K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

đơn giản thui bạn là do có nhiều người khác trả lời câu hỏi bạn đã trả lời hoặc đã trả lời câu hỏi của bạn í

~ HT~

22 tháng 1 2022

- Từ năm 2000 - 2015, tốc độ tăng trưởng của các quốc gia Đông Nam Á thay đổi không đều. Cụ thể như sau:

+ Về In-đô-nê-xi-a:

• Năm 2000: GDP: 4,92%

• Năm 2005: GDP: 5,70%

• Năm 2009: GDP: 4,63%

• Năm 2013: GDP: 8,50%

• Năm 2015: GDP: 7,40%

=> Tốc độ tăng trưởng có xu hướng không ổn định, có những năm phát triển, có những năm kinh tế tụt dốc.

+ Về Lào:

• Năm 2000: GDP: 5,78%

• Năm 2005: GDP: 7,10%

• Năm 2009: GDP: 7,50%

• Năm 2013: GDP: 4,70%

• Năm 2015: GDP: 5,00%

=> Tốc độ tăng trưởng có xu hướng không ổn định. Kinh tế phát triển đến khoảng những năm 2009, dần về sau đến năm 2013 thì bị sụt giảm nghiêm trọng, đến năm 2015, mức độ kinh tế bắt đầu phát triển lại.

+ Về Thái Lan:

• Năm 2000: GDP: 4,75%

• Năm 2005: GDP: 4,60%

• Năm 2009: GDP: -2,33%

• Năm 2013: GDP: 2,90%

• Năm 2015: GDP: 4,30%

=> Tốc độ tăng trưởng có xu hướng không ổn định. Kinh tế từ năm 2000 - 2009 sụt giảm nghiêm trọng (Từ 4,75% xuống còn -2,33%), đến những năm 2013, kinh tế bắt đầu phát triển lại (2,90%)

10 tháng 12 2017

Dân cư của Đông Á phân bố không đồng đều: điều kiện tự nhiên, lịch sử phát triển, đặc điểm phát triển kinh tế
- Địa hình của Đông Á phân hóa khác nhau ở từng nơi.
- Khí hậu phân hóa khác nhau ở từng nơi. Đông Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa( mưa nhiều) thuận lợi để phát triển nông nghiệp nên dân cư tập trung đông đúc
- Sông ngòi dày đặc ở Đông Á nên người dân có lượng nước dồi dào để sinh sống.
- Kim loại phân bố hầu hết các khu vực nhưng do điều kiện tự nhiên nên Đông Á khai thác kim loại dễ nên ngừoi ta sống nhiều
- Do điều kiên về khí hậu nên Đông Á sinh vật có nhiều, phong phú và đa dạng nên thuận lợi cho việc sinh sống => nhiều dân
- Đông Á là những cái nôi của con người xuất hiện trên thế giới
- Đông Á ít xảy ra chiến tranh, xung đột sắc tộc nên ngừoi tập trung đông đúc

10 tháng 12 2017

nên phân tích rõ hơn và nêu thêm ví dụ sẽ cụ thể hơn nha bn

15 tháng 12 2021
Qua bảng 11.2, em hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ. Sự chuyển dịch đó phản ánh xu hướng phát triển kinh tế như
15 tháng 12 2021

Mình chưa hiểu

 

15 tháng 12 2021

Tham khảo:

Người ta đã nhận thấy các tác động này qua những đợt nắng nóng bất thường, lũ lụt, các trận bão và các hiện tượng thời tiết khác. Với đường bờ biển dài, Ấn Độ đang trải qua tình trạng mực nước biển dâng và xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, thuỷ sản, sinh kế và sức khoẻ con người. An ninh lương thực đang bị ảnh hưởng với mức sản lượng mùa vụ giảm và nguồn nước cung cấp đang bị đe doạ ở khắp mọi nơi, xung đột xung quanh các dòng sông và các lưu vực sông gia tăng. Nguồn cung cấp nước ở đây có khả năng bị cạn kiệt nghiêm trọng do tình trạng băng tan tại Himalaya. Khi nền nhiệt độ tăng lên 10C, sản lượng lúa mỳ có thể giảm tới 4 – 5 triệu tấn

15 tháng 12 2021

TK

Thuộc khu vực Nam Á, phía Bắc giáp Trung Quốc, Nepal và Bhutan. Phía Đông Bắc giáp Myanmar, Bangladesh. Phía Tây Bắc giáp Pakistan và Afganistan. Phía Tây, Đông và Nam giáp Ấn Độ Dương.

 

Ấn Độ gồm 27 bang và 7 lãnh thổ liên bang. Lãnh thổ Ấn Độ nằm phần lớn trên tiểu lục địa Ấn Độ. Các bang phía Bắc và Đông Bắc Ấn Độ nằm một phần trên dãy Himalaya. Phần còn lại ở phía bắc, Trung và Đông Ấn Độ là vùng đồng bằng Ấn - Hằng phì nhiêu. Ở phía Tây là sa mạc Thar. Miền Nam gồm toàn bộ đồng bằng Deccan, được bao bọc bởi hai dãy núi ven biển Tây Ghats và Đông Ghats.

 

 

Dãy Himalaya hùng vĩ

 

Ấn Độ là nơi khởi nguồn của nhiều sông lớn, như sông Hằng, sông Brahmaputra, Yamuna, Godavari, Kevari, Narmada và Krishna.

 

 

Sông Hằng

 

Khí hậu: Khí hậu Ấn Độ biến đổi từ nhiệt đới ở phía Nam đến ôn hòa ở phía Bắc và bị ảnh hưởng lớn bởi dãy núi Himalaya và sa mạc Thar. Dãy núi Himalaya ngăn gió lạnh từ Trung Á thổi đến làm cho đa phần lãnh thổ Ấn Độ ấm hơn hầu hết nơi khác có cùng vĩ độ. Sa mạc Thar khiến cho gió mùa Tây Nam mang theo nhiều hơi ẩm vào lục địa Ấn Độ, gây ra mưa từ tháng 6 đến tháng 9.

21 tháng 10 2018

câu 1:cho biết khí hậu châu á có sự phân hóa như thế nào?nêu đặc điểm chung của khí hậu châu á

Khí hậu châu á phân hóa thành 5đới khí hậu khác nhau theo chiều từ Bắc xuống Nam(Cụ thể là từ cực Bắc đến xích đạo)
-Đới khí hậu cực và cận cực
-Đới khí hậu ôn đới
-Đới khí hậu cận nhiệt
-Đới khí hậu nhiệt đới
-Đới khí hậu xích đạo
*Khí hậu châu á phân bố thành 11 kiểu khí. Những chủ yếu là khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.
-Khí hậu gió mùa:
+Gió mùa nhiệt đới(Nam Á,ĐNÁ)
+Gió mùa cận nhiệt đới và ôn đới(Đông á)
-Khí hậu lục địa phân bố ở vùng nội địa và khu vực Tây á.
*** Giải thích:
-Do vị trí địa lí, địa hình lãnh thổ rộng lớn,các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn cản sự xâm nhập của biển vào sâu trong nội địa

câu 2:dân cư châu á có sự phân bố như thế nào?tại sao lại có sự phân bố như vậy?

Dân cư châu Á phân bố không đồng đều

Mật độ dân số TB Nơi phân bố Giải thích
Dưới 1 người/km2 Bắc Liên Bang Nga, Tây Trung Quốc, A rập Xeut, Ap-ga-ni-xtan, Pa-ki-xtan Khí hậu rất lạnh, địa hình cao, hiểm trở
1-50 người /km2 Nam LBN, bán đảo Trung Ấn, khu vực Đông Nam Á, Đông nam Thổ Nhĩ Kì, I-ran khí hậu ôn đới lục địa và nhiệt đới khô, nóng, nhiều núi, cao nguyên, mạng lưới sông ngòi thưa thớt
51-100 người/km2 Ven Địa Trung Hải, trung tâm Ấn Độ, một số đảo ở In-đô-nê-xi-a khí hậu ôn hòa, địa hình đồi núi thấp, lưu vực các sông lớn
Trên 100 người/km2 Ven biển Nhật Bản, đông Trung Quốc, ven biển Việt Nam, nam Thái Lan, ven biển Ấn Độ, một số đảo In-đô-nê-xi-a Có khí hậu ôn đới hải dương và nhiệt đới gió mùa. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, đồng bằng màu mỡ có nhiều đô thị/

21 tháng 10 2018

1,Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau.Từ Bắc xuống Nam có 5 đới khí hậu:

- Đới khí hậu cực và cận cực nằm từ khoảng vòng cực Bắc đến cực.

- Đới khí hậu ôn đới nằm từ khoảng 40độ B - vòng cực Bắc.

- Đới khí hậu cận nhiệt đới: Nằm từ chí tuyến Bắc - 40độ B

- Đới khí hậu nhiệt đới: Từ chí tuyến Bắc đến 5 độ N

2,Dân cư của châu Á phân bố không đồng đều do điều kiện tự nhiên, lịch sử phát triển, đặc điểm phát triển kinh tế...

5 tháng 10 2018

Dựa vào biểu đồ hình 1.2 ta thấy: Từ đầu thế kỉ XIX dân số thế giới có xu hướng tăng nhanh và tăng liên tục đến cuối thế kỉ XX. Cụ thể là: Năm 1804 thế giới có khoảng 1 tỉ người đến năm 1999 thế giới đã tăng lên thành 6 tỉ người.

30 tháng 10 2023

- Nhiệt đới và xích đạo có nhiệt độ ấm áp quanh năm: Lúa gạo là cây thực phẩm chủ yếu của nhiều quốc gia, và nó thích hợp với nhiệt độ ấm áp suốt năm. Khu vực nhiệt đới và xích đạo thường có nhiệt độ cao, không trải qua mùa đông lạnh, giúp lúa gạo phát triển tốt.

- Khí hậu ẩm ướt: Lúa gạo cần một lượng nước đủ lớn để phát triển. Các khu vực nhiệt đới, gió mùa, và xích đạo thường có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, giúp cung cấp đủ nước cho cây lúa gạo trong quá trình mùa mưa, và thời gian mùa khô thích hợp để thu hoạch.

- Ánh sáng mặt trời đều đặn: Lúa gạo cần ánh sáng mặt trời đều đặn để phát triển và sản xuất hạt. Khu vực nhiệt đới thường có ánh sáng mặt trời đủ để hỗ trợ quá trình này.

- Đất phù hợp: Khu vực nhiệt đới và xích đạo thường có đất phù hợp cho việc trồng lúa gạo, đặc biệt là đất phù sa và đất bãi ngập nước, các loại đất này thích hợp cho cây lúa gạo.

- Các giống lúa gạo phù hợp: Các nhà nghiên cứu đã phát triển các giống lúa gạo phù hợp với điều kiện nhiệt đới và xích đạo, giúp tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm.

12 tháng 2 2017

Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc?
Trả lời
Các nước đang tiến hành công nghiệp hóa do có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp ngày càng đóng góp nhiều hơn vào GDP của từng quốc gia. Kinh tế phát triển chưa vững chắc vì dễ bị ảnh hưởng từ các tác động bên ngoài, môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế đất nước,...

Dựa vào bảng 16.3 (SGK trang 57), hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện sản lượng lúa, cà phê của khu vực Đông Nam Á và của châu Á so với thế giới. Vì sao khu vực này có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó?


Trả lời
-Vẽ biểu đồ:
Xử lí số liệu: So với thế giới, lúa ở Đông Nam Á chiếm 26,2%, lúa của châu Á chiếm 71,3%. So với thế giới, cà phê của Đông Nam Á chiếm 19,2%, cà phê của châu Á chiếm 24,7%.
Biểu đồ cơ cấu sản lượng lúa, cà phê của

khu vực Đông Nam Á và châu Á so với thế giới năm 2000 :

- Giải thích: Các nước ở Đông Nam Á có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó do điều kiện tự nhiên thuận lợi: đồng bằng phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nước tưới dồi dào và do truyền thống canh tác lâu đời (cây công nghiệp cũng đã được đưa vào các nước Đông Nam Á từ vài trăm năm nay).

Quan sát hình 16.1 (SGK trang 56), cho biết khu vực Đông Nam Á có các ngành công nghiệp chủ yếu nào? Phân bố ở đâu?
Trả lời
- Các ngành công nghiệp chủ yếu: luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, lọc dầu, thực phẩm.
- Phân bố chủ yếu: ở các vùng ven biển hoặc các đồng bằng châu thổ

16 tháng 1 2018

Địa lí không khó chỉ cn học bài là được