K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1: Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D'A có tất cả các cạnh đều bằng a. 1) CMR: DCB'A' và BCD'A' là những hình vuông. 2) CMR: AC' vuông góc với DA'; AC' vuông góc với BA' 3) Tính độ dài đoạn AC' Bài 2: Cho hình hộp ABCD. A'B'C'D'. Đặt \(\overrightarrow{AA'}=\overrightarrow{a}\), \(\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{b}\) , \(\overrightarrow{AD}=\overrightarrow{c}\) . Gọi I, J lần lượt thuộc các đoạn thẳng AC' và B'C sao cho...
Đọc tiếp

Bài 1: Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D'A có tất cả các cạnh đều bằng a.

1) CMR: DCB'A' và BCD'A' là những hình vuông.

2) CMR: AC' vuông góc với DA'; AC' vuông góc với BA'

3) Tính độ dài đoạn AC'

Bài 2: Cho hình hộp ABCD. A'B'C'D'. Đặt \(\overrightarrow{AA'}=\overrightarrow{a}\), \(\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{b}\) , \(\overrightarrow{AD}=\overrightarrow{c}\) . Gọi I, J lần lượt thuộc các đoạn thẳng AC' và B'C sao cho \(\overrightarrow{MA}=k\overrightarrow{MC'}\) , \(\overrightarrow{NB'}=k\overrightarrow{NC}\) . Biểu diễn các vectơ sau theo ba vectơ \(\overrightarrow{a},\overrightarrow{b},\overrightarrow{c}\) (nhớ vẽ hình)

Bài 3: Cho tứ diện ABCD có tất cả các cạnh bằng a. Các điểm M, N lần lượt là trung điểm AB, CD. O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác BCD.

1) CMR: AO vuông góc với CD; MN vuông góc với CD.

2) Tính góc giữa: AC và BN; MN và BC. (nhớ vẽ hình.)

0
NV
9 tháng 5 2020

3.

O là trung điểm AC, M là trung điểm SA

\(\Rightarrow\) OM là đường trung bình tam giác SAC

\(\Rightarrow OM//SC\)

\(SC\in\left(SCD\right)\Rightarrow OM//\left(SCD\right)\)

Theo cmt \(OM//SC\Rightarrow OM\in\left(\alpha\right)\)

Qua M kẻ đường thẳng song song AD cắt SD tại P

Qua O kẻ đường thẳng song song AD cắt AB và CD lần lượt tại E và F

\(\Rightarrow\) Hình thang MEFP là thiết diện của \(\left(\alpha\right)\) và chóp

NV
9 tháng 5 2020

1.

Đề bài ko đúng, tổng của các vecto thì làm sao bằng 1 số được? Bạn có thiếu dấu trị tuyệt đối hay gì đó ko?

2.

\(SA\perp\left(ABCD\right)\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}SA\perp AD\\SA\perp AB\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\) các tam giác SAD và SAB vuông

\(SA\perp\left(ABCD\right)\Rightarrow SA\perp BC\)

\(BC\perp AB\Rightarrow BC\perp\left(SAB\right)\Rightarrow BC\perp SB\)

\(\Rightarrow\Delta SBC\) vuông tại B

Tương tự \(\left\{{}\begin{matrix}SA\perp CD\\CD\perp AD\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow CD\perp\left(SAD\right)\Rightarrow CD\perp SD\Rightarrow\Delta SCD\) vuông

\(SA\perp\left(ABCD\right)\Rightarrow AB\) là hình chiếu của SB lên (ABCD)

\(\Rightarrow\widehat{SBA}\) là góc giữa SB và (ABCD)

\(tan\widehat{SBA}=\frac{SA}{AB}=\sqrt{3}\Rightarrow\widehat{SBA}=60^0\)

Câu 1 : Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau đây ? A. Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau a và b là khoảng cách từ một điểm bất kỳ trên đường thẳng a đến một điểm bất kỳ trên đường thẳng b B. Nếu hai đường thẳng a và b chéo nhau và vuông góc với nhau thì đường vuông góc chung của chúng nằm trong mặt phẳng (P) chứa đường này và (P) vuông góc với đường kia C. Khoảng cách giữa hai mặt...
Đọc tiếp

Câu 1 : Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau đây ?

A. Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau a và b là khoảng cách từ một điểm bất kỳ trên đường thẳng a đến một điểm bất kỳ trên đường thẳng b

B. Nếu hai đường thẳng a và b chéo nhau và vuông góc với nhau thì đường vuông góc chung của chúng nằm trong mặt phẳng (P) chứa đường này và (P) vuông góc với đường kia

C. Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song là khoảng cách từ một điểm M bất kì trên mặt hẳng này đến mặt phẳng kia

D. Khoảng cách giữa đường thẳng a và mặt phẳng (P) song song với a là khoảng cách từ một điểm A bất kì thuộc a tới mặt phẳng (P)

Câu 2 : Cho hình lập phương ABCD.A1B1C1D1 . Gọi \(\alpha\) là góc giữa hai mặt phẳng (A1D1CB) và (ABCD) . Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau ?

A. \(\alpha=45^0\) B. \(\alpha=30^0\) C. \(\alpha=60^0\) D. \(\alpha=90^0\)

Câu 3 : Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' . Chọn mệnh đề sai trong các mệnh đề sau :

A. Khoảng cách giữa đường thẳng A'D và (BCC'B) bằng BD

B. Khoảng cách giữa hai đường thẳng A'D' và BD bằng AA'

C. Khoảng cách giữa hai mặt phẳng (ABB'A' ) và ( CDD'C' ) bằng BC

D. Khoảng cách từ điểm A' đến mặt phẳng (ABCD) bằng AA'

Câu 4 : Cho hình thang vuông ABCD vuông ở A và D , AD = 2a . Trên đường thẳng vuông góc tại D với (ABCD) lấy điểm S với SD = \(a\sqrt{2}\) . Tính khoảng cách giữa đường thẳng DC và (SAB)

A. \(a\sqrt{2}\) B. \(\frac{a}{\sqrt{2}}\) C. \(\frac{2a}{\sqrt{3}}\) D. \(\frac{a\sqrt{3}}{3}\)

Câu 5 : Trong lăng trụ đều , khẳng định nào sau đây sai ?

A. Các mặt bên là những hình thoi

B. Các mặt bên ;à những hình chữ nhật nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy

C. Đáy là đa giác đều

D. Các cạnh bên là những đường cao

Câu 6 : Cho hình chóp S.ABC có SA vuông góc (ABC) . Góc giữa SB với (ABC) là góc giữa :

A. SB và AB B. SB và BC C. SB và AC D. SB và SC

Câu 7 : Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' . Khi đó , véc tơ bằng véc tơ \(\overrightarrow{AB}\) là véc tơ nào dưới đây ?

A. \(\overrightarrow{B^'A^'}\)

B. \(\overrightarrow{D^'C^'}\)

C. \(\overrightarrow{CD}\)

D. \(\overrightarrow{BA}\)

Câu 8 : Cho hình chóp S.ABC có ABC là tam giác vuông tại B và \(SA\perp\left(ABC\right)\) . Gọi AH là đường cao của tam giác SAB , thì khẳng định nào sau đây đúng .

A. \(AH\perp SA\) B. \(AH\perp BC\) C. \(SC\perp AC\) D. \(AB\perp AC\)

Câu 9 : Cho hình lập phương ABCD.EFGH có cạnh bằng a . Tính \(\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{EG}\)

A. \(\frac{a^2\sqrt{2}}{2}\) B. \(a^2\sqrt{3}\) C. \(a^2\sqrt{2}\) D. a2

Câu 10 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O . Biết SA = SC , SB = SD . Khẳng định nào sau đây là sai ?

A. \(SO\perp\left(ABCD\right)\) B. \(SO\perp AC\) C. \(SO\perp BD\) D. \(SO\perp SA\)

Câu 11 : Cho tam giác ABC vuông cân tại A và BC = a . Trên đường thẳng qua A vuông góc với (ABC) lấy điểm S sao cho SA = \(\frac{a\sqrt{6}}{2}\) . Tính số đo giữa đường thẳng SA và (ABC)

A. 300 B. 450 C. 600 D. 900

Câu 12 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật , cạnh bên SA vuông góc với mặt phẳng đáy . Gọi AE , AF lần lượt là đường cao của tam giác SAB và tam giác SAD . Khẳng định nào dưới đây là đúng ?

A. \(SC\perp\left(AFB\right)\) B. \(SC\perp\left(AEC\right)\) C. \(SC\perp\left(AEF\right)\) D. \(SC\perp\left(AED\right)\)

Câu 13 : Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác đều cạnh a , mặt bên SBC là tam giác cân tại S , SB = 2a , \(\left(SBC\right)\perp\left(ABC\right)\) . Gọi \(\alpha\) là góc giữa hai mặt phẳng (SAB) và (SAC) , tính \(cos\alpha\)

A. \(cos\alpha=-\frac{3}{7}\) B. \(cos\alpha=\frac{4}{7}\) C. \(cos\alpha=\frac{3}{7}\) D. \(cos\alpha=\frac{2}{7}\)

Câu 14 : Cho hình lăng trụ tứ giác đều ABCD.A'B'C'D' có cạnh đáy bằng a , góc giữa hai mặt phẳng (ABCD) và (AC'B) có số đo là 600 . Khi đó cạnh bên của hình lăng trụ bằng

A. \(a\sqrt{3}\) B. a C. 2a D. \(a\sqrt{2}\)

Câu 15 : Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy và cạnh bên bằng a , gọi O là tâm của đáy ABCD . Khoảng cách từ O đến mặt phẳng (SBC) bằng ?

A. \(\frac{3a}{2}\) B. \(\frac{a\sqrt{6}}{3}\) C. \(\frac{a\sqrt{6}}{6}\) D. \(\frac{a\sqrt{3}}{6}\)

Câu 16 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông , M là trung điểm của SB . Tam giác SAB cân tại S và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy (ABCD) , biết SD = \(2a\sqrt{5}\) , SC tạo với mặt đáy (ABCD) một góc bằng 600 . Khoảng cách từ A đến mp (SCD) bằng ?

A. \(\frac{2a\sqrt{15}}{\sqrt{79}}\) B. \(\frac{a\sqrt{15}}{\sqrt{19}}\) C. \(\frac{2a\sqrt{15}}{\sqrt{19}}\) D. \(\frac{a\sqrt{15}}{\sqrt{79}}\)

help me !!!!!!! LÀM CHI TIẾT GIÚP MÌNH VỚI Ạ !!!

5
NV
12 tháng 6 2020

16.

Đặt cạnh của đáy là x

\(DM=\sqrt{AD^2+AM^2}=\sqrt{x^2+\left(\frac{x}{2}\right)^2}=\frac{x\sqrt{5}}{2}\)

\(CM=\sqrt{BC^2+BM^2}=\sqrt{x^2+\left(\frac{x}{2}\right)^2}=\frac{x\sqrt{5}}{2}\)

\(\Rightarrow DM=CM\Rightarrow\Delta_vSMD=\Delta_vSMC\)

\(\Rightarrow SC=SD=2a\sqrt{5}\)

\(SM\perp\left(ABCD\right)\Rightarrow\widehat{SCM}\) là góc giữa SC và (ABCD) \(\Rightarrow\widehat{SCM}=60^0\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}CM=SC.cos60^0=a\sqrt{5}\\SM=SC.sin60^0=a\sqrt{15}\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow AB=x=\frac{2CM}{\sqrt{5}}=2a\)

Gọi N là trung điểm CD \(\Rightarrow CD\perp\left(SMN\right)\)

\(AM//CD\Rightarrow AM//\left(SCD\right)\Rightarrow d\left(A;\left(SCD\right)\right)=d\left(M;\left(SCD\right)\right)\)

Từ M kẻ \(MM\perp SN\Rightarrow MH\perp\left(SCD\right)\Rightarrow MH=d\left(H;\left(SCD\right)\right)\)

\(MN=AB=2a\)

\(\frac{1}{MH^2}=\frac{1}{SM^2}+\frac{1}{MN^2}\Rightarrow MH=\frac{SM.MN}{\sqrt{SM^2+MN^2}}=\frac{2a\sqrt{15}}{\sqrt{19}}\)

NV
12 tháng 6 2020

14.

Do \(\widehat{C'BC}\) là góc giữa (ABCD) và (ABC') nên \(\widehat{C'BC}=60^0\)

\(\Rightarrow CC'=BC.tan60^0=a\sqrt{3}\)

15.

Gọi H là trung điểm BC \(\Rightarrow OH\perp BC\)

Chóp tứ giác đều \(\Rightarrow SO\perp\left(ABCD\right)\Rightarrow SO\perp BC\)

\(\Rightarrow BC\perp\left(SOH\right)\)

Từ O kẻ \(OK\perp SH\Rightarrow OK\perp\left(SBC\right)\Rightarrow OK=d\left(O;\left(SBC\right)\right)\)

\(OH=\frac{1}{2}AB=\frac{a}{2}\) ; \(AC=a\sqrt{2}\Rightarrow OA=\frac{a\sqrt{2}}{2}\)

\(SO=\sqrt{SA^2-OA^2}=\frac{a\sqrt{2}}{2}\)

\(\frac{1}{OK^2}=\frac{1}{SO^2}+\frac{1}{OH^2}\Rightarrow OK=\frac{SO.OH}{\sqrt{SO^2+OH^2}}=\frac{a\sqrt{6}}{6}\)

NV
10 tháng 2 2020

Từ giả thiết suy ra S nằm trên giao tuyến của 2 mặt phẳng qua B và C, lần lượt vuông góc AB và AC

Trong mặt phẳng (ABCD), qua B dựng d vuông góc AB, qua C dựng d' vuông góc AC, gọi H là giao điểm d và d' \(\Rightarrow H\) là hình chiếu vuông góc của S lên (ABCD)

Ta có các tam giác vuông ACH, ABH nội tiếp đường tròn đường kính AH nên ABCD nội tiếp đường tròn đường kính AH

\(\Rightarrow O\) là trung điểm AH \(\Rightarrow MO//SH\) (tính chất đường trung bình)

\(\Rightarrow MO\perp\left(ABCD\right)\)

Cũng từ trên ta suy ra M là tâm mặt cầu ngoại tiếp chóp S.ABCD

\(\Rightarrow SD\perp DA\)

\(AB//CD\Rightarrow\alpha\) là góc giữa SC và CD

\(\Rightarrow cos\alpha=\left|cos\widehat{SCD}\right|=\sqrt{1-sin^2\widehat{SCD}}\)

Gọi K là hình chiếu vuông góc của M lên (SCD), do M là tâm mặt cầu ngoại tiếp \(\Rightarrow K\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác SCD

Áp dụng định lý hàm sin:

\(sin\widehat{SCD}=\frac{SD}{2ID}>\frac{SD}{2MD}=\frac{SD}{SA}\) (do M là tâm mặt cầu \(\Rightarrow MD=MA=\frac{1}{2}SA\))

\(\Rightarrow cos\alpha< \sqrt{1-\frac{SD^2}{SA^2}}=\sqrt{\frac{SA^2-SD^2}{SA^2}}=\frac{AD}{SA}=\frac{BC}{SA}\)

Câu 1 : Cho hình lập phương ABCDEFGH ,góc giữa hai véc tơ \(\overrightarrow{AC},\overrightarrow{BG}\) là : A. 450 B. 300 C. 600 D. 1200 Câu 2 : Cho tứ diện ABCD có AB = CD = a , IJ = \(\frac{a\sqrt{3}}{2}\) ( I , J lần lượt là trung điểm của BC và AD ) . Số đo giữa hai đường thẳng AB và CD là : A. 300 B. 450 C. 600 D. 900 Câu 3 : Cho hình chóp S.ABCD có SA vuông góc với (ABCD) , đáy ABCD là hình chữ nhật . Biết SA = a\(\sqrt{3}\) , AB...
Đọc tiếp

Câu 1 : Cho hình lập phương ABCDEFGH ,góc giữa hai véc tơ \(\overrightarrow{AC},\overrightarrow{BG}\) là :

A. 450

B. 300

C. 600

D. 1200

Câu 2 : Cho tứ diện ABCD có AB = CD = a , IJ = \(\frac{a\sqrt{3}}{2}\) ( I , J lần lượt là trung điểm của BC và AD ) . Số đo giữa hai đường thẳng AB và CD là :

A. 300

B. 450

C. 600

D. 900

Câu 3 : Cho hình chóp S.ABCD có SA vuông góc với (ABCD) , đáy ABCD là hình chữ nhật . Biết SA = a\(\sqrt{3}\) , AB = a , AD = \(a\sqrt{3}\) . Số đo giữa cạnh bên SB và cạnh AB là :

A. 600

B. 450

C. 900

D. 300

Câu 4 : Cho tứ diện ABCD đều cạnh bằng a . Gọi M là trung điểm CD , \(\alpha\) là góc giữa AC và BM . Chọn khẳng định đúng ?

A. \(cos\alpha=\frac{\sqrt{3}}{4}\)

B. \(cos\alpha=\frac{1}{\sqrt{3}}\)

C. \(cos\alpha=\frac{\sqrt{3}}{6}\)

D. \(\alpha=60^0\)

Câu 5: Cho tứ diện ABCD với \(AB\perp AC\) , \(AB\perp BD\) . Gọi P , Q lần lượt là trung điểm của AB và CD . Góc giữa PQ và AB là :

A. 900

B. 600

C. 300

D. 450

Câu 6 : Cho hình thoi ABCD có tâm O , AC = 2a . Lấy điểm S không thuộc (ABCD) sao cho \(SO\perp\left(ABCD\right)\) . Biết tan \(\widehat{SOB}\) = \(\frac{1}{2}\) . Tính số đo của góc giữa SC và (ABCD)

A. 750

B. 450

C. 300

D. 600

Câu 7 : Cho hình chóp S.ABC có \(SA\perp\left(ABC\right)\) và tam giác ABC không vuông . Gọi H , K lần lượt là trực tâm \(\Delta ABC\)\(\Delta SBC\) . Số đo góc tạo bởi SC và mp (BHK) là :

A. 450

B. 1200

C. 900

D. 650

Câu 8 : Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a , \(SA\perp\left(ABC\right)\) , \(SA=a\frac{\sqrt{3}}{2}\) . Gọi (P) là mặt phẳng đi qua A và vuông góc với trung tuyến SM của tam giác SBC . Thiết diện của (P) và hình chóp S.ABC có diện tích bằng ?

A. \(\frac{a^2\sqrt{6}}{8}\)

B. \(\frac{a^2}{6}\)

C. \(a^2\)

D. \(\frac{a^2\sqrt{16}}{16}\)

Câu 9 : Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a . Hình chiếu vuông góc của S lên (ABC) trùng với trung điểm H của cạnh BC . Biết tam giác SBC là tam giác đều . Tính số đo của góc giữa SA và (ABC)

A. 600

B. 750

C. 450

D. 300

HELP ME !!!! giải chi tiết giùm mình với ạ

4
NV
6 tháng 6 2020

Câu 8:

Kẻ \(AH\perp SM\)

Trong mặt phẳng (SBC), qua H kẻ đường thẳng song song BC cắt SB và SC lần lượt tại P và Q

\(\Rightarrow\Delta APQ\) là thiết diện của (P) và chóp

\(AM=\frac{a\sqrt{3}}{2}\) (trung tuyến tam giác đều)

\(\Rightarrow SA=AM\Rightarrow\Delta SAM\) vuông cân tại A

\(\Rightarrow AH=\frac{SA\sqrt{2}}{2}=\frac{a\sqrt{6}}{4}\) đồng thời H là trung điểm SM

\(\Rightarrow PQ=\frac{1}{2}BC=\frac{a}{2}\) (đường trung bình)

\(\Rightarrow S_{\Delta APQ}=\frac{1}{2}AH.PQ=\frac{a^2\sqrt{6}}{16}\)

Câu 9.

\(SH\perp\left(ABC\right)\Rightarrow\widehat{SAH}\) là góc giữa SA và (ABC)

\(SH=AH=\frac{a\sqrt{3}}{2}\Rightarrow\Delta SAH\) vuông cân tại H

\(\Rightarrow\widehat{SAH}=45^0\)

NV
6 tháng 6 2020

Câu 6:

Bạn kiểm tra lại đề, \(SO\perp\left(ABCD\right)\Rightarrow SO\perp OB\Rightarrow\widehat{SOB}=90^0\)

Nên không thể có chuyện \(tan\widehat{SOB}=\frac{1}{2}\)

Câu 7:

H là trực tâm tam giác ABC \(\Rightarrow BH\perp AC\)

\(SA\perp\left(ABC\right)\Rightarrow SA\perp BH\)

\(\Rightarrow BH\perp\left(SAC\right)\Rightarrow BH\perp SC\) (1)

K là trực tâm tam giác SBC \(\Rightarrow BK\perp SC\) (2)

(1);(2) \(\Rightarrow SC\perp\left(BHK\right)\Rightarrow\) góc giữa SC và (BHK) bằng 90 độ

AH
Akai Haruma
Giáo viên
20 tháng 5 2020

Nguyễn Tú Khuê: hình bạn tự vẽ nhé -.-

AH
Akai Haruma
Giáo viên
20 tháng 5 2020

Lời giải:

Lấy $H$ là trung điểm của $AC$. Dễ thấy $MH\parallel SO\Rightarrow MH\perp (ABCD)$

$\Rightarrow \angle (MN, (ABCD))=\widehat{MNH}=60^0$

Áp dụng định lý cos cho tam giác $CNH$ có:

$NH=\sqrt{CH^2+CN^2-2CH.CN.\cos \widehat{NCH}}$

\(=\sqrt{(\frac{3a\sqrt{2}}{4})^2+(\frac{a}{2})^2-2.\frac{3a\sqrt{2}}{4}.\frac{a}{2}.\cos 45^0}=a\sqrt{\frac{5}{8}}\)

\(MN=\frac{NH}{\cos 60^0}=2NH=2a\sqrt{\frac{5}{8}}\)

Kẻ $KT\parallel MH$ cắt $MN$ tại $T$

$\Rightarrow KT\parallel SO\Rightarrow KT\parallel (SBD)$

Mà $K\in BD$ nên $KT\subset (SBD)\Rightarrow T\in (SBD)$

Như vậy, $T$ chính là giao của $MN$ với $(SBD)$

Kẻ $NU\perp BD$. Thấy rằng $NU\perp BD, NU\perp TK$

$\Rightarrow NU\perp (SBD)$

$\Rightarrow \angle (MN, (SBD))=\widehat{UTN}$

$\Rightarrow \sin (MN, (SBD))=\sin \widehat{UTN}=\frac{UN}{TN}(1)$

Trong đó:

$UN=\frac{OC}{2}=\frac{a\sqrt{2}}{4}(2)$

$\triangle KHO\sim \triangle KNU\Rightarrow \frac{KH}{KN}=\frac{HO}{NU}=1\Rightarrow \frac{TM}{TN}=\frac{KH}{KN}=1\Rightarrow TN=\frac{MN}{2}=a\sqrt{\frac{5}{8}}(3)$

Từ $(1);(2);(3)\Rightarrow \sin (MN,(SBD))$\(=\frac{a\sqrt{2}}{4.a\sqrt{\frac{5}{8}}}=\frac{\sqrt{5}}{5}\)

 

Câu 1 : Tính đạo hàm của hàm số y = \(x\sqrt{x^2-2x}\) A. \(\frac{3x^2-4x}{\sqrt{x^2-2x}}\) B. \(\frac{2x^2-2x-1}{\sqrt{x^2-2x}}\) C. \(\frac{2x^2-3x}{\sqrt{x^2-2x}}\) D. \(\frac{2x-2}{\sqrt{x^2-2x}}\) Câu 2 : Cho hàm số f(x) = sin4x + cos4x , g(x) = sin6x + cos6x . Tính biểu thức 3f'(x) - 2g(x) +2 A. 1 B. 0 C. 3 D. 2 Câu 3 : Tính đạo hàm của hàm số sau y = \(\frac{-3x+4}{x-2}\) A. y' = \(\frac{2}{\left(x-2\right)^2}\) B. y' =...
Đọc tiếp

Câu 1 : Tính đạo hàm của hàm số y = \(x\sqrt{x^2-2x}\)

A. \(\frac{3x^2-4x}{\sqrt{x^2-2x}}\)

B. \(\frac{2x^2-2x-1}{\sqrt{x^2-2x}}\)

C. \(\frac{2x^2-3x}{\sqrt{x^2-2x}}\)

D. \(\frac{2x-2}{\sqrt{x^2-2x}}\)

Câu 2 : Cho hàm số f(x) = sin4x + cos4x , g(x) = sin6x + cos6x . Tính biểu thức 3f'(x) - 2g(x) +2

A. 1 B. 0 C. 3 D. 2

Câu 3 : Tính đạo hàm của hàm số sau y = \(\frac{-3x+4}{x-2}\)

A. y' = \(\frac{2}{\left(x-2\right)^2}\)

B. y' = \(\frac{-11}{\left(x-2\right)^2}\)

C. y' = \(\frac{-5}{\left(x-2\right)^2}\)

D. y' = \(\frac{10}{\left(x-2\right)^2}\)

Câu 4 : Trên đồ thị của hàm số y = \(\frac{3x}{x-2}\) có điểm M(x0 ; y0) (x0<0) sao cho tiếp tuyến tại đó cùng với các trục tọa độ tạo thành một tam giác có diện tích bằng 3/4 . Khi đó x0 + 2y0 bằng

A. \(-\frac{1}{2}\) B. -1 C. \(\frac{1}{2}\) D. 1

Câu 5 : Biết hàm số f (x) - f (2x) có đạo hàm bằng 18 tại x = 1 và đạo hàm bằng 1000 tại x = 2 . Tính đạo hàm của hàm số f (x) - f (4x) tại x = 1

A. -2018 B. 2018 C. 1018 D. -1018

Câu 6 : Tìm m để hàm số y = \(\frac{\left(m+1\right)x^3}{3}-\left(m+1\right)x^2+\left(3m+2\right)+1\) có y' \(\le0\) , \(\forall x\in R\)

A. \(m\le-\frac{1}{2}\)

B. m < -1

C. m \(\le1\)

D. m \(\le-1\)

Câu 7 : Gọi d là tiếp tuyến của đồ thị hàm số y = f (x) = -x3 + x tại điểm M(-2;6) . Hệ số góc của (d) là

A. -11 B. 11 C. 6 D. -12

Câu 8 : Cho hàm số f (x) = -x3 + 3mx2 - 12x + 3 với m là tham số thực . Số giá trị nguyên của m để f' (x)\(\le0\) với \(\forall x\in R\)

A. 1 B. 5 C. 4 D. 3

Câu 9 : Phương trình tiếp tuyến của đường cong y = x3 + 3x2 -2 tại điểm có hoành độ x0 = 1 là

A. y = -9x + 7 B. y = -9x - 7 C. y = 9x + 7 D. y = 9x - 7

Câu 10 : Có bao nhiêu điểm thuộc đồ thị hàm số y = \(\frac{2x-1}{x-1}\) thỏa mãn tiếp tuyến với đồ thị có hệ số góc bằng 2019 ?

A. Vô số B. 0 C. 1 D. 2

Câu 11 : Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số y = \(\frac{x-1}{x+2}\) tại điểm có hoành độ bằng -3 là

A. y = -3x + 13 B. y = -3x - 5 C. y = 3x + 5 D. y = 3x + 13

Câu 12 : Cho hàm số y = -2x3 + 6x2 -5 có đồ thị (C) . Phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm M thuộc (C) và có hoành độ bằng 3 là

A. y = -18x + 49 B. y = 18x + 49 C. y = 18x - 49 D. y = -18x - 49

Câu 13 : Hệ số góc k của tiếp tuyến đồ thị hàm số y = x3 + 1 tại điểm M(1;2) là

A. k = 5 B. k = 4 C. k = 3 D. k = 12

Câu 14 : Cho hàm số y = \(-\frac{1}{3}x^3-2x^2-3x+1\) có đồ thị (C) . Trong các tiếp tuyến với (C) , tiếp tuyến có hệ số góc lớn nhất bằng bao nhiêu ?

A. k = 3 B. k = 2 C. k = 0 D. k = 1

Câu 15 : Cho hàm số y = \(\frac{2x-3}{x-2}\) có đồ thị (C) và hai đường thẳng d1 : x = 2 , d2 : y = 2 . Tiếp tuyến bất kì của (C) cắt d1 và d2 lần lượt tại A và B . Khi AB có độ dài nhỏ nhất thì tổng các hoành độ tiếp điểm bằng

A. -3 B. -2 C. 1 D. 4

Câu 16 : Tính vi phân của hàm số y = x2

A. dy = 2xdx B. dy = dx C. dy = -2xdx D. dy = xdx

Câu 17 : Cho hình chóp S.ABC có SA\(\perp\) (ABC) . Gọi H , K lần lượt là trực tâm các tam giác SBC và ABC . Mệnh đề nào sai trong các mệnh đề sau ?

A. \(BC\perp\left(SAH\right)\) B. \(HK\perp\left(SBC\right)\)

C. \(BC\perp\left(SAB\right)\) D. SH , AK và BC đồng quy

Câu 18 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O . Biết rằng SA = SC , SB = SD . Khẳng định nào sau đây là đúng ?

A. \(CD\perp AC\) B. \(CD\perp\left(SBD\right)\) C. \(AB\perp\left(SAC\right)\) D. \(SO\perp\left(ABCD\right)\)

Câu 19 : Cho hình chóp S.ABCD , ABCD là hình thang vuông tại A và B , AD = 2a , AB = BC = a , \(SA\perp\left(ABCD\right)\) . Trong các khẳng định sau , khẳng định nào sai ?

A. \(CD\perp\left(SBC\right)\) B. \(BC\perp\left(SAB\right)\) C. \(CD\perp\left(SAC\right)\) D. \(AB\perp\left(SAD\right)\)

Câu 20 : Hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông , hai mặt bên (SAB) và (SAD) vuông góc với mặt đáy . AH , AK lần lượt là đường cao của tam giác SAB , tam giác SAD . Mệnh đề nào sau đây là sai ?

A. \(HK\perp SC\) B. \(SA\perp AC\) C. \(BC\perp AH\) D. \(AK\perp BD\)

Câu 21 : Cho hình chóp S.ABC có các cạnh SA , SB , SC đôi một vuông góc và SA = SB = SC . Gọi I là trung điểm của AB . Khi đó góc giữa 2 đường thẳng SI và BC bằng

A. 1200 B. 600 C. 900 D. 300

Câu 22 : Cho hình lăng trụ đều ABC.A'B'C' có tất cả các cạnh bằng a . Gọi M là trung điểm của AB và \(\alpha\) là góc tạo bởi MC' và mặt phẳng (ABC) . Khi đó \(tan\alpha\) bằng

A. \(\frac{2\sqrt{7}}{7}\) B. \(\frac{\sqrt{3}}{2}\) C. \(\sqrt{\frac{3}{7}}\) D. \(\frac{2\sqrt{3}}{3}\)

Câu 23 : Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác vuông tại B , AB = 3a , BC = 4a , mặt phẳng (SBC) vuông góc với mặt phẳng (ABC) . Biết SB = \(2a\sqrt{3}\)\(\widehat{SBC}=30^0\) . Tính \(d\left(B;\left(SAC\right)\right)\)

A. \(\frac{3a\sqrt{7}}{14}\) B. \(6a\sqrt{7}\) C. \(\frac{6a\sqrt{7}}{7}\) D. \(a\sqrt{7}\)

Câu 24 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật và các cạnh bên bằng nhau . Gọi O là giao điểm của hai đường chéo của đáy . Tìm mặt phẳng vuông góc với SO ?

A. (SAC) B. (SBC) C. (ABCD) D. (SAB)

Câu 25 : Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác nhọn , cạnh bên SA = SB = SC . Gọi H là hình chiếu vuông góc của S trên mặt phẳng (ABC) . Khi đó

A. H là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC

B. H là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC

C. H là trực tâm của tam giác ABC

D. H là trọng tâm của tam giác ABC

Câu 26 : Cho tứ diện ABCD có AB , BC , CD đôi một vuông góc với nhau và AB = a , BC = b , CD = c . Độ dài đoạn thẳng AD bằng

A. \(\sqrt{a^2+b^2+c^2}\)

B. \(\sqrt{-a^2+b^2+c^2}\)

C. \(\sqrt{a^2+b^2-c^2}\)

D. \(\sqrt{a^2-b^2+c^2}\)

help me !!!!!! giải chi tiết từng câu giúp mình với ạ

10
NV
12 tháng 6 2020

25.

H là hình chiếu của S lên (ABC)

Do \(SA=SB=SC\Rightarrow HA=HB=HC\)

\(\Rightarrow\) H là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC

26.

\(\left\{{}\begin{matrix}AB\perp BC\\AB\perp CD\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow AB\perp\left(BCD\right)\) \(\Rightarrow AB\perp BD\)

\(\Rightarrow\Delta ABD\) vuông tại B

Pitago tam giác vuông BCD (vuông tại C):

\(BC^2+CD^2=BD^2\Rightarrow BD^2=b^2+c^2\)

Pitago tam giác vuông ABD:

\(AD^2=AB^2+BC^2=a^2+b^2+c^2\)

\(\Rightarrow AD=\sqrt{a^2+b^2+c^2}\)

NV
12 tháng 6 2020

23.

Gọi H là chân đường cao hạ từ S xuống BC

\(\Rightarrow BH=SB.cos30^0=3a\) ; \(SH=SB.sin30^0=a\sqrt{3}\) ; \(CH=4a-3a=a\)

\(\Rightarrow BC=4HC\Rightarrow d\left(B;\left(SAC\right)\right)=4d\left(H;\left(SAC\right)\right)\)

Từ H kẻ \(HE\perp AC\) ; từ H kẻ \(HF\perp SE\Rightarrow HF\perp\left(SAC\right)\)

\(\Rightarrow HF=d\left(H;\left(SAC\right)\right)\)

\(HE=CH.sinC=\frac{CH.AB}{AC}=\frac{a.3a}{5a}=\frac{3a}{5}\)

\(\frac{1}{HF^2}=\frac{1}{HE^2}+\frac{1}{SH^2}\Rightarrow HF=\frac{HE.SH}{\sqrt{HE^2+SH^2}}=\frac{3a\sqrt{7}}{14}\)

\(\Rightarrow d\left(B;\left(SAC\right)\right)=4HF=\frac{6a\sqrt{7}}{7}\)

24.

\(SA=SC\Rightarrow SO\perp AC\)

\(SB=SD\Rightarrow SO\perp BD\)

\(\Rightarrow SO\perp\left(ABCD\right)\)