Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a)"lúc"
b)liệt kê cảnh đẹp "rừng cọ","đồi chè",....
c)liệt kê các triều đại "Triệu"."Đinh","Lý","Trần"
Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm ông cha ta đã để lại biết bao nhiêu bài thơ bất hủ khẳng định được chủ quyền và nền độc lập của nhân dân ta. Chính vì thế mà bọn xâm lược có là ai đi chăng nữa thì nhân dân ta vẫn đoàn kết kiên cường chống lại chúng. Cùng ra đời trong cùng một thời điểm hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh tuy có những nét khác sau nhưng lại cũng có những nét tương đồng nhất định.
Trước hết cả hai bài thơ đều thể hiện một tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường và bất khuất. bất cứ loại giặc nào, nước lớn hay nước nhỏ thì đều sẽ phải rút kiếm lui binh mà chạy về nước mà thôi.
Nam Quốc Sơn hà có thể hiện sự kiên cường ý chí bất khuất và quả cảm ấy:
“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng nay sẽ bị đánh tơi bời. ”
Và đúng là như vậy không chỉ là bài thơ mà ngay cả lịch sử cũng đã chứng minh được quân và dân ta đã đánh cho lũ giặc cướp nước kia tơi bời khiến cho chúng chạy không kịp nữa, hồn bay phách lạc mà xéo lên nhau chạy thôi. Câu thơ thể hiện ý chí quyết tâm đánh bại quân xâm lược bảo vệ đất nước của nhân dân ta.
Phò giá về kinh cũng thể hiện rõ nét ý chí kiến cường và khẳng định sự thất bại của bọn xâm lược ấy qua hai câu thơ:
“Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù. ”
Các địa danh được gợi lên rất cụ thể để từ đó cho thấy được nhân dân ta đã đánh chúng tơi bời như thế nào. Đó chính là kết cục cho một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Những con người nhỏ bé đã đứng lên với ý chí của mình cướp giáo giặc ở Chương Dương, bắt quân thù ở Hàm Tử.
Nét tương đồng thứ hai chính chủ quyền và độc lập của nhân dân ta vốn từ xưa đã có bây giờ bọn giặc lại dám sang xâm lược một cách trắng trợn như thế là không thể được. cả hai bài thơ đều nói về chủ quyền ấy tuy nhiên bài Nam quốc sơn hà nói rõ hơn:
“Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời. ”
Đó là sách trời đã định sẵn chủ quyền ấy. Có thể nói về phần này thì câu thơ có phần nghiêng về phía thần linh nhiều hơn. Nhưng dù sao đi nữa thì chúng ta đều biết rằng tác giả nói như thế để khẳng định chủ quyền của dân tộc mình.
Hay trong phò giá về kinh cũng thế, hai câu thơ cuối bài cũng thể hiện chủ quyền dân tộc:
“Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy nghìn thu”
Qua chữ “non nước ngàn thu” như muốn thể hiện sự lâu bền của đất nước có từ xa xưa rồi. Và cho đến ngày nay thì nó vẫn thế cho nên nếu xâm lược thì nhân dân Việt Nam sẽ dốc hết sức mình để giữ vững nền độc lập ấy.
Qua đây ta thấy hai bài thơ trên đều có những nét tương đồng nhất định. Đó chính là việc khẳng định và ý chí quyết tâm chống lại bọn xâm lược để bảo vệ đất nước ta. Đồng thời còn một nét tương đồng mà ta cần phải biết đến nữa đó chính là lòng yêu nước của Trần Quang khải và Lý Thường Kiệt.
Câu ca dao ấy như lời mời gọi tha thiết mặn nồng những ai chưa một lần đặt chân tới Xứ Lạng. Và ai đã đến rồi lại mong có nhiều lần trở lại. Điều đó khẳng định thế mạnh và tiềm năng của tỉnh Lạng Sơn, có sức thu hút không chỉ khách tham quan du lịch mà còn là điểm đến đầu tư kinh doanh rất hấp dẫn.Là một trong ba cửa ngõ lớn ở phía bắc Tổ quốc, Lạng Sơn có trên 223 km đường biên giới với Trung Quốc, cách thủ đô Hà Nội 150 km.Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ đường biên là điều kiện hiếm có so với các tỉnh biên giới khác để phát triển thương mại và du lịch. Và thực tế cho thấy, từ khi đất nước mở cửa, quan hệ Việt Nam- Trung Quốc phát triển tốt đẹp, lưu lượng hàng hóa xuất-nhập khẩu giữa hai nước qua các cửa khẩu của Lạng Sơn ngày càng tăng với khối lượng rất lớn.Về tiềm năng du lịch, từ Lạng Sơn, du khách có thể đi ô tô, tàu hỏa sang Trung Quốc và ngược lại.Thiên nhiên ban tặng cho Lạng Sơn nhiều cảnh quan độc đáo, hấp dẫn khiến du khách trong nước và quốc tế đến đây đều thấy hài lòng bởi các loại hình du lịch danh lam thắng cảnh, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, thể thao và nghiên cứu khoa học. Khu du lịch Mẫu Sơn mang lại cho du khách một cảm giác mới lạ như đang sống ở châu Âu xa xôi bởi khí hậu ở đây quanh năm trong lành, mát mẻ; có rừng nguyên sinh và thảm thực vật phong phú; có hương rượu Mẫu Sơn thơm nồng, say đắm, khiến khách đi rồi lòng bao vấn vương.Đặc biệt, Lạng Sơn còn là miền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, mang sắc thái riêng, được bảo tồn và gìn giữ từ lâu đời. Với diện tích tự nhiên hơn 8.000 km2, Lạng Sơn có 23 dân tộc anh em chung sống, đông nhất là người Kinh, Tày, Nùng Dao.. Đến thành phố Lạng Sơn, du khách hãy ghé thăm thành nhà Mạc, dấu ấn một thời phong kiến Mạc- Lê- Trịnh cách đây gần 400 năm. Kế đó là quần thể danh lam thắng cảnh Tam Thanh, Nhị Thanh. Vào động Tam Thanh, ngắm nhìn những nhũ đá lung linh sắc màu huyền ảo, hồ nước trong xanh không khi nào vơi, bạn sẽ có ngay một cảm giác lạ lùng như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Hàng năm, lễ hội Tam Thanh được tổ chức vào rằm tháng giêng, có nhiều trò chơi nghi lễ truyền thống, thu hút hàng vạn du khách trong và ngoài nước tham dự. Từ sân chùa, ngước nhìn lên núi đá, chúng ta nhìn thấy tượng mẹ bồng con mang tên nàng Tô Thị, biểu tượng cho lòng thuỷ chung son sắt của người phụ nữ Việt Nam ôm con đứng đợi chồng đi đánh giặc giữ nước. Từ thành phố Lạng Sơn, đi khoảng 30km theo hướng đông bắc, bạn lên huyện Cao Lộc và Lộc Bình để đến núi Mẫu Sơn rộng hơn 10 ha, ở độ cao 1500m so với mặt biển. Nơi đây khí hậu ôn hoà, nhiệt độ trung bình 150c, rất thích hợp cho du lịch, nghỉ dưỡng. Mùa đông thường có sương mù bao phủ; những ngày giá lạnh còn có tuyết rơi. Mùa xuân tới, hoa đào lung linh khoe sắc. .Có khu kinh tế cửa khẩu, Lạng Sơn có điều kiện để phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển thương mại và dịch vụ du lịch.Du lịch Lạng Sơn sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong một tương lai gần. Vì vậy, Lạng Sơn cần đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông; nâng cấp và cải tạo các điểm du lịch, hệ thống khách sạn, nhà hàng; phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch của địa phương, đào tạo nhân lực phục vụ cho văn hoá và du lịch; khai thác khả năng tiềm tàng của văn hoá lễ hội và văn hoá ẩm thực. Tiến hành đồng bộ được những công việc đó, Xứ Lạng sẽ thật sự là trung tâm thương mại, du lịch và dịch vụ nổi tiếng của đất nước, điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và nước ngoài. Nhắc tới Xứ Lạng, người ta như thấy một sự thôi thúc, gọi mời. Và đến Lạng Sơn rồi, phút chia tay lưu luyến, ai cũng mong sớm có ngày trở lại.
từ ghép dẳng lập nhân nghĩa hào kiệt mạnh yếu
từ ghép chính phụ điếu phạt bờ cõi
Mik chiều nay thi rồi nên chỉ giúp bạn được từng này thôi nhé ! >_<
1/
- VB :Tinh Thần yêu nước của nhân dân ta
- Tác giả: Hồ Chí Minh
- Hoàn cảnh:
Mùa xuân năm 1951, tại một khu rừng Việt Bắc, Đại hội Đảng Lao động Việt Nam (Đảng Cộng sản Việt Nam) lần thứ 2 được tổ chức. Hồ Chủ tịch đã thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng đọc báo cáo chính trị quan trọng. Trong đó có đoạn bàn về “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được trích trong báo chính trị của Bác Hồ tại Đại hội thứ II của Đảng lao động Việt Nam( Đảng Cộng sản Việt Nam).
2/
Các câu rút gọn:
- Có khi được trưng bài...dễ thấy. ==> rút gọn CN
- Nhưng cũng có khi ..... trong hòm. ==> rút gọn CN
- Nghĩa là phải giải thích... kháng chiến ==> Rút gọn CN
Các câu có sử dụng phép liệt kê:
- Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. ==> Liệt kê không theo cặp
- Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến. ==> Liệt kê tăng tiến
a) Tác dụng : Việc liệt kê các thời đại của nước ta cùng các thời đại của phương Bắc đã cho thấy sự lâu đời với trường tồn, cùng với sự ngang hàng không thua kém phương Bác, họ có gì ta có đó, dù mạnh yếu nhưng luôn có những anh hùng cứu nước.
b) Tác dụng : Đoạn thơ trên nói về khung cảnh của 36 phố phường Hà Nội, một khung cảnh thật đẹp và hữu tình. Bằng phép liệt kê những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp như Đồng Đăng, phố Kì Lừa, chùa Tam Thanh, xứ Lạng,.... đã cho thấy được vẻ đẹp tự nhiên, mọc mạc khi đến thăm nơi này.