K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2019

1) Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp 1789. Vì sao nói cách mạng tư sản Pháp là cách mạng triệt để nhất?

2) Vì sao công xã Pari là nhà nước kiểu mới? Nhà nước đó khác vs nhà nước của giai cấp tư sản ntn?

3) Nêu nội dung và ý nghĩa Duy Tân Minh Trị năm 1868 ở NB. VN học tập đc j từ cuộc DTMT trong công cuộc xây dựng đất nước hiện này?

2 tháng 11 2019

Tự luận á nha chứ trắc nghiệm nhiều lắm

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SỬ 8 KÌ 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ LỚP 8 CUỐI KÌ 1 NĂM HỌC 2021-2022 Câu 1: Sự kiện nào là mở đầu cho quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào Trung Quốc?   Câu 2: Cuối thế kỉ XIX, tình hình chính trị - xã hội Trung Quốc có điểm gì nổi bật? Câu 3: Người đứng đầu cuộc vận động Duy tân năm 1898 là ai? Câu 4: Mục đích của cuộc vận động Duy Tân ( 1898)...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SỬ 8 KÌ 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ LỚP 8 CUỐI KÌ 1 NĂM HỌC 2021-2022 Câu 1: Sự kiện nào là mở đầu cho quá trình xâm lược của thực dân phương Tây vào Trung Quốc?   Câu 2: Cuối thế kỉ XIX, tình hình chính trị - xã hội Trung Quốc có điểm gì nổi bật? Câu 3: Người đứng đầu cuộc vận động Duy tân năm 1898 là ai? Câu 4: Mục đích của cuộc vận động Duy Tân ( 1898) ở Trung Quốc là gì? Câu 5: Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn có nội dung gì? Câu 6: Vua Minh Trị đã thực hiện biện pháp gì để đào tạo nhân tài? Câu 7: Chính sách cải cách nào đã tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển? Câu 8: Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc duy tân Minh Trị là gì? Câu 9: Sự kiện nào đã châm ngòi cho cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) bùng nổ?   Câu 10: Đâu không phải là hạn chế của cách mạng Tân Hợi (1911)?   Câu 11: Nguyên nhân nào dưới đây khiến các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm Trung Quốc? Câu 12: Người đứng đầu cuộc vận động Duy tân năm 1898 là ai? Câu 13: Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn bùng nổ ở đâu? Câu 14: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thất bại của cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc là:   Câu 15: Sự kiện nào đánh dấu cách mạng Tân Hợi trên thực tế đã kết thúc?   Câu 16: Vì sao cách mạng Tân Hợi (1911) được đánh giá là một cuộc cách mạng tư sản?   Câu 17: Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất rút ra từ sự thất bại của các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là:   Câu 18: Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện vào giữa thế kỉ XIX, chính quyền Nhật Bản đã có chủ trương gì?   Câu 19: Nội dung cải cách kinh tế của cuộc Duy tân Minh Trị?   Câu 20: Ai là người khởi xướng Duy Tân ở Nhật Bản? Câu 21: Đặc điểm nào chứng tỏ những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?   Câu 22: Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện chính sách cải cách nào về quân sự? Câu 23: Bản chất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là:  Câu 24: Từ nửa sau thế kỉ XIX, tình hình Nhật Bản có điểm gì khác so với hầu hết các nước châu Á?   Câu 25: Vì sao đế quốc Nhật mang đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?   Câu 26: Duy tân Minh Trị ra đời trong hoàn cảnh nào ? Câu 27: Vì sao Nhật Bản thoát khỏi sự xâm lược của Tư Bản phương Tây ? Câu 28: Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Duy tân Minh Trị là: Câu 29: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, đường lối ngoại giao của Nhật có gì nổi bật ? Câu 30: Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào? Câu 31: Vua Minh Trị đã thực hiện biện pháp gì để đào tạo nhân tài? Câu 32: Tại sao Nhật bản tiến hành xâm lược, bành trướng ra bên ngoài? Câu 33: Vì sao nói cuộc Duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản? Câu 34: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản gần giống với đế quốc: Câu 35: Đánh giá nào đúng với kết quả của cuộc Duy tân MinhTrị? Câu 36: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX tình hình chủ nghĩa tư bản như thế nào?

0
18 tháng 12 2019

help me!gianroi

7 tháng 11 2018

3 cuộc cách mạng tư sản đầu tiên:

-cmts hà Lan

-cmts Anh

-cuộc chiến tranh giành độc lạp ở bắc mĩ

điểm chung:

1. Nguyên nhân:
- Do đất nước có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhưng bị khống chế, kìm hãm bởi chế độ phong kiến trong nước, do xâm lược thống trị hoặc do đất nước bị chia cắt.
-Xảy ra mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp tư sản và phong kiến.
2. Mục đích:
Lật đổ chế độ phong kiến, thống nhất đất nước, mở đường cho chu nghĩa tư bản phát triển.
3. Lãnh đạo:
Giai cấp tư sản ( Các quý tộc mới tư sản hóa)
4. Động lực cách mạng:
Nhân dân lao động, hầu hết là nông dân.
5. Kết quả:
Thắng lợi.
6. Tính chất chung:
Đều là các cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.

7. Ý nghĩa:
Thúc đẩy sự phát triển của CNTB ở đất nước đó.

7 tháng 11 2018

thanks bạn

22 tháng 12 2017

1. Anh:

* Kinh tế:

- Cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp ở Anh đứng ở vị trí thứ 3 thế giới, sau Mĩ và Đức do:

+ Anh tiến hành Cách mạng công nghiệp sớm ➝ máy móc, trang thiết bị trở nên cũ kĩ, lạc hậu

+ Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa chứ ko đổi mới công nghiệp trong nước

- Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp nhưng Anh vẫn có thế mạnh ở các lĩnh vực: xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa

- Đầu thế kỉ XX, xuất hiện các công ti độc quyền về công nghiệp, tài chính chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước, có thế lực nhất là 5 ngân hàng ở Luân Đôn, chiếm 40% số vốn đầu tư của nước Anh

* Chính trị:

- Anh theo chế độ quân chủ lập hiến với 2 đảng: Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ

2. Pháp:

* Kinh tế:

- Trước năm 1870, sản xuất công nghiệp Pháp đứng thứ 2 thế giới

- Sau năm 1870, sản xuất công nghiệp Pháp tụt xuống vị trí thứ 4

- Nguyên nhân:

+ Sản xuất công nghiệp Pháp phát triển tương đối sớm

+ Hậu quả của cuộc chiến tranh Pháp - Phổ

- Tuy nhiên, 1 số ngành công nghiệp phát triển như: luyện kim, đường sắt, thương mại... và 1 số ngành công nghiệp mới ra đời như: điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô...

- Đầu thế kỉ XX, các công ti đọc quyền ra đời trong lĩnh vực ngân hàng

* Chính trị:

- Sau cách mạng 4-9-1870, nền cộng hòa thứ 3 ở Pháp được thành lập

3. Đức:

* Kinh tế:

- Trước năm 1870, sản xuất công nghiệp Đức đứng ở vị trí thứ 4

- Sau năm 1870, sản xuất công nghiệp vươn lên vị trí thứ 2, sau Mĩ do:

+ Thống nhất được thị trường dân tộc

+ Giành được nhiều quyền lợi từ cuộc chiến tranh Pháp - Phổ

+ Ứng dụng các thành tựu kinh tế vào sản xuất

- Cuối thế kỉ XIX, Đức hình thành các công ti độc quyền về lĩnh vực: luyện kim, than đá, điện, hóa chất... chi phối nền kinh tế Đức

* Chính trị:

- Đức theo thể chế liên bang nhưng vai trò quan trọng của quý tộc, địa chủ và tư sản

4. Mĩ:

* Kinh tế:

- Cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp Mĩ vươn lên vị trí thứ 1 thế giới do:

+ Tài nguyên phong phú

+ Thị trường trong nước ko ngừng mở rộng

+ Nguồn nhân lực khá dồi dào

+ Ứng dụng khoa học - kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất

+ Thu hút nguồn đầu tư của châu Âu

- Nông nghiệp rất phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn

- Cuối thế kỉ XIX, ở Mĩ hình thành các công ti độc quyền khổng lồ, ảnh hưởng lớn đến kinh tế, chính trị, các ông vua công nghiệp như '' vua dầu mỏ '', '' vua thép '', '' vua ô tô ''...

* Chính trị:

- Mĩ theo thể chế liên bang với 2 Đảng là: Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, đề cao vai trò của Tổng thống