó, đan xen vào nhau, tôn vẻ đẹp của nhau. Sự gắn bó ấy chính là từ “lồng” nối trăng với cổ thụ, nối bóng cổ thụ với hoa. “Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ” Mới đọc đến câu thơ thứ ba thì ai cũng đoán Bác chưa ngủ, Bác không ngủ được vì cảnh đẹp. Bác chỉ so sánh cảnh như “vẽ”. Như vẽ là thế nào, mỗi người đọc tự tưởng tượng. Nhưng như vẽ có nghĩa là rất đẹp, cũng giống như trong ca dao ví cảnh “như tranh họa đồ”. Tuy thế, câu thơ thứ tư Bác cho biết: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Hóa ra không phải Bác thức khuya để ngắm cảnh đẹp. Bác thức khuya vì lo nỗi nước nhà. Đã bao đêm Bác thao thức. Đêm nay Bác cũng thức khuya để lo việc nước, nhưng chợt gặp cảnh thiên nhiên tươi đẹp, lòng người xúc động mà bật ra những vần thơ của bài “Cảnh khuya” chứ không phải Bác ngắm cảnh để làm thơ. Bác bận trăm công ngàn việc, lo lắng vì vận mệnh đất nước, nhưng trong khoảnh khắc, Người vẫn cảm nhận được sự tươi đẹp, thơ mộng của thiên nhiên. Người nghệ sĩ và người chiến sĩ trong Bác luôn luôn gắn bó. Điều này khiến cho em hay bất cứ ai đọc thơ đều yêu kính, khâm phục tâm hồn của Bác, tấm lòng của Bác. Đọc bài thơ “Cảnh khuya”, em vừa say mê, thích thúc với cảnh, vừa kính phục phẩm chất và tâm hồn của Bác. Bài thơ chỉ cho chúng ta biết một đêm thức khuya, không ngủ của Người. Nhưng Bác còn bao nhiêu đêm thao thức, Bác còn bao nhiêu đêm không ngủ vì “thương đoàn dân công”, vì “lo nỗi nước nhà”?

13 tháng 12 2021

tick mk nha,ik

15 tháng 6 2023

O