Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ĐỀ THI
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất
Câu 1: Quả táo đang ở trên cây, năng lượng của quả táo thuộc dạng nào?
A. Thế năng đàn hồi
B. Thế năng hấp dẫn
C. Động năng
D. Không có năng lượng
Câu 2: Nước biển mặn vì sao?
A. Các phân tử nước biển có vị mặn.
B. Các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau.
C. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.
D. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.
Câu 3. Người ta thường làm chất liệu sứ để làm bát ăn cơm, bởi vì:
A. Sứ lâu hỏng
B. Sứ rẻ tiền
C. Sứ dẫn nhiệt tốt
D. Sứ cách nhiệt tốt
Câu 4. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra chủ yếu
A. Chỉ ở chất khí
B. Chỉ ở chất lỏng
C. Chỉ ở chất khí và lỏng
D. Ở cả chất khí, chất lỏng và chất rắn.
II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 5.Phát biểu định nghĩa nhiệt năng? Đơn vị đo nhiệt năng là gì?Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật?(2đ)
Câu 6. Kể tên các hình thức truyền nhiệt ? Cho biết hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất: rắn, lỏng, khí và chân không?(2đ)
Câu 7. Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh ? (1đ)
Câu 8. Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,6kg vào 200g nước, miếng đồng nguội đi từ 100oC xuống 30oC. Hỏi :
a) Nước nhận một nhiệt lượng bằng bao nhiêu ?(1,5đ)
b) Nước nóng thêm bao nhiêu độ ? (1,5đ)
Bỏ qua sự trao đổi nhiệt ra môi trường xung quanh. Cho nhiệt dung riêng của đồng và của nước là 380J/kg.K và 4200J/ kg.K.
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh đúng đạt 0,5 điểm
Câu 1. B
Câu 2. D
Câu 3. D
Câu 4. C
II. TỰ LUẬN
Câu 5:
-Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng.
- Đơn vị nhiệt năng: J (Jun)
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.
Câu 6:
- Có 3 thức truyền nhiệt: Dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt
- Hình thức truyền nhiệt chủ yếu :
+ Chất rắn : dẫn nhiệt
+ Chất lỏng và khí : đối lưu
+ Chân không : bức xạ nhiệt.
Câu 7:
Do nước nóng các phân tử chuyển động càng nhanh
Câu 8:
Tóm tắt:
m1= 0,6kg
c1 = 380 J/ kg.K
t1 = 1000C
t = 300C
m2 = 200g=0,2kg
c2 = 4200 J/kg.K
Q2 ?
∆t ?
Giải:
a) Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra:
Q1 = m1.c1.( t1 - t)
= 0,6.380.(100 - 30 )
= 15960 (J)
Nhiệt lượng nước thu vào bằng nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra:
Q2 = Q1 = 15960 (J)
b) Độ tăng nhiệt độ của nước:
Q2 = m2.c2. t
Suy ra ∆t = Q2/m2.c2 = 15960/0,2.4200 = 19 (oC)
Đáp số: Q2 = 15960 J
∆t = 19oC
Bài 1 (5,0 điểm)
Cho 2 bình hình trụ A và B thông với nhau bằng một ống nhỏ có thể tích không đáng kể và có khóa K. Tiết diện của bình A là S1, của bình B là S2 = 0,25S1 (khóa K đóng). Đổ vào bình A hai loại chất lỏng có trọng lượng riêng và mực các chất lỏng trong bình lần lượt d1 = 10 000N/m3; d2 = 9000N/m3 và h1 = 18cm; h2 = 4cm. Đổ vào bình B chất lỏng có chiều cao h3 = 6cm, trọng lượng riêng d3 = 8000N/m3 (các chất lỏng không hòa lẫn vào nhau). Mở khóa K để hai bình thông với nhau. Hãy tính:
a. Độ chênh lệch chiều cao của mặt thoáng chất lỏng ở 2 bình.
b. Thể tích chất lỏng có trọng lượng riêng d1 ở trong bình B. Biết bán kính đáy của bình A là 2cm.
Bài 2 (4,0 điểm)
Một ca nô chuyển động từ bến A đến bến B (ở cùng một bên bờ sông) với vận tốc so với dòng nước là v1 = 30km/h. Cùng lúc đó, một xuồng máy bắt đầu chạy từ bến B theo chiều tới bến A. Trong thời gian xuồng máy chạy từ B đến A thì ca nô chạy liên tục không nghỉ từ bến A đến bến B cả đi và về được 4 lần và về đến A cùng lúc với xuồng máy. Giả thiết chế độ hoạt động của ca nô và xuồng máy là không đổi; bỏ qua thời gian ca nô đổi hướng khi đến A và B; chuyển động của ca nô và xuồng máy là những chuyển động thẳng đều; dòng nước chảy có hướng từ A đến B, vận tốc của dòng nước so với bờ sông là v0 = 2km/h.
a. Tính vận tốc của xuồng máy so với dòng nước.
b. Tính độ dài quãng đường từ bến A đến bến B, biết thời gian xuồng máy chạy từ B về A là 2h.
c. Nếu nước chảy nhanh hơn thì thời gian ca nô chuyển động trên quãng đường (như câu a) có thay đổi không? Vì sao?
Bài 3 (5,5 điểm)
Thả một khối gỗ đặc hình lập phương cạnh a = 30cm, có trọng lượng riêng d = 9000N/m3 vào trong bình đựng chất lỏng có trọng lượng riêng là d1 = 12 000N/m3.
a. Tìm chiều cao của phần khối gỗ chìm trong chất lỏng.
b. Đổ nhẹ vào bình một chất lỏng có trọng lượng riêng d2 = 8000N/m3 sao cho chúng không hòa lẫn vào nhau. Tìm chiều cao của khối gỗ ngập trong chất lỏng có trọng lượng riêng d1? Biết khối gỗ nằm hoàn toàn trong hai chất lỏng.
c. Tính công để nhấn chìm khối gỗ hoàn toàn trong chất lỏng d1? Bỏ qua sự thay đổi mực nước.
Bài 4 (5,5 điểm)
Một người đi xe máy xuất phát từ địa điểm A đến địa điểm B, trên nửa đoạn đường đầu đi với vận tốc không đổi v1, nửa đoạn đường sau đi với vận tốc không đổi v2. Một xe ô tô con xuất phát từ B đi về A, trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc không đổi v1, nửa thời gian sau đi với vận tốc không đổi v2. Biết v1 = 20km/h và v2 = 60km/h. Nếu xe ô tô con xuất phát muộn hơn 30 phút so với người đi xe máy, thì xe ô tô con đến A và người đi xe máy đến B cùng một lúc.
a. Tính vận tốc trung bình của mỗi xe trên đoạn đường AB.
b. Nếu hai xe xuất phát cùng một lúc thì chúng sẽ gặp nhau tại vị trí cách A một khoảng bằng bao nhiêu?
Câu 1. (4,0 điểm)
Lúc 7 giờ sáng có hai xe cùng xuất phát từ hai địa điểm A và B cách nhau 60 km, chúng chuyển động đều và cùng chiều. Xe thứ nhất khởi hành từ A đến B với vận tốc 30km/h, xe thứ 2 khởi hành từ B với vận tốc 40km/h.
a. Tính khoảng cách giữa hai xe sau 1 giờ kể từ lúc xuất phát.
b. Sau khi xuất phát được 1 giờ, xe thứ nhất (từ A) tăng tốc và đạt đến vận tốc 50km/h. Hãy xác định thời điểm xe thứ nhất đuổi kịp xe thứ hai, khi đó hai xe cách A bao nhiêu km.
c. Xác định thời điểm hai xe cách nhau 10 km?
Câu 2. (4,0 điểm)
Hai khối hộp đặc, không thấm nước có thể tích bằng nhau và bằng 1000cm3 được nối với nhau bởi một sợi dây nhẹ không co dãn thả trong nước. Cho trọng lượng của khối hộp bên dưới gấp bốn lần trọng lượng của khối hộp bên trên. Khi cân bằng thì một nửa khối hộp bên trên bị ngập trong nước. Cho trọng lượng riêng của nước D = 10 000 N/m3. Hãy tính:
a. Trọng lượng riêng của các khối hộp.
b. Lực căng của sợi dây.
c. Cần phải đặt lên khối hộp bên trên một vật có trọng lượng nhỏ nhất là bao nhiêu để cả hai khối hộp đều chìm trong nước. Biết các vật không trạm vào đáy và thành bình.
Câu 3. (4 điểm)
Đưa một vật khối lượng m = 200kg lên độ cao h = 10m người ta dùng một trong hai cách sau:
a. Cách 1: Dùng hệ thống gồm một ròng rọc cố định, một ròng rọc động có hiệu suất là 83,33%. Hãy tính: Lực kéo dây để nâng vật lên.
b. Cách 2: Dùng mặt phẳng nghiêng dài l = 12m, lực kéo vật lúc này là F2 = 1900N và vận tốc kéo là 2 m/s. Tính độ lớn lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng, hiệu suất của mặt phẳng nghiêng, công suất kéo.
Câu 4. (4 điểm)
Ống hình trụ A có tiết diện S1 = 6 cm2, chứa nước có chiều cao h1 = 20 cm và ống hình trụ B có tiết diện S2 = 14 cm2, chứa nước có chiều cao h2 = 40 cm, hai ống được nối với nhau bằng một ống ngang nhỏ có khóa, mở khóa K để hai ống thông nhau.
a. Tìm chiều cao mực nước mỗi ống.
b. Đổ vào ống A lượng dầu m1 = 48g. Tính độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai nhánh. Cho biết trọng lượng riêng của nước và dầu lần lượt là: dn = 10000N/m3, dd = 8000N/m3.
c. Đặt vào ống B một pít tông có khối lượng m2 = 56g. Tính độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai nhánh.
Câu 5. (4 điểm)
a. Có một bình tràn, một bình chứa, một lực kế, một ca nước, dây buộc, một vật nặng có móc treo và chìm trong nước. Hãy nêu các bước tiến hành thí nghiệm xác định độ lớn lực đẩy Ác-si-mét.
b. Có 1 cốc thủy tinh không có vạch chia độ và chưa biết khối lượng, một cái cân Rôbécvan và hộp quả cân có số lượng và khối lượng của các quả cân hợp lý, một chai nước đã biết khối lượng riêng của nước là Dn và khăn lau khô và sạch. Hãy nêu các bước tiến hành thí nghiệm xác định khối lượng riêng của một chất lỏng X.
Lớp 8:
Bài 1(3,5 đ): Một khối gỗ nếu thả trong nước thì nổi 31 thể tích, nếu thả trong dầu thì nổi 41thể tích. Hãy xác định khối lượng riêng của dầu, biết khối lượng riêng của nước là 1g/cm3.
Bài 2(3,5 đ): Một vật nặng bằng gỗ, kích thước nhỏ, hình trụ, hai đầu hình nón được thả không có vận tốc ban đầu từ độ cao 15 cm xuống nước. Vật tiếp tục rơi trong nước, tới độ sâu 65 cm thì dừng lại, rồi từ từ nổi lên. Xác định gần đúng khối lượng riêng của vật. Coi rằng chỉ có lực ác si mét là lực cản đáng kể mà thôi. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3.
Bài 3(3 đ): Một cốc hình trụ có đáy dày 1cm và thành mỏng. Nếu thả cốc vào một bình nước lớn thì cốc nổi thẳng đứng và chìm 3cm trong nước.Nếu đổ vào cốc một chất lỏng chưa xác định có độ cao 3cm thì cốc chìm trong nước 5 cm. Hỏi phải đổ thêm vào cốc lượng chất lỏng nói trên có độ cao baonhiêu để mực chất lỏng trong cốc và ngoài cốc bằng nhau.
Bài 4(4 đ): Một động tử xuất phát từ A trên đường thẳng hướng về B với vận tốc ban đầu V0 = 1 m/s, biết rằng cứ sau 4 giây chuyển động, vận tốc lạităng gấp 3 lần và cứ chuyển động được 4 giây thì động tử ngừng chuyển động trong 2 giây. trong khi chuyển động thì động tử chỉ chuyển động thẳng đều.Sau bao lâu động tử đến B biết AB dài 6km?
Bài 5(4 đ): Trên đoạn đường thẳng dài, các ô tô đều chuyển động với vậntốc không đổi v1(m/s) trên cầu chúng phảichạy với vận tốc không đổi v2 (m/s)Đồ thị bên biểu diễn sự phụ thuộc khoảngCách L giữa hai ô tô chạy kế tiếp nhau trongThời gian t. tìm các vận tốc V1; V2 và chiều Dài của cầu.
Bài 6(2 đ): Trong tay chỉ có 1 chiếc cốc thủy tinh hình trụ thành mỏng, bìnhlớn đựng nước, thước thẳng có vạch chia tới milimet. Hãy nêu phương án thínghiệm để xác định khối lượng riêng của một chất lỏng nào đó và khối lượng riêng của cốc thủy tinh. Cho rằng bạn đã biết khối lượng riêng của nước.
-----------------HẾT---------------------