Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo nhé
Bài làm
Thông minh vốn là quý thật của con người. Sự thông minh và trí khôn dân gian giúp con người vượt qua những thách đố oái ăm, có được nguồn trí thức cần thiết cho cuộc sống. Câu chuyện Em bé thông minh là tôi kể ra đây sẽ thể hiện điều đó. Chuyện như sau.
Thuở xưa có vị vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nơi tìm người tài giỏi. Viên quan đi thật nhiều nơi, đến nhiều chỗ, đến đâu cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người. Thế nhưng viên qua thấy vẫn chưa có người nào thông minh, lỗi lạc.
Một hôm, viên quan cưỡi ngựa đi qua một cánh đồng làng, chợt thấy bên đường có hai cha con nhà nọ đang cày ruộng. Quan bèn dừng lại hỏi:
- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Câu hỏi thật khó nên người cha chỉ biết ngẩn ra, chưa tìm được cau trả lời cho viên quan. Thấy thế, đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi lại quan rằng:
- Thế xin hỏi lại ông câu này đã. Ông cho tôi biết ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ cho ông hay trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
Viên quan nghe cậu bé hỏi vậy thì há hốc mồm sửng sốt, chưa biết đáp sao cho ổn. Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài có ở đây rồi, cha phải đi tìm đâu cho tốn công sức. Quan bèn hỏi tên, quê quán của hai cha con rồi một mạch về tâu vua.
Nghe chuyện, vua mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn, vua cho thử tài một lần nữa. Vua sai ban cho làng có em bé ở ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh nuôi làm sao cho ba con trâu đực ây đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng bị tội.
Khi nghe tin này, cả làng đều lo lắng. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn ra tán vào nhưng vẫn chưa tìm được cách giải quyết. Mọi người đều lo cho tai họa sắp tới. Việc đến tai em bé con người dân cày, em liền bảo cha:
- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu nấu thúng gạo nếp để dân làng ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu, một thúng gạo, ta xin làng làm tổn phí cho cha con mình trẩy kinh lo liệu việc này.
- Đã ăn thịt trâu còn lo liệu thế nào? Mày đừng có bày dại mà bay mất đầu, con ạ!
- Cha cứ mặc con lo liệu, liệu thế nào cũng xong xuôi mọi chuyện.
Người cha ra đình trình bày ý kiến với dân làng. Mọi người nghe nói đều sứng sốt, đến nước cùng, họ nghe theo nhưng bắt cha con phải làm giấy cam đoan, rồi ngả trâu đánh chén.
Sau đó mấy hôm, hai cho con lên đường vào kinh thành. Đến hoàng cung, người con bảo cho đứng đợi ở ngoài còn mình thì lẻn vào sân rồng khóc nức nở. Vua sai lính đưa em bé vào, phán hỏi:
- Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?
Em bé vờ vĩnh đáp rằng:
- Tâu đức vua, mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cho con đẻ được nhờ.
Nghe nói, vua và các quan đều bật cười. Vua lại phán:
- Mày muốn có com thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực sao mà đẻ được.
Em bé như mở cờ trong bụng. Em đáp:
- Thế sao làng của con lại bị lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!
Vua cười bảo:
- Ta thử đấy thôi! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra giết thịt mà ăn với nhau à?
Em bé tươi tỉnh đáp:
- Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc vua ban, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.
Vua và các triều thần chịu đứa bé là thông minh, lỗi lạc. Nhưng vua còn muốn thử em một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang đến một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cho lấy cho mình một cái kím may rồi đưa cho sứ giả, bảo rằng:
- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.
Sứ giả về tâu vua, vua thán phục tài trí của cậu bé rồi lập tức cho gọi ca hai cha con vào, ban thưởng rất hậu.
Cùng thời gian đó, có một nướng láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên ta có nhân tài hay không, họ sai sứ giả đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rộng hai đầu, đố làm sao xâu một sởi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.
Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích của cuộc đi sứ ở nước ta, vua quan đưa mắt nhìn nhau, chẳng tìm ra câu giải đáp. Không trả lời được câu đố oái ăm tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự khuất phục của mình đối vơi nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút, có người lấy sáp bôi vào sợi chỉ cho cứng để dễ xâu... Nhưng tất cả đều vô hiệu. Bao nhiêu nhà thông thái, bao nhiêu trạng nguyên được triệu vào đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng, triều đình mời sứ thần ra ở công quán để có thời gian hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
Khi viên quan mang dụ chỉ đến thì em bé còn đùa nghịch ở sau nhà. Nghe nói việc xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lên rằng:
Tang tình tang, tình tính tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang
Tang, tình tang...
Em bé bào thêm:
- Cứ theo cách đó là xâu được ngay!
Viên quan mừng rỡ vội trở về tâu vua. Vua và các triều thần nghe nói rất vui mừng, mọi người vơi đi những lo toan trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sởi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước sự thán phục của sứ giả láng giềng.
Thế là, em bé được vua ban làm Trạng Nguyên và được vua cho dinh thự ở một bên hoàng cung để vua tiện hỏi han.
Sự thông minh của em bé đã làm nên việc lớn. Trí thông minh của em đã giúp ích cho gia đình, giúp ích cho quê hương, đất nước.
Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho toi la một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.
Một hôm đi qua cánh đồng làng kia, viên quan thấy hai bố con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.
Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm trạng nguyên.
1. Phần Mở bài (Giới thiệu câu chuyện)
- Một hôm, cha tôi đang đánh trâu cày còn tôi đang đập đất thì có một viên quan dừng ngựa gần chỗ chúng tôi.
- Viên quan hỏi cha tôi: “Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày dược mấy đường?”
- Khi đó, tôi khoảng bảy, tám tuổi nhưng nghe ông quan hỏi cha tôi thế nên tôi đã hỏi vặn lại quan rằng: “Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường”
- Tôi thấy ông quan há hộc mồm sửng sốt không biết trả lời tôi ra sao.
- Ông quan hỏi tôi về tên họ, làng xã quê quán của cha con tôi rồi phi ngựa đi thẳng.
2. Phần Thân bài (Diễn biến câu chuyện)
a). Vượt qua thử thách lần thứ nhất
- Một hôm, nhà vua ban cho làng tôi ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, ra lệnh làm sao phải nuôi cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
- Cả làng lo lắng. Biết chuyện, tôi xin cha tôi thưa với dân làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp đê mọi người ăn một bửa cho sướng miệng. Còn một con trâu và một thúng gạo nếp bán đi lấy tiền làm lộ phí cho cha con tôi trẩy kinh lo liệu việc của làng.
- Làng ngờ vực bắt tôi viết giấy cam đoan mới đám ngả trâu đánh chén.
- Sau đó mấy hôm, cha con tôi lên đường. Đến hoàng cung, tôi bảo cha tôi đứng đợi ơ ngoài, còn tôi thì nhè lúc mấy người lính canh sơ ý, lẻn vào sân rồng khóc um lên. Vua sai lính điệu tôi vào, phán hỏi: “Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?”
- Lúc đó, tôi vờ vĩnh đáp: “Tâu đức vua, mẹ con chết sớm mà cha con không chịu dẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ”.
- Nghe tôi nói thế, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán: “Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống dực, làm sao mà đẻ được!”
- Lúc đó, với vẻ mặt tươi tĩnh, tôi thưa với vua: “Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu dực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống dực thì làm sao mà đẻ được ạ!”
- Lúc đó, vua cười và bảo: “Ta thử đấy thôi mà! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra thịt mà ăn với nhau à?”
- Tôi thưa với vua rằng làng biết đó là lộc của vua ban nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.
- Nghe tôi nói vậy, nhà vua chỉ cười.
b). Vượt qua thử thách lần thứ hai
- Một hôm, khi hai cha con tôi đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ giả nhà vua mang đến một con chim sẻ, với lệnh cho tôi phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Tôi nhờ cha tôi lấy một cây kim và tôi đưa cho sứ giả cái kim đó rồi nói: “Ông cầm cái kim này về tâu với vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim”.
- Sau hôm đó, nhà vua cho gọi cha con tôi vào và ban thưởng cho rất hậu.
c). Vượt qua thử thách lần ba
- Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm nước ta. Để dò xem nước ta có nhân tài hay không, họ sai sứ thần nước họ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.
- Các đại thần nước ta đều vò đầu suy nghĩ. Mọi người dùng nhiều cách nhưng vô hiệu. Cuối cùng triều đình đành mời sứ thần ra ở công quán đế kéo dài thời gian tìm người giải câu đố.
- Một hôm, tôi đang đùa nghịch ở sau nhà thì có chỉ dụ của vua. Nghe viên quan nói đầu đuôi câu chuyện, tôi hiểu ra và bày cho viên quan cách xâu chỉ qua mây câu hát sau:
“Tang tình tang! Tính tình tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang...”
3. Phần Kết bài
- Viên quan sung sướng trở về triều đình và thực hiện như lời tôi nói. Nhờ vậy, sợi chỉ xâu xuyên qua ruột con ốc xoắn một cách dễ dàng.
- Sứ giả nước láng giếng vô cùng thán phục.
- Tôi thật bất ngờ và vui khi được vua phong cho tôi là trạng nguyên. Không những vậy, nhà vua còn xây cho cha con tôi một dinh biệt thự ở một bên hoàng cung đế tôi ơ cho vua tiện hỏi han.
- Tôi cố gắng học tập để không phụ lòng của đức vua.
CHÚC BẠN HỌC TỐT
Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.
Một hôm đi qua cánh đồng làng kia, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. ông bố không trả lời được, toi nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, toi đã cứu dân làng thoát tội.Toi tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.
Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến toi. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế,toi vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để toi ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho toi làm trạng nguyên.Một hôm đi qua cánh đồng làng kia, viên quan thấy hai bố con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.
Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm trạng nguyên
Hoàng, năm nay ta đã 60 tuổi, sống ở làng cả đời chưa bao giờ ta thấy hãnh diện về làng mình đến vậy! Cũng bởi làng đã sinh ra cho đất nước một vị quan Trạng thần đồng thông minh tài trí.
Cách đây chừng mấy tháng, có một vị quan, mình mặc áo gấm đỏ, cưỡi con ngựa trắng rất đẹp đi qua làng. Lúc ngang thửa ruộng của hai cha con quan Trạng bây giờ - lúc đó còn là một cậu bé vô danh - liền dừng ngựa hỏi về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Trong khi ông bố đứng ngẩn người, không trả lời được thì cậu bé đang đứng bên cha nhanh chóng hỏi vặn lại về số bước mà ngựa của vị quan kia đi được trong một ngày làm cho quan phải thua cuộc. Nghe cậu bé trả lời xong, không hiểu vì kinh ngạc hay vì mừng rỡ mà vị quan kia há hốc mồm, trợn tròn mắt. Suy nghĩ giây lát, quan bèn hỏi han tên tuổi, địa chỉ làng xã quê quán của hai cha con rồi phi ngựa đi luôn. Mãi về sau mọi người mới hay vị quan lúc đó chính là sứ giả vua sai đi khắp nơi tìm người tài cho đất nước. Nay gặp cậu bé của làng ta thông minh, sắc sảo hơn người, đoán biết là nhân tài nên về bẩm báo lại với vua.
Tuy đã nghe thuật lại rất kĩ về cuộc đối đáp đó nhưng nhà vua vẫn còn chưa tin lắm vì cậu bé còn quá nhỏ. Nếu là ta chắc cũng chẳng tin ngay. Thế là vua quyết định thử tài.
Độ dăm hôm sau, làng ta được vua ban cho ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội. Làng ta như gặp phải hoạ lớn. Các cuộc họp lớn nhỏ lần lượt diễn ra nhưng mãi vẫn chưa tìm ra cách giải quyết tốt đẹp, hợp lí. Bởi vì ai cũng biết, trâu đực thì làm sao mà đẻ được! Không hiểu nhà vua có ý gì? Có người còn bi quan, nói hay Ngài có ý bắt cả làng phải chết!
Thế rồi chuyện đến tai chú bé con trai người thợ cày. Chú liền bảo với cha:
- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng xôi nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một con trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho cha con ta trẩy kinh lo liệu việc đó.
Người cha lo sợ nên không đồng tình với con. Nhưng thấy chú bé cứ nằng nặc bảo thế cũng đành tin và vội ra đình trình bày câu chuyện với dân làng. Các bác thử nghĩ xem liệu làng có tin không? Đương nhiên mọi người vẫn còn ngờ vực. Dù cậu bé rất nhanh ý, làng đã biết tiếng, nhưng việc lớn thế này, làm sao giao cho cậu ta được? Cuối cùng, chuyện cũng xong khi hai cha con viết giấy cam đoan. Thế rồi, trâu được ngả ra đánh chén.
Sau đó, hai cha con khăn gói lên kinh thành. Nhờ tài trí thông minh của mình, cậu bé đã tìm cách lẻn vào sân rồng, lừa cho vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình. Nhờ vậy mà đã giúp cả làng ta thoát tội lại được một bữa đánh chén no say.
Đã biết tài trí cậu bé nhưng vua vẫn muôn thử lần nữa. Lần này vua bắt cậu làm một mâm cỗ chỉ bằng một con chim sẻ. Cậu cũng đáo để không kém khi yêu cầu nhà vua mài cho mình con dao thịt chim chỉ bằng một cái kim may. Đến lần này thì vua và triều thần thực sự thán phục tài trí cậu. Nhà vua ban thưởng cho hai cha con rất hậu.
Lúc bấy giờ, có nước làng giềng luôn nhăm nhe xâm lược bờ cõi nước ta. Để dò xem bên mình có nhân tài không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc. Vua quan trong triều bấy giờ không ai biết làm thế nào giải được câu đố oái oăm. Các đại thần vò đầu bứt tai mãi cũng chẳng được. Bao nhiêu quan Trạng, nhà thông thái được triệu vào cung đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng triều đình mời sứ thần ra ở công quán để có thời gian đi hỏi ý kiến cậu bé của làng tôi.
Khi viên quan mang dụ chỉ của nhà vua đến, cậu đang chơi sau nhà. Nghe nói việc xâu chỉ vào vỏ ốc, cậu chỉ hát lên một câu:
Tang tình tang! Tính tình tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang...
rồi bảo cứ theo cách ấy mà làm.
Viên quan vui sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các quan trong triều nghe nói mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đă xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng
Thấy được tài năng của cậu bé, vua liền phong cho cậu là Trạng nguyên. Người lại cho xây cung điện ở ngay cạnh cung vua để dễ bề hỏi han. Hôm nay là ngày quan Trạng vinh quy bái tổ, làm rạng danh dòng họ và quê hương.
Ngàn đời nay, học hành vẫn là cái gốc của tài năng và danh vọng. Ta hi vọng rằng con cháu làng mình sẽ lấy quan Trạng làm gương mà phấn đấu học hành!
Hà, năm nay ta đã 60 tuổi, sống ở làng cả đời chưa bao giờ ta thấy hãnh diện về làng mình đến vậy! Cũng bởi làng đã sinh ra cho đất nước một vị quan Trạng thần đồng thông minh tài trí.
Cách đây chừng mấy tháng, có một vị quan, mình mặc áo gấm đỏ, cưỡi con ngựa trắng rất đẹp đi qua làng. Lúc ngang thửa ruộng của hai cha con quan Trạng bây giờ - lúc đó còn là một cậu bé vô danh - liền dừng ngựa hỏi về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Trong khi ông bố đứng ngẩn người, không trả lời được thì cậu bé đang đứng bên cha nhanh chóng hỏi vặn lại về số bước mà ngựa của vị quan kia đi được trong một ngày làm cho quan phải thua cuộc. Nghe cậu bé trả lời xong, không hiểu vì kinh ngạc hay vì mừng rỡ mà vị quan kia há hốc mồm, trợn tròn mắt. Suy nghĩ giây lát, quan bèn hỏi han tên tuổi, địa chỉ làng xã quê quán của hai cha con rồi phi ngựa đi luôn. Mãi về sau mọi người mới hay vị quan lúc đó chính là sứ giả vua sai đi khắp nơi tìm người tài cho đất nước. Nay gặp cậu bé của làng ta thông minh, sắc sảo hơn người, đoán biết là nhân tài nên về bẩm báo lại với vua.
Tuy đã nghe thuật lại rất kĩ về cuộc đối đáp đó nhưng nhà vua vẫn còn chưa tin lắm vì cậu bé còn quá nhỏ. Nếu là ta chắc cũng chẳng tin ngay. Thế là vua quyết định thử tài.
Độ dăm hôm sau, làng ta được vua ban cho ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội. Làng ta như gặp phải hoạ lớn. Các cuộc họp lớn nhỏ lần lượt diễn ra nhưng mãi vẫn chưa tìm ra cách giải quyết tốt đẹp, hợp lí. Bởi vì ai cũng biết, trâu đực thì làm sao mà đẻ được! Không hiểu nhà vua có ý gì? Có người còn bi quan, nói hay Ngài có ý bắt cả làng phải chết!
Thế rồi chuyện đến tai chú bé con trai người thợ cày. Chú liền bảo với cha:
- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng xôi nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một con trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho cha con ta trẩy kinh lo liệu việc đó.
Người cha lo sợ nên không đồng tình với con. Nhưng thấy chú bé cứ nằng nặc bảo thế cũng đành tin và vội ra đình trình bày câu chuyện với dân làng. Các bác thử nghĩ xem liệu làng có tin không? Đương nhiên mọi người vẫn còn ngờ vực. Dù cậu bé rất nhanh ý, làng đã biết tiếng, nhưng việc lớn thế này, làm sao giao cho cậu ta được? Cuối cùng, chuyện cũng xong khi hai cha con viết giấy cam đoan. Thế rồi, trâu được ngả ra đánh chén.
Sau đó, hai cha con khăn gói lên kinh thành. Nhờ tài trí thông minh của mình, cậu bé đã tìm cách lẻn vào sân rồng, lừa cho vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình. Nhờ vậy mà đã giúp cả làng ta thoát tội lại được một bữa đánh chén no say.
Đã biết tài trí cậu bé nhưng vua vẫn muôn thử lần nữa. Lần này vua bắt cậu làm một mâm cỗ chỉ bằng một con chim sẻ. Cậu cũng đáo để không kém khi yêu cầu nhà vua mài cho mình con dao thịt chim chỉ bằng một cái kim may. Đến lần này thì vua và triều thần thực sự thán phục tài trí cậu. Nhà vua ban thưởng cho hai cha con rất hậu.
Lúc bấy giờ, có nước làng giềng luôn nhăm nhe xâm lược bờ cõi nước ta. Để dò xem bên mình có nhân tài không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc. Vua quan trong triều bấy giờ không ai biết làm thế nào giải được câu đố oái oăm. Các đại thần vò đầu bứt tai mãi cũng chẳng được. Bao nhiêu quan Trạng, nhà thông thái được triệu vào cung đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng triều đình mời sứ thần ra ở công quán để có thời gian đi hỏi ý kiến cậu bé của làng tôi.
Khi viên quan mang dụ chỉ của nhà vua đến, cậu đang chơi sau nhà. Nghe nói việc xâu chỉ vào vỏ ốc, cậu chỉ hát lên một câu:
Tang tình tang! Tính tình tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang...
rồi bảo cứ theo cách ấy mà làm.
Viên quan vui sướng, vội vàng trở về tâu vua. Vua và các quan trong triều nghe nói mừng như mở cờ trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đă xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.
Thấy được tài năng của cậu bé, vua liền phong cho cậu là Trạng nguyên. Người lại cho xây cung điện ở ngay cạnh cung vua để dễ bề hỏi han. Hôm nay là ngày quan Trạng vinh quy bái tổ, làm rạng danh dòng họ và quê hương.
Ngàn đời nay, học hành vẫn là cái gốc của tài năng và danh vọng. Ta hi vọng rằng con cháu làng mình sẽ lấy quan Trạng làm gương mà phấn đấu học hành!
bn tham khảo nhé
Tôi là một người nông dân nghèo, sống ở vùng quê vất vả, quanh năm với ruộng vườn, cuốc mướn. Vợ tôi mất khi vừa sinh đứa con đầu lòng, tôi ở với cậu con trai nhỏ vừa lên tám. Hai cha con cùng nhau làm việc, nương tựa nhau mà sống. Cậu con trai của tôi tuy còn nhỏ nhưng hiểu được nỗi vất vả của cha mà ngoan ngoãn, chăm chỉ, chịu thương, chịu khó. Tuy không có nhiều thời gian học hành nhưng nhìn con hiểu biết lại nhanh nhẹn, thông minh hơn bạn bè cùng trang lứa tôi lấy làm vui lắm.
Bận vừa rồi có xảy ra một việc bất ngờ mà khi nghĩ lại tôi vô cùng tự hào về đưa con nhỏ của mình. Hôm ấy, tôi cùng con trai dậy từ sớm ra đồng làm cày kẻo trời trở trưa nắng nóng. Đang cày giỡ vạt ruộng thì bỗng có một người mang áo vải đỏ, đội mũ quan, cưỡi trên mình con ngựa đầy oai phong tới gần chỗ chúng tôi. Ông ta hý ngựa dừng lại rồi nói:
-Hai cha con lão làm việc vất vả quá nhỉ? Tiện đây có thể cho tôi hỏi chút được không?
Tôi vừa lau dùng tay mồ hôi trên trán vừa nói:
- Vâng, chúng tôi quen rồi, vất vả thế này có sá gì đâu? Ngài cần hỏi gì vậy ạ?
Tôi vừa buông lời thì ngài ấy bảo:
- Lão cho tôi biết trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Nghe xong câu hỏi tôi ngẩn người lớ ngớ, chẳng biết nên trả lời gì. Cậu con trai tôi đứng bên cạnh nghe được câu chuyện, nhanh nhảu hỏi vặn lại người cưỡi ngựa kia:
- Ngài hãy trả lời giúp tôi ngựa của ông một ngày đi được mấy bước?
Nếu ngài cho tôi biết tôi sẽ trả lời câu hỏi của ngài. Vị kia nghe thế liền bất ngờ, mặt trông vẻ sửng sốt. Nhưng không để cha con tôi chờ đợi lâu, ngài ấy bảo:
- Tôi chỉ đùa chút thôi, có gì đâu? Vừa hay cậu bé đây có vẻ là người nhanh trí, biết cách hỏi ngược khiến ta không khỏi ngạc nhiên. Dám hỏi cha con tên họ là gì? Người làng nào vậy?
Rồi ông ấy từ biệt chúng tôi, thẳng đường mà phi ngựa. Tôi cũng chả để ý lắm nhưng về sau này mới biết đó là vị quan của triều đình cử đi tìm nhân tài giúp nước.
Mấy hôm sau, làng tôi nhận được chiếu lệnh trên triều đình ban xuống. Nhà vua ban cho làng ba thúng gạo nếp cùng ba con trâu đực với yêu cầu phải nuôi để cho ba con trâu đực ấy đẻ thành chín con. Nếu đến năm sau mà làng không giao nộp theo đúng yêu cầu thì phải chịu tội. Ai ai trong làng cũng lo lắng bởi cái sắc lệnh hết sức vô lý từ vị vua anh minh. Tôi cũng hết sức bồn chồn, lo sợ, không hiểu chuyện gì đang xảy ra, không biết nên làm thế nào cho phải. Làng đêm nào cũng họp, ngày nào cũng bàn bạc để tìm cách giải quyết nhưng chẳng ích gì.
Hôm đó, đang ăn cơm, cậu con trai tôi bảo:
- Làng mình có chuyện gì mà thấy ai cũng xôn xao vậy cha?
Tôi kể cho con nghe về lệnh vua ban xuống cho làng. Nghe xong câu chuyện, nó bảo:
- Lộc vua ban có trâu gạo thì làng nên bổ mà làm tiệc, cả làng cùng ăn một trận cho sướng. Cha nói với làng, mình xin một trâu và một thúng gạo làm phí đi đường lên kinh lo việc.
Nhận thấy ý nghĩ của con có phần nhẹ dạ, tôi mắng:
- Việc vua giao chưa xong còn ăn với uống. Thịt trâu rồi lấy gì mà lo liệu. Mày dại vừa thôi kẻo có ngày bay đầu đó con ạ.
Nghĩ rằng con sẽ sợ sệt mà im lặng, ai ngờ thằng bé vẫn một mực quả quyết rằng:
- Con đã tính toán cả rồi, cha cứ yên tâm tin con để con lo liệu, rồi mọi chuyện đâu cũng vào đấy thôi. Dù hơi phân vân lời cậu con trai nhưng tôi vẫn đem chuyện ra trình bày trước làng.
Khi nghe xong câu chuyện , cả làng tuy có hơi ngờ vực nhưng vẫn đồng ý theo quyết định đó nếu chúng tôi viết giấy cam đoan với làng. Sau mấy hôm, tôi cùng con trai lên đường đến kinh. Phí đi đường vừa hết cũng là lúc tới kinh đô. Tôi cùng con trai được hai tên lính dẫn vào cung. Vừa đến sân, con tôi bật khóc um sùm, nhà vua bực tức sai lính ra điệu hai cha con tôi vào và hỏi:
-Thằng bé kia, ngươi có việc gì oan ức, sao phải tới đây mà khóc làm ầm ĩ cả hoàng cũng vậy?
Khi nghe vua hỏi, con tôi bèn trả lời:
- Tâu đức vua, con vốn mất mẹ từ nhỏ, muốn có em bé để chơi với con nhưng cha không chịu đẻ cho con. Thỉnh cầu đức vua minh xét, ra lệnh cho cha con đẻ con? Nghe thằng bé nói vậy, tôi cũng bật cười. Trong triều thần ai nấy cũng bật cười trước lời thỉnh cầu ấy. Vua nhìn con tôi, rồi bảo:
-Ngươi muốn có em thì bảo bố lấy vợ mới. Chứ bố ngươi là giống đực, đẻ em sao được hả con?
Nghe xong, nhóc nhà tôi như mở cờ trong bụng, cười tươi tỉnh hỏi:
- Nhà vua nói thế hẳn có gì đó mâu thuẫn? Làng chúng con có lệnh bắt nuôi trâu đực để đẻ thành chín con mà nộp cho ngài. Như ngài nói đấy giống đực thì làm sao đẻ được ạ?
Đức vua bật cười bảo:
- Là ta thử thế thôi, dân làng không biết làm cỗ mà ăn hả?
- Thưa ngài, làng con biết đó là lộc của ngài cho nên đã mổ trâu, đúc xôi làm tiệc với nhau rồi ạ. Thằng bé nói.
Khi đó ai ai cũng gật đầu, hớn hở ra mặt.
Cha con tôi sau đó được nhà vua mời ở lại nghỉ ngơi mấy hôm, đặng khi nào khoẻ lại rồi về. Trưa hôm sau, khi hai cha con tôi đang ăn cơm thì có một người đến, tự xưng là sứ giả của nhà vua. Ngài ấy mang tới một con chim sẻ và yêu cầu chúng tại phải dọn thành ba cỗ thức ăn, đó là lệnh vua ban. Nghe xong tôi hoảng hốt, con chim nhỏ thế kia làm một cỗ cũng không đủ, huống gì làm ba, thỉnh cầu ngài báo lại vừa về sự vụ. Chưa kịp lấy lại tinh thần, con tôi nhanh nhảu:
- Cha đưa cho con cái kim may ra đây. Rồi nó bảo:
- Ông về tâu với đức vua rằng hãy rèn chiếc kim này thành một con dao để xẻ thịt chim. Sứ nghe vậy liền về tâu lại với vua. Chắc hẳn lời thằng bé khiến vua bị thuyết phục nên ngài mới ban thưởng cho cha con tôi rất nhiều vàng bạc trước khi về.
Chúng tôi trở về với cuộc sống thường ngày, số bạc vàng được thưởng hai cha con tôi thống nhất dựng lại căn nhà và giúp đỡ những người khó. Cuộc sống từ đấy cũng đỡ vất vả hơn.
Cũng năm ấy, nước láng giềng lăm le xâm chiếm bờ cõi. Nước ta vốn nổi tiếng có nhân tài, anh kiệt, chúng muốn xem nhân tài nước ta thế nào bèn bảo sứ giả đưa sang một một con ốc vặn dài, hai đầu bị rỗng, đố làm sao dùng một sợi chỉ xuyên qua ruột ốc. Khi đưa ra câu đố, các thần và nhà vua tìm mọi cách cũng không trả lời được câu hỏi đầy oái oăm. Cuối cùng, đành mời sứ thần ở lại để tìm hỏi ý kiến con trai tôi, xem có minh kiến gì giúp đất nước.
Lúc đó, tôi đang lúi húi với nồi cơm trong bếp, thằng bé chơi bi sau nhà cùng lũ trẻ con hàng xóm. Khi nghe quan trình bày câu đố của người sứ giả kia, con cất lên lời hát mà rằng:
" Tang tính tang, tính tình tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang"
Nghe xong, viên quan trở về tâu với đức vua trình bày lại mọi chuyện. Đức vua và triều thần gật đầu đồng ý với lời giải vô cùng hợp lý ấy. Trước sự chứng kiến của mọi người, con kiến luồn sợi chỉ qua được ruột ốc, sứ giả nước láng giềng bày tỏ lòng khâm phục trước trí tuệ của dân nước bạn. Họ liền từ bỏ ý định xâm lấn nước ta.
Sau đó, nhà vua quyết định phong cho con tôi làm trạng nguyên, mời hai cha con lên hoàng cung, xây dinh thự sát bên để tiện hỏi han việc hệ trọng.
Tôi vẫn luôn cảm thấy hạnh phúc và tự hào về đứa con nhỏ của mình. Không phải vì giàu sang, phú quý mà vì đó là đứa trẻ hiếu thảo, thông minh và khiêm tốn. Tôi vẫn luôn dặn dò con rằng cần phải học hành chăm chỉ, trau dồi kiến thức kỹ năng hơn nữa để phát huy khả năng của mình. Hy vọng này, sau này con sẽ là một người tốt, dùng tài năng và trí tuệ của mình để phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước.
Sau khi tham khảo bài Đóng vai người cha kể lại chuyện Em bé thông minh, các em có thể tự nâng cao kiến thức văn bản thông qua việc tìm đọc một số bài văn đặc sắc khác như: Soạn bài Em bé thông minh, Tóm tắt Em bé thông minh, Kể lại truyện Em Bé Thông Minh bằng lời văn của em, Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Em bé thông minh.
đóng vai nv người anh trong câu chuyện cây khế
Cha mẹ mất sớm, tôi sống cùng với em trai. Hai anh em tôi chăm chỉ làm ăn. Rồi tôi và em trai cũng đến tuổi lấy vợ. Từ đó, tình cảm giữa hai chúng tôi không còn mặn mà như xưa nữa.
Hai vợ chồng tôi tính đến chuyện ở riêng cho hai vợ chồng người em. Tôi bàn với vợ, lấy tài sản và chia cho em trai căn nhà tranh lụp xụp trước nhà có một cây khế. Tuy vậy, hai vợ chồng cậu em không phàn nàn một lời, vẫn chịu khó làm ăn. Cho đến một hôm nghe người ta nói chuyện hiện nay vợ chồng người em đã rất giàu có thì tôi lấy làm tò mò liền sang gặp gỡ hỏi thăm. Em trai tôi thật thà nên đã kể lại mọi chuyện cho tôi nghe.
Hằng ngày, vợ chồng nó vẫn chăm sóc cho cây khế. Đến mùa, cây khế ra hoa kết trái và thu hoạch, em tôi mang ra chợ bán. Bỗng một hôm, có con chim lạ bay đến ăn khế của em. Nó ăn rất nhiều khế trên cây, ăn những quả thơm ngon nhất, cứ như thế suốt gần tháng trời.
Em tôi liền nói với chim, thì nó trả lời thế này:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Vợ chồng nó làm theo lời chim. Sáng hôm sau, như đã hẹn chim bay đến đưa em tôi đi lấy vàng. Đặt chân lên đảo, có biết bao thứ đá quý, bạc vàng. Nhưng đứa em dại dột của tôi chỉ lấy một ít vàng và kim cương rồi ra về. Từ đấy, cuộc sống của nó trở nên khá giả.
Biết rõ câu chuyện, tôi bàn mưu cùng vợ, gạ đổi hết tài sản của mình để lấy túp lều tranh và cây khế. Thế là từ đó, tôi chỉ có một việc là trông mong chim lạ bay đến ăn khế. Lâu dần, con chim cũng xuất hiện. Không thể kiên nhẫn ợi lâu hơn nữa, khi chim thần vừa ăn được vài quả tôi đã chạy ra hỏi như những gì em tôi đã nói. Và tôi cũng được chim lạ trả lời y hệt. Chỉ chờ có thế, vợ chồng tôi hí hửng, vội vàng may túi. Nhưng không phải túi ba gang như cậu em ngốc nghếch, tôi may hẳn một túi sáu gang.
Sáng hôm sau, chim thần cũng bay đến đưa tôi đến đảo vàng. Vừa đặt chân lên đảo tôi đã hoa mắt trước bao nhiêu vàng và đá quý. Càng vào sâu bên trong, tôi càng choáng ngợp. Quên hết mọi mệt nhọc, tôi ra sức nhét thật nhiều vàng vào cái túi sáu gang đã chuẩn bị. Dường như thấy vẫn chưa đủ, tôi còn cố nhét thêm vào ông tay áo và ống quần, rồi buộc chặt lại. Chim thần đợi tôi lâu quá nên thúc giục ra về. Nằm trên lưng chim, tôi vui mừng, tưởng tượng về cuộc sống giàu sang sắp tới của mình. Đang mơ màng sung sướng, bỗng một cơn gió thổi mạnh. Thì ra chim thần đã bay tới biển. Rồi bỗng nhiên, chim thần đâm bổ xuống biển. Sóng cuốn hết tất cả vàng bạc tôi vừa lấy được. Tôi kêu cứu, nhưng chim thần đã bay lên trời. Tôi vùng vẫy giữa nước biển mênh mông, hối hận vì lòng tham của mình.
Tôi là Lý Thông, một người chuyên bán rượu. Trong một lần đi bán rượu ở xã Cao Bình, ngồi nghỉ chân tại một quán nước gần gốc đa, tôi thấy một người vác về một đống củi to. Tôi nghĩ bụng đây chắc chắn là một người có sức khỏe phi thường, liền lấn lá làm quen. Cậu ta tên là Thạch Sanh, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, của cải chẳng có gì ngoài chiếc búa cha để lại. Tôi biết tên này thật thà, dễ lợi dụng nên đã quyết định kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi bảo cậu ta về ở cùng với mình và mẹ già.
Từ ngày có Thạch Sanh, mẹ con tôi đỡ vất vả đi nhiều. Bấy giờ, trong vùng có một con chằn tinh rất hung ác, phép thuật vô song, thường xuyên bắt người ăn thịt. Để yên ổn, dân làng tình nguyện nộp người cho nó để nó ăn thịt, không quấy phá dân làng nữa. Lần đó, đến lượt tôi, tôi bèn nghĩ ra cách là nhờ Thạch Sanh đi thay mình. Tối đó, tôi mời Thạch Sanh ăn uống no say, rồi cất lời nhờ cậy đi trông miếu thay. Thạch Sanh không nghĩ ngợi nhiều liền nhận lời ngay. Tôi và mẹ vui mừng lắm.
Đêm hôm đó, tôi đang ngủ say thì bỗng có tiếng gọi của Thạch Sanh. Mẹ con tôi nghĩ Thạch Sanh về đòi mạng, van xin khẩn thiết. Thạch Sanh mới kể lại chuyện giết chằn tinh, bây giờ mẹ con tôi mới an tâm. Tôi còn nghĩ ra một kế lừa Thạch Sanh rằng đó là con vật nhà vua nuôi, không giết được và bảo Thạch Sanh về lại gốc đa cũ đi. Thạch Sạch tin lời ngay. Sau khi lừa được Thạch Sanh, tôi liền mang đầu chằn tinh lên quan lĩnh thưởng. Tôi được vua khen ngợi và phong làm đô đốc.
Năm đó, nhà vua có một người con gái đến tuổi lấy chồng nhưng chưa chọn được ai thích hợp. Vua cha bèn nghĩ ra cách ném cầu kén rể, ai bắt được cầu sẽ được làm phò mã. Nhưng khi công chúa vừa lên lầu chuẩn bị ném cầu thì bị một con đại bàng cắp đi mất. Tôi được vua cha giao cho nhiệm vụ đi tìm công chúa. Tình cờ, tôi gặp được Thạch Sanh. Tôi kể cho cậu ta nghe về việc đang đi tìm công chúa. Thạch Sanh nói rằng mình biết hang của đại bàng và đề nghị được đi cùng. Cậu ta dẫn tôi cùng quân lính đến hang của đại bàng. Tôi buộc dây vào thắt lưng hắn, dặn rằng khi vào cứu được công chúa thì hãy lấy dây để kéo công chua lên, sau đó sẽ thả dây xuống để cứu em. Khi Thạch Sanh cứu được công chúa, tôi sai người lấp cửa hang lại.
Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy.
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?
MÌNH BỔ SUNG THÊM NHÀ LÊ KỂ LẠI CÂU CHUYỆN ĐÓ BẰNG LỜI VĂN CỦA EM NHA TRẢ LỜI NHANH CÁC BẠN SẼ ĐƯỢC K GIÚP VỚI CÓ ĐƯỢC KHÔNG