Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
theo như kinh nghiệm thi trước của mk thì bạn nên ôn bài cảnh khuya,rằm tháng giêng và tiếng gà trưa(học thuộc lun nha)và nên ôn mấy từ quan trọng như: điệp từ ,điệp ngữ ,từ láy ,từ ghép,...
ôn tập bài cảnh khuya , rằm thắng riêng, sông núi nước nam , tiếng gà trưa , bạn đến chơi nhà. Nhé bạn
I/ Học tác giả, tác phẩm, ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật:
1/ Phò giá về kinh:
a/ Tác giả:
- Trần Quang Khải (1241 – 1294) là con trai thứ 3 của vua Trần Thái Tông
b/ Tác phẩm:
- Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, cách gieo vần như thể thư Thất ngôn tứ tuyệt
- Sáng tác lúc ông đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử
c/ Ý nghĩa:
- Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần
- ...............................................................................................
d/ Đặc sắc, nghệ thuật:
- Hình thức diễn dạt cô đọng, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng
- Đảo ngữ về các địa danh (Chương Dương → Hàm Tử)
- ..........................................................................................................
2/ Bạn đến chơi nhà:
a/ Tác giả:
- Nguyễn Khuyến (1835 – 1909): lúc nhỏ tên là Thắng. Quê ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
b/ Tác phẩm:
- Sáng tác sau giai đoạn ông cáo quan về quê
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
c/ Ý nghĩa:
- Bài thơ thể hiện quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay
d/ Đặc sắc, nghệ thuật:
- Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà, và cuối cùng òa ra niềm vui .....................
- Lập ý bất ngờ, vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện
3/ Qua Đèo Ngang:
a/ Tác giả:
- Bà Huyện Thanh Quan tên Thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thể kỉ XIX (? - ?)
- Quê ở làng Nghi Tàm, quận Tây Hồ, Hà Nội
b/ Tác phẩm:
- Sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
- Đèo Ngang là địa danh nối liền hai tỉnh Quảng Bình & Hà Tĩnh
c/ Ý nghĩa:
- Thể hiện tâm trạng cô đơn, thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của Nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang
d/ Đặc sắc, nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật điêu luyện
- Sử dụng bút pháp nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ động âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảm
- Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình
4/ Bánh trôi nước:
a/ Tác giả:
- Hồ Xuân Hương (? - ?) →Bà Chúa Thơ Nôm
- Nhiều sách nói bà là con của Hồ Phi Diễn (1704 - ?) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Bà từng sống ở phường Khán Xuân gần Tây Hồ, Hà Nội
b/ Tác phẩm:
- Sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật → bằng chữ Nôm
c/ Ý nghĩa:
- Thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến
- Ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng tỏ sâu sắc đối với thân phận chìm nổi của họ
d/ Đặc sắc, nghệ thuật:
- Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật
- Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày với Thành ngữ, Mô típ dân gian
- Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa
5/ Tiếng gà trưa:
a/ Tác giả:
- Xuân Quỳnh (1942 – 1988) quê ở làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam
b/ Tác phẩm:
- Được viết trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh
- Thuộc thể thơ 5 chữ
c/ Ý nghĩa:
- Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận
d/ Đắc sắc nghệ thuật:
- Sử dụng hiệu quả điệp từ Tiếng gà trưa có tác dụng nổi mạnh cảm xúc, gợi nhắc những kỉ niệm lần lượt hiện về
- Thể thơ 5 chữ phù hợp với việc vừa kể chuyện, vừa bộc lộ tâm tình
6/ Sông núi nước nam:
a/ Tác giả:
- Chưa rõ tác giả bài thơ là ai
- Sau này có nhiều sách ghi là Lý Thường Kiệt
b/ Tác phẩm:
- Sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta
c/ Ý nghĩa:
- Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức manh chính nghĩa của dân tộc ta
- Bài thơ có thể xem như bản tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên của nước ta
d/ Đặc sắc nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt ngắn gon, xúc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nước
- Dồn nén cảm xúc trong hình thức nghiêng về nghị luận, bày tỏ ý kiến
- Lựa chọn ngôn ngữ góp phần thể hiện giọng thơ dõng dạc
- Hùng hồn, đanh thép
Trả lời :
1 + 1 = 2 . 1
Hok tốt !
Mk có đề mak chị họ tớ thi năm ngoái nek !
Câu 1:
a. Xác định biện pháp tu từ trong câu ca dao sau và nêu tác dụng biện pháp tu từ đó? (1đ)
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
(ca dao)
b. Xác định cấu tạo ngữ pháp trong câu ghép sau và cho biết mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu? (1đ)
Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
Câu 2 :
Thuyết minh về một vật dụng gắn bó với em trong quá trình học tập ?
Câu 3 : Chép lại nguyên văn phần dịch thơ của bài: “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà) của Lí Thường Kiệt.
Câu 4 : Vì sao : Bài thơ “Sông núi nước Nam” được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta? Từ bài thơ đó em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với đất nước ?
Câu 5 : Tìm và chỉ ra tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
Cục cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
2017 - 2018 đề trờng minh day co the khong chuan dau
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất (mỗi câu đúng được 0,5 điểm):
Câu 1: Thể loại, vấn đề mà văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” đưa ra là:
a. Văn bản nhật dụng viết về quyền trẻ em.
b. Văn bản nhật dụng viết về vai trò của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.
c. Văn bản nhật dụng viết về vai trò của người mẹ trong cuộc đời của mỗi chúng ta.
d. Là truyện ngắn viết về cuộc chia tay của những con búp bê.
Câu 2: Tại sao bài thơ “Nam quốc sơn hà” (Lí Thường Kiệt) lại được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta?
a. Vì tác phẩm khẳng định được biên giới lãnh thổ và cảnh cáo kẻ thù.
b. Vì tác phẩm khẳng định được biên giới lãnh thổ và chủ quyền bất khả xâm phạm.
c. Nêu vai trò của vua Nam và cảnh cáo kẻ thù.
d. Tuyên bố lãnh thổ của nước Nam được qui định trong sách trời.
Câu 3: Ca dao không có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau đây:
a. Diễn tả đời sống tình cảm của nhân dân lao động.
b. Khái quát, đúc kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất của nhân dân.
c. Hình thức ngắn gọn và chủ yếu viết theo thể thơ lục bát.
d. Thường nhắc lại các hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ.
Câu 4: Tính đa nghĩa của bài thơ “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương) được thể hiện ở ý nào sau đây?
a. Bài thơ miêu tả sinh động hình ảnh chiếc bánh trôi nước.
b. Bài thơ thể hiện sâu sắc vẻ đẹp hình thức và tấm lòng nhân hậu, son sắt, thủy chung của người phụ nữ.
c. Bài thơ mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp hình thức, phẩm chất cao quý và số phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
d. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp hình thức của chiếc bánh trôi nước và vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ.
Câu 5: Bài thơ “Phò giá về kinh” (Trần Quang Khải) được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh nào?
a. Khi vua Trần Nhân Tông đánh quân Mông –Nguyên
b. Trước khi đi đón Thượng hoàng và nhà vua về Thăng Long
c. Trước chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử
d. Sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô Thăng Long
Câu 6: Văn bản nào sau đây được viết bằng hình thức của một bức thư?
a. Cổng trường mở ra
b. Mẹ tôi
c. Cuộc chia tay của những con búp bê
d. Buổi học cuối cùng
B/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm):
Câu 1 (2.5 điểm): Chép thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan). Cho biết thể loại và nội dung của bài thơ?
Câu 2 (1.5 điểm): Sự khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) và bài “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến)
Câu 3 (3 điểm): Cuối văn bản “Cổng trường mở ra”,người mẹ nói: “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra…”.Em hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu cho biết thế giới kì diệu đó là gì?
Đáp án đề kiểm tra 1 tiết Ngữ văn 7
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | A | B | B | C | D | B |
B/ PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1:
- Chép thuộc lòng đúng bài thơ,trình bày sạch sẽ, đúng chính tả: 1 điểm (sai 4 lỗi chính tả trừ 0,5 điểm)
- Nêu đủ nội dung:
- Cảnh Đèo Ngang hoang sơ ,heo hút ,có sự sống con người nhưng còn thưa thớt ,vắng vẻ(0,5 điểm)
- Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan:Nỗi nhớ nước thương nhà và sự cô đơn thầm lặng của tác giả(0,5 điểm)
- Nêu thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật (0,5 điểm)
Câu 2:
Sự khác nhau của cụm từ “ta với ta “trong hai bài thơ là (mỗi ý đạt điểm):
Qua Đèo Ngang | Bạn đến chơi nhà |
Ngôi số 1 số ít (chỉ Bà Huyện Thanh Quan) - Sự cô đơn thầm lặng của tác giả | Ngôi số 1 nhiều (Nguyễn Khuyến và bạn của mình) - Ngôi số 1 số ít (sự gắn bó hòa hợp của tình bạn đẹp) |
Câu 3: Học sinh trình bày được các ý sau:
- Hình thức: Đúng hình thức đoạn văn ( 1 điểm), có sử dụng phương tiện liên kết phù hợp (0,5 điểm)
- Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải có được các ý sau:
- Về tri thức: Cung cấp và mở rộng tri thức(0,5 điểm)
- Về tình cảm: Bồi đắp tình cảm tốt đẹp về tình bạn bè, tình thầy cô, đạo lí làm người(0,5 điểm)
- Về năng lực, phẩm chất: Rèn cho mỗi người ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống(0,5 điểm)
→ Là môi trường tốt nhất cho sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của mỗi người
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015
TRƯỜNG THCS THỐNG NHẤT
MÔN: VĂN 7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
1: Em hiểu những câu tục ngữ về con người và xã hội nói đến điều gì?
A. Mô tả các hiện tượng xã hội.
B.Nói lên sự phong phú và phức tạp của đời sống.
C.Đúc kết những kinh nghiệm quý báu về đời sống con người, xã hội với các
mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.
D.Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
2: Văn bản “Ý nghĩa văn chương” thuộc loại văn nghị luận nào?
A. Nghị luận chính trị
B.Nghị luận khoa học
C.Nghị luận xã hội
D.Nghị luận văn chương
3: Dòng nào sau đây nói đúng nhất nội dung hiện thực của tác phẩm “Sống chết mặc bay”?
A. Phản ảnh sự bất lực của con người trước thiên nhiên dữ dội.
B.Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại trước sinh mạng của người dân và cuộc sống cơ cực của người dân vô tội.
C.Cảnh sống sung túc, nhàn hạ của bọn quan lại.
D.Thấy được sức mạnh to lớn của lũ lụt.
4: Trạng ngữ trong câu sau thuộc loại trạng ngữ nào?
Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.
A. Trạng ngữ chỉ thời gian
B.Trạng ngữ chỉ phương tiện
C.Trạng ngữ chỉ nơi chốn
D.Trạng ngữ chỉ cách thức
5: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?
A. Xe cô ấy bị hỏng.
B.Ngôi đền ấy được người ta xây dựng từ thế kỉ trước.
C.Nó bị đau chân.
D.Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé.
6: Luận cứ trong bài văn nghị luận là gì?
A. Dẫn chứng
B.Lí lẽ
C.Lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ luận điểm
D.Lập luận
II. TỰ LUẬN (7 điểm):
1 (2 điểm): Thế nào là câu đặc biệt?
a. Trình bày tác dụng của câu đặc biệt?
b. Xác định câu đặc biệt trong trường hợp sau:
Chim sâu hỏi chiếc lá:
– Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
– Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
2 (5 điểm): Hãy giải thích câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công”.
Đáp án đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn THCS Thống Nhất năm 2015
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | C | D | B | C | B | C |
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm):
1 ( 2 đ) | – Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ. a) Câu đặc biệt thường dùng để: – Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn – Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng – Bộc lộ cảm xúc – Gọi đáp b) Xác định đúng câu đặc biệt là: Lá ơi! | 0,5 đ 1đ 0,5 đ |
2 (5.0 đ) | * Yêu cầu chung : – Xác định đúng thể loại: Văn nghị luận giải thích – Nội dung: Giải thích câu tục ngữ: “Thất bại là mẹ thành công” – Biết kết hợp: lí lẽ + dẫn chứng + lập luận – Bố cục đầy đủ: mở bài, thân bài, kết bài | |
MB: TB: | Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa khái quát của câu tục ngữ trên. – Câu tục ngữ nêu rõ hai nội dung mang ý nghĩa tương phảnnhau: + Thất bại + Thành công | 0,5 đ 1đ |
– Hiểu cụ thể là: | 1đ |
+ Thành công có nghĩa là làm việc đạt kết quả tốt. | ||
+ An ủi, động viên những người thực hiện công việc chưa đạt hiệu quả. + Giáo dục óc sáng tạo : từ những thất bại ê chề, con người sẽ phát sinh sáng kiến mới nhằm khắc phục những thiếu sót, yếu kém. | 1đ | |
=> Câu tục ngữ chẳng những tổng kết một kinh nghiệm mà còn là một lời khuyên, một lời khích lệ. | 1đ | |
KB: | Ý nghĩa của câu tục ngữ trong cuộc sống + Thất bại là thực hiện một việc làm, thi hành một công việc không đạt hiệu quả.. | 0,5 đ |
Bài mẫu: Giải thích câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công”
Trong cuộc sống lao động và học tập, con người ai cũng gặp phải khó khăn, gian nan, thử thách và sẽ có lần vấp ngã. Có người có thể tự đứng lên được, nhưng cũng có người ngã quỵ dưới thất bại của chính mình. Để khuyên bảo, động viên, nhắc nhở con cháu, ông cha ta đã có câu:” Thất bại là mẹ thành công”.
“Thất bại là mẹ thành công” có nghĩa là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi. Còn thành công thì ngược lại. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp. Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con cũng như có thất bại mới có thành công. ” Thất bại là mẹ thành công mang một ngụ ý đó là: đừng nản long trước thất bại mà phải học tập rút kinh nghiệm thì ” thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt kết quả cao hơn. Vì sao nói ” Thất bại là mẹ thành công”? Mới đầu ta thấy câu nói trên có vẻ mâu thuẫn với nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hoàn toàn, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau một hồi suy ngẫm, ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái lại, nó rất liên kết với nhau. Bởi vì sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn.
Đối với những người sợ thất bại thì điều này hoàn toàn không đúng với họ, bởi vì họ không có ý chí để vươn lên, lúc nào cũng muốn mình sống trong một cuộc đời không phạm sai lầm nào cả thì đó là người ảo tưởng hay hèn nhát đối mặt với cuộc sống. Còn những người mà khi ngã gục giữa đường đời thì họ lại dũng cảm đứng dậy, càng quyết tâm làm lại từ đầu. Biết phân tích, mổ xẻ nguyên nhân thất bại để tìm cách tránh sai lầm lần nữa. Và qua đó người ta có được những bài học cũng như kinh nghiệm quý báu để công việc trở nên tiến triển tốt hơn. Như thế câu tục ngữ mới có giá trị, ý nghĩa với họ. Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công.
Không chỉ vậy, thất bại còn là động lực để chúng ta tiếp tục tìm tòi, học hỏi. Những người thực sự khao khát học hỏi, khám phá thế giới thường có lòng tự trọng rất cao. Trong số họ, ít ai dễ dàng chịu đầu hàng. Thất bại khiến niềm kiêu hãnh và lòng tự trọng của họ bị tổn thương. Chính điều đó thúc đẩy họ tìm tòi, học hỏi và làm việc nhiều hơn nữa để thực hiện bằng được công việc của mình. Ngoài ra thất bại còn rèn luyện cho con người ý chí quyết tâm. Thực tế trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương không sợ thất bại. Điển hình như: Thomas Edison từng thất bại cả trăm lần trước khi sáng tạo ra bóng đèn điện; trước khi sáng lập ra Disneyland, Walt Disney đã từng bị tòa báo sa thải vì thiếu ý tưởng; Lép Tôn-xtôi tác giả của tiểu thuyết nổi tiếng Chiến tranh và hòa bình từng bị đình chỉ học tập vì vừa không có năng lực và thiếu ý chí học tập;…
Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.
Đề 1 :
I/ Phần đọc –hiểu: (5đ)
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt,không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn,chẳng lúc nào tôi chú ý đến em…Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa nói chuyện.
Vậy mà giờ đây,anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi .
(Ngữ văn 7- tập 1, SGK trang 21)
1. Đoạn văn trên trong tác phẩm nào? Tác giả là ai ? Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?(1,5đ)
2. Nêu nội dung của đoạn trích ( 1đ)
3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong những câu văn sau:“Vậy mà giờ đây,anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời, đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.” (1đ)
4. Tìm thành ngữ có trong câu sau và cho biết nghĩa của câu thành ngữ ấy ? ( 1, 5đ )
Nghe Lí Thông nói muốn kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người quan tâm , chăm sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời .( Thạch Sanh )
Phần II: Tập làm văn (5đ)
Phát biểu cảm nghĩ về người thận của em ?( cha, mẹ, ông, bà… )
Đề 2 :
I. Phần trắc nghiệm (3đ): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:
1: Ca dao không có đặc điểm nào trong các đặc điểm dưới đây?
A. Diễn tả đời sống tình cảm của nhân dân lao động.
B. Khái quát, đúc kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất.
C. Hình thức thường ngắn gọn và chủ yếu viết theo thể lục bát.
D. Thường hay lặp lại các hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ.
2: Hai câu thơ sau sử dụng dạng điệp ngữ nào?
“ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
A. Điệp ngữ cách quãng
B. Điệp ngữ nối tiếp
C. Điệp ngữ chuyển tiếp
3: Trong những cụm từ sau, cụm từ nào khôngphải thành ngữ
A. Đầu bò đầu bướu C. Chú bò tìm bạn
B. Lo bò trắng răng D. Kêu như bò giống
4: Thể loại nào sau đây không thuộc văn biểu cảm?
A. Kí sự C. Thơ trữ tình
B. Ca dao D. Tùy bút
5: Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói điều gì về người phụ nữ?
A. Vẻ đẹp hình thể C. Số phận bất hạnh
B. Vẻ đẹp tâm hồn D.Vẻ đẹp và số phận long đong
6: Hình ảnh nào cùng xuất hiện trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh?
A. Dòng suối C. Ánh trăng
B. Tiếng hát D. Bầu trời
II. Phần tự luận( 7đ)
1: (2đ) Tại sao truyện ngắn viết về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy nhưng lại lấy nhan đề là “Cuộc chia tay của những con búp bê” ?
2:(1đ) Đọc đoạn thơ sau:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh – Ngữ văn 7, tập1)
Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó đối với việc thể hiện nội dung đoạn thơ ?
3: (4đ) Đọc đoạn thơ sau:
“…Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời non nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.”
(Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan – Ngữ văn 7, Tập 1)
Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên ?