K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 7 2021

cái này em tự dùng SGK để thống kê chứ, cái này trong SGK đều có hết rồi mà em

21 tháng 8 2018

Văn học

Quá trình phát triển văn học trong 15 năm: có 2 bộ phận (bộ phận văn học vô sản và bộ phận văn học tư sản, tiểu tư sản nằm trong phạm trù ý thức hệ tư sản). Có 3 thời kỳ:

1. Thời kỳ 1930-1935: Mở đầu là sáng tác thơ văn gắn liền với cao trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao nhất là Xô Viết Ngệ Tỉnh.

Bộ phận văn học tư sản, tiểu tư sản thời kỳ này là văn học lãng mạn: Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn và thơ mới.

Xu hướng văn học phê phán có từ trước 1930 đến thời kỳ này phát triển hơn và xác định rõ ràng hơn về phương pháp thể tài.

2. Thời kỳ 1936-1939

2.1. Văn học vô sản khắc họa thành công hình tượng người chiến sĩ cộng sản say mê lí tưởng, mang một tinh thần nhân đạo mới mẻ:

Thể loại phóng sự, ký sự phát triển.

Thơ ca cách mạng phát triển. Một loạt nhà thơ cách mạng đã xuất hiện: sóng Hồng, Lê Ðức Thọ, Xuân Thủy, Tố Hữu.

Văn học cách mạng thời kỳ này đánh dấu một bước tiến triển mới mẻ của văn học vô sản theo hướng hiện đại hóa.

2.2:- Văn học hiện thực phê phán phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc:

Vấn đề nông dân, nông thôn được đặt ra trong tác phẩm hiện thực phê phán Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng, Tắt đèn của Ngô Tất Tố

Vấn đề phong kiến thực dân được nêu lên một cách gay gắt trong các tác phẩm hiện thực phê phán: Số đỏ, Giông tố của Vũ Trọng Phụng, Tắt đèn của Ngô Tất Tố...

Tác phẩm hiện thực phê phán không dừng lại ở truyện ngắn, phóng sự mà phát triển mạnh mẽ thể tài tiểu thuyết. Ðây chính là một thành công lớn của văn học hiện thực phê phán thời kì này

2.3:- Văn học lãng mạn tư sản, tiểu tư sản vẫn tiếp tục phát triển song nó phân hóa theo các hướng khác nhau.

Bên cạnh chủ đề cũ chống lễ giáo phong kiến và đề cao hạnh phúc cá nhân, Tự lực văn đoàn còn nêu chủ đề mới: chủ trương cải cách bộ mặt nông thôn và cải thiện đời sống cho nông dân Gia đình của Khái Hưng, Con đường sáng của Hoàng Ðạo.

Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đề cập tới hình tượng người chiến sĩ Ðoạn tuyệt, Ðôi bạn của nhà văn Nhất Linh

Thơ mới vẫn tiếp tục trên đà phát triển. Cái Tôi vẫn được khai thác đến phút chót. Thời kì này, Xuân Diệu nổi lên như một hiện tượng văn học. Cái Tôi của các nhà thơ mới càng đi sâu vào thế giới yêu đương thì càng cô đơn lạc lõng và càng sợ sệt Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề (Nguyệt Cầm-Xuân Diệu).

3. Thời kỳ 1939-1945:

3.1 Văn học vô sản rút vào bí mật nhưng vẫn phát triển mạnh mẽ. Thơ ca cách mạng trong tù và thơ ca cách mạng ngoài nhà tù phát triển.

Văn học vô sản nói nhiều tới tương lai, một tương lai rực rỡ đang tiến gần. Thơ Tố Hữu trưởng thành nhanh chóng như tập Từ ấy. Tập Nhật kí trong tù Hồ Chí Minh cũng ra đời trong thời kì này.

Thời kì này thơ tuyên truyền kết hợp với thơ trữ tình cách mạng càng thấm thía, sâu sắc hơn.

Hàng loạt bài chính luận của đồng chí Trường Chinh xuất hiện trên các báo chí của Ðảng vào thời kì này cũng có nhiều giá trị văn học.

Văn học vô sản trong những năm tiền khởi nghĩa đã góp phần quan trọng vào cuộc vận động cách mạng của Ðảng, đập tan chế độ thuộc địa, giành thắng lợi trong những ngày tháng 8 lịch sử 1945.

3.2 Văn học hiện thực phê phán có sự phân hóa:

Có nhà văn thì chết (Vũ Trọng Phụng);

Có nhà văn không viết tiểu thuyết nữa chuyển sang khảo cứu dịch thuật như Ngô Tất Tố.

Có nhà văn mắc phải sai lầm như Nguyễn Công Hoan viết tiểu thuyết Thanh Ðạm.

Một thế hệ nhà văn hiện thực mới ra đời:Nam Cao, Nguyễn Tuân, Mạnh Phú Tư, Nguyễn Ðình Lạp, Bùi Hiển, ...

Nhà văn hiện thực vẫn tiếp tục miêu tả cuộc sống tăm tối của người nông dân Chí Phèo, lão Hạc của Nam Cao; Sống nhờ của Mạnh Phú Tư. Cuộc sống bế tắc mòn mỏi của người trí thức tiểu tư sản cũng được các nhà hiện thực đề cập một cách sâu sắc Sống mòn, Ðời thừa, Trăng sáng của Nam Cao.

Các nhà văn nêu lên mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp thống trị với tầng lớp nhân dân lao động.

3.3 Văn học lãng mạn: cái Tôi bế tắc, cực đoan, có sự phân hóa.

_ Tự lực văn đoàn:

Mang một tâm trạng. Nhất Linh, Khái Hưng đưa ra một chủ nghĩa vô luân, đó là tác phẩm Bướm trắng của Nhất Linh và tác phẩm Thanh đức của Khái Hưng.

Thạch Lam miêu tả những sinh hoạt nâng lên thành nghệ thuật như nghệ thuật ăn tết, Hà Nội 36 phố phường.

Thời kì này Thế Lữ-thành viên của Tự lực văn đoàn đi vào truyện trinh thám đường rừng, truyện ma quỷ như truyện Cái đầu lâu.

Thời kì này Nguyễn Tuân là cây bút tiêu biểu cho trào lưu lãng mạn tư sản, tiểu tư sản trong văn xuôi. Cái ngông của Nguyễn Tuân xuất hiện, đó là một thứ ngông lịch lãm tài hoa. Ở Nguyễn Tuân còn xuất hiện chủ nghĩa xê dịch, đó cũng là thứ xê dịch chân thành và những rung cảm rất tinh tế.

_ Thơ mới:

Khủng hoảng nghiêm trọng. Ðủ các thứ biểu hiện hỗn loạn. Thơ điên, thơ loạn, thơ say càng phát triển mạnh. Ðủ các thứ đạo: đạo của Giatô, của Thích Ca, của Trang Tử. Tất cả đều là những hình thức bế tắc cùng đường của chủ nghĩa cá nhân

Thời kì này nhóm Xuân thu nhã tập xuất hiện. Người ta làm thơ bằng một thứ ngôn ngữ đối lập với tiếng nói của đồng loại, với ý thức kiên quyết không cho ai hiểu được mình:

Mi thơm chanh trĩu nặng buồn da

Rượu tóc loang tháng đậm mùa ngà

21 tháng 8 2018

Lịch sử

1. Một giai đoạn lịch sử tuy chỉ 15 năm , nhưng trải qua bao biến cố, gồm bao sự kiện quan trọng, tác độüng mạnh mẽ đến đời sống vật chất và tinh thần của con người .

1.1: Sự ra đời của Ðảng Cộng Sản Ðông Dương 03-02-1930:

Sự ra đời của Ðảng cộng sản đã tạo ra một bước ngoặt quyết định cho lịch sử cách mạng Việt Nam.

Từ đây, đã chấm dứt tấm bi kịch của những người yêu nước mà không tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.

Do vai trò độc quyền cách mạng của Ðảng, do đường lối chiến lược sách lược vững vàng sáng suốt của Ðảng đã đoàn kết và phát huy được mạnh mẽ tính tích cực, tính sáng tạo của quần chúng nhất là công nông.

Thực tế lịch sử đã chứng minh điều đó:

Ngay sau khi Ðảng ra đời 3-2-1930 cao trào Xô Viết 1930-1931.

Chính quyền cách mạng được thành lập, bước đầu thực hiện những quyền tự do dân chủ cho nhân dân.

Mặt trận dân chủ Ðông Dương được thành lập năm 1936-1939.

Tháng 6-1940 Pháp đầu hàng Ðức. Tháng 91940 chúng mở cửa Ðông Dương cho Nhật vào. Hai tên đế quốc tàn bạo cùng một lúc đàn áp bóc lột nhân dân ta làm cho đời sống nhân dân kiệt quệ, dẫn đến nạn đói khủng khiếp 1945.

Nhưng chính thời kì này phong trào cách mạng lên cao hơn bao giờ hết. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng tháng 9-1940, nhân dân Bắc Sơn nổi dậy. Tháng 11-1940 khởi nghĩa Nam Kì bùng nổ. Tháng 5-1941, Mặt trận Việt minh thành lập, một cao trào giải phóng dân tộc bùng lên, cả nước sục sôi chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa. Tháng 8-1945, cách mạng thành công, chấm dứt chế độ thuộc địa Pháp, Nhật, thành lập nước Việt nam dân chủ cộng hòa.

1.2: Khủng hoảng kinh tế 1929-1933:

Thực dân Pháp ra sức bòn vét bóc lột dân thuộc địa để bù đắp cho những thiệt hại của chúng và dốc vào chiến tranh: tăng sưu, thuế, bắt phu, bắt lính, mở công thải, lạc quyên, lạm phát giấy bạc .v.v...

Ðông Dương thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa thừa ế của chính quốc, kể cả lúa mì năm 1933, Ðông Dương phải bỏ ra 1500 triệu Frăng để mua 50 vạn tấn lúa mì ế của Pháp. (báo Ðàn bà mới-1934).

1.3: Cách mạng Tư sản thất bại, ngày 09-02-1930:

Giai cấp tư sản Việt Nam phát triển khó khăn yếu đuối. Giai cấp này một mặt mâu thuẫn với đế quốc Phong Kiến, mặt khác lại phụ thuộc vào chúng.

Ðịa vị kinh tế non yếu, mỏng manh khiến tư sản dân tộc mất hết khả năng chiến đấu, nếu không có một lực lượng nào thực sự lãnh đạo thì họ chỉ còn có một thái độ là thỏa hiệp với đế quốc (Lê Duẫn-Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam-trang 31).

Giai cấp tư sản Việt Nam chủ trương chính trị trước sau là chủ nghĩa cải lương

Tư sản dân tộc Việt Nam phần lớn là do địa chủ chuyển thành hoặc dính liền với địa chủ thành một thứ tư sản địa chủ khiến cho thái độ chống Phong kiến của nó cũng không dứt khoát

Giai cấp tư sản Việt Nam làm cuộc bạo động Yên Bái ngày 9-2-1930 nhưng thất bại, tầng lớp tiểu tư sản trí thức hoang mang tới cao độ, họ cùng với giai cấp tư sản tìm đường thỏa hiệp với thực dân, hoặc chỉ còn thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc bằng con đường văn chương.

1.4: Cách mạng Vô Sản khi cao trào lúc thoái trào:

Cao trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao nhất là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Do những điều kiện khách quan, chủ quan chưa đầy đủ, phong trào bị thất bại.

Bọn đế quốc một mặt điên cuồng khủng bố, dùng cả máy bay ném bom xuống các đoàn biểu tình, mặt khác ra sức xuyên tạc chủ nghĩa cộng sản, nói xấu và vu khống Liên Xô hòng chia rẽ quần chúng với Ðảng.

Từ cuối năm 1931, cách mạng Việt Nam bước vào thời kì thoái trào.

Từ cuối năm 1932, phong trào lại dần dần hồi phục.

Cuối năm 1933, bóng đen chiến tranh phát xít đe dọa nhân loại. Dưới sự lãnh đạo của quốc tế cộng sản, một phong trào rộng rãi chống phát xít và chiến tranh lan rộng trên thế giới. Ở Pháp, Mặt trận nhân dân thành lập và dành được thắng lợi trong kì tuyển cử tháng 5-1936. Lợi dụng thời cơ đó, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, mặt trận thống nhất Ðông Dương ra đời, tạo nên một phong trào dân chủ sâu rộng chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc bao gồm công, nông, dân nghèo, tiểu thương, tiểu chủ, học sinh, viên chức v.v... và một số tư sản.

Bọn đế quốc phải nhượng bộ. Hàng nghìn tù chính trị được trả lại tự do, luật lao động được ban hành, báo chí tiến bộ được công khai xuất bản.

Tháng 9-1939 chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Mặt trận dân chủ tan vỡ. Lợi dụng tình thế đó, bọn thống trị Ðông Dương thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ mà nhân dân ta vừa giành được. Ðảng phải rút vào bí mật. Thời kì này phong trào cách mạng lên cao, một phong trào giải phóng dân tộc bùng lên, cả nước sục sôi chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa. Tháng 8-1945 dưới sự lãnh đạo của Ðảng cách mạng Việt Nam dành được thắng lợi, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

2. Một xã hội rối ren, đen tối về kinh tế cũng như về kiến trúc thượng tầng.

2.1: Nền kinh tê kiệt quệ dưới ách thực dân phong kiến:

Chế độ sưu thuế, chế độ bắt phu bắt lính của thực dân Pháp và chế độ Phong kiến.

Xã hội Việt Nam là một địa ngục, khắp nơi nạn đói hoành hành, bọn đầu trâu mặt ngựa tác oai tác quái, người chết hàng loạt và khủng khiếp nhất là nạn đói vào mùa xuân năm 1945, hai triệu người bị chết đói.

2.2: Những thế lực thống trị mâu thuẫn nhau:

Mâu thuẫn giữa thực dân phong kiến.

Mâu thuẫn giữa phong kiến với tư sản.

Mâu thuẫn giữa tư sản với thực dân.

2.3: Những lực lượng đối kháng giao tranh, có những chiến tuyến rõ rệt như cách mạng, phản cách mạng; có người yêu nước nhưng hoang mang, có người lơ láo, bàng quang, lẩn trốn...

3. Chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa vô cùng xảo quyệt của thực dân ngày càng nhào nặn xã hội Việt Nam vào cái khuôn khổ có lợi cho chúng.

Thực dân Pháp tiếp tục khai thác nền kinh tế nước ta.

Thực dân Pháp tiếp tục chính sách ngu dân, số người mù chữ chiếm đến 90% dân số.

Chế độ kiểm duyệt gắt gao, cấm đoán tất cả sách báo tiến bộ trong và ngoài nước.

Thực dân Pháp đưa vào nước ta đủ thứ rác rưởi của văn hóa Tư Sản phản động phương Tây, cùng với cặn bã phong kiến, chúng gọi là kết hợp Văn minh Âu Mỹ với Quốc hồn quốc túy An Nam.

4. Một ý thức mới, một tâm lí mới lan tràn.

4.1: Ý thức tâm lí tư sản và tiểu tư sản:

Trí thức, thành thị âu hóa, chịu ảnh hưởng của những sinh hoạt mới, của giai cấp mới và của văn hóa tư sản phương Tây.

Lối sống hưởng lạc phát triển ở thành thị: ăn mặc theo mốt thời trang, lối sống tài hoa son trẻ, vui vẻ trẻ trung, dạy họ cách hưởng thụ cuộc đời một cách hiện đại và thú vị nhất.

Báo chí tư sản, tiểu tư sản nhất là tờ báo Phong hóa, Ngày nay thường huấn luyện phụ nữ cách cải tiến y phục, huấn luyện thanh niên cách chinh phục gái đẹp.

4.2: Giai cấp tư sản Việt Nam thất bại về mặt kinh tế và chính trị hoang mang, dao động, xoay ra đấu trang về mặt văn hóa chống giáo lí phong kiến để đòi tự do cá nhân:

Chống giáo lí phong kiến như cảnh mẹ chồng nàng dâu, mẹ ghẻ con chồng, chế độ đa thê v.v...

Ðề cao hạnh phúc cá nhân, đề cao tình yêu lứa đôi.

16 tháng 11 2021

những số phận khốn khổ

Câu 1: Em hãy kể tên một văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 viết về đề tài người nông dân đã được học trong chương trình Ngữ Văn 8 ( HKI). Nêu rõ tên tác giả?Câu 2: Trong các truyện kí Việt Nam hiện đại em học ở lớp 8, văn bản nào được viết theo thể loại hồi kí? Vì sao em biết?Câu 3: Trong các văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930 -1945, văn bản nào cho em hiểu rõ nhất...
Đọc tiếp

Câu 1: Em hãy kể tên một văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 viết về đề tài người nông dân đã được học trong chương trình Ngữ Văn 8 ( HKI). Nêu rõ tên tác giả?

Câu 2: Trong các truyện kí Việt Nam hiện đại em học ở lớp 8, văn bản nào được viết theo thể loại hồi kí? Vì sao em biết?

Câu 3: Trong các văn bản truyện kí Việt Nam giai đoạn 1930 -1945, văn bản nào cho em hiểu rõ nhất về phẩm chất người phụ nữ Việt Nam?Nêu một vài phẩm chất của nhân vật phụ nữ ấy?

Câu 4: Hãy giải thích nhan đề của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (tác phẩm Tắt đèn - Ngô Tất Tố)?

Câu 5: Đọc văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng), ta thấy chú bé Hồng đã hai lần bật khóc. Em cảm nhận như thế nào về tâm trạng của Hồng trong hai tình  huống ấy?

Câu 6:  Nêu những điểm giống nhau về nghệ thuật của văn bản Trong lòng mẹ (trích: Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng), Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn của Ngô Tất Tố), Lão Hạc củaNam Cao?

Câu 7: Ở phần cuối truyện  Lão Hạc của Nam Cao, khi  đứng trước những bế tắc của cuộc sống, lão Hạc đã tìm đến cái chết như để giải thoát. Em có đồng tình với cách giải quyết này không?Vì sao?

1
1 tháng 7 2019

1. Lão Hạc - Nam Cao

2. Văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng.

Lí do: Tác giả kể lại những kỉ niệm ấu thơ của mình.

3. Vản bản Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố)

Phẩm chất của người phụ nữ: yêu chồng, thương con, đảm đang, tháo vát, bản lĩnh, dũng cảm, bất khuất.

4. Nhan đề "Tức nước vỡ bờ" - lấy từ câu tục ngữ, chỉ tình trạng con người bị áp bức nhiều sẽ vùng dậy, đứng lên chống trả.

16 tháng 7 2018

Mk viết hơi nhanh có gì không rõ ib hỏi mk nhé

Hỏi đáp Ngữ vănHỏi đáp Ngữ vănHỏi đáp Ngữ vănHỏi đáp Ngữ vănHỏi đáp Ngữ văn

17 tháng 7 2018

Không nhất thiết nhé, nếu đã là học văn ta có thể lấy thêm tác phẩm làm dẫn chứng. Trần Thọ Đạt

20 tháng 7 2017

1/* Giống nhau:

- Đều là văn tự sự , là truyện kí hiện đại ( đều được sáng tác thời kì 1930-1945)

- Đều lấy đề tài con người và cuộc sống xã hội đương thời của tác giả,đều đi sâu miêu tả số phận cực khổ của những con người bị vùi dập

- Đều chan chứa tinh thần yêu thương nhân đạo ( yêu thương , trân trọng những tình cảm , những phẩm chất tốt đẹp của con người , tố cáo những gì tàn ác xấu xa )

- Đều có lối viết chân thực , gần gũi đời sống , rất sinh động (bút pháp hiện thực )

* Khác nhau:

-"Trong lòng mẹ" thuộc thể loại hồi kí . "Tức nước vỡ bờ" thuộc thể loại tiểu thuyết còn "Lão Hạc" thuộc thể loại truyện ngắn.

- Khác nhau về nội dung , đặc sắc nghệ thuật

20 tháng 7 2017

​Trong các văn bản truyện kí đã học , nhân vật gây cho tôi nhiều ấn tượng nhất là nhân vật bé Hồng trong văn bản "Trong lòng mẹ".Bé Hồng là kết quả của cuộc hôn nhân gượng ép , không tình yêu . Mẹ cậu là người phụ nữ trẻ trung , xinh đẹp , có trái tim khao khát yêu thương nhưng đành phải chôn vùi tuổi thanh xuân bên người chồng nghiện ngập . Gia đình bé Hồng lúc đầu sưng túc , đầy đủ về vật chất nhưng luôn thiếu vắng niềm vui tiếng cười . Càng về sau , cuộc sống càng suy sụp rồi sụp đổ hẳn . Bố cậu chết vì nghiện ngập , mẹ cậu vì cùng tusng quá phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực . Cậu phải sống cùng bà cô cay độc . Từ nhỏ , cậu luôn phải chịu sự cay nghiệt của họ hàng và phải nghe những lời nói xỉ nhục , cha đạp lên phẩm chất của mẹ cậu . cậu tủi phận vì không có được cuộc sống gia đình am em như bao dua trẻ khac

6 tháng 4 2020

1.-Giá trị hiện thực : đó là việc phản ánh chân thực về các khía cạnh các vấn đề về cuộc sống xã hội con người qua lăng kính chủ quan của người cầm bút

- Giá trị nhân đạo : là niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người, những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. ...

-giá trị hiện thực và nhân đạo trong "Lão Hạc"

* giá trị hiện thực :

+ Phản ánh chân thực xã hội nước ta trước cách mạng tháng 8: thối nát,áp bức,bóc lột nhân dân một cách tàn bạo,vô nhân tính

+phản ánh cuộc sống cũng như số phận của người nông dân trước cách mạng: nghèo khổ,bần hàn,số phận bất hạnh,cùng đường không lối thoát

*giá trị nhân đạo :

+ lên án tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã áp bức nhân dân tới cùng đương không lối thoát

+ là sự cảm thông,thương xót cho số phận của người nông dân trước cách mạng

+ ca ngợi vẻ đẹp của người nông dân : giàu lòng tự trọng,coi trọng danh dự làm người,giàu lòng yêu thương con sâu sắc

2.Nhà văn Nguyên Hồng lại được xem là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng là vì Nguyên Hồng từng có một tuổi thơ bất hạnh,ông đã chảy qua một tuổi thơ không êm đềm,đầy cay đắng.Và có lẽ vì điều này,nên tác phẩm của ông viết rất chân thực và thể hiện sâu sắc sự đồng cảm,lòng nhân ái của tác giả đối với phụ nữ và sự thấu hiểu tâm lý trẻ thơ của ông

3.Ý nghĩa của nhan đề "tức nước vỡ bờ " nghĩa là muốn ám chỉ sự đấu tranh của con người khi bị dồn đến đường cùng. Đồng thời khẳng định qui luật đấu tranh trong cuộc sống: ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh." con giun xéo lắm cũng quằn"

5.Truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao kể về cuộc sống và số phận của nhân vật Lão Hạc.Vợ lão mất sớm ,lão sống với cậu con trai và con chó Vàng.Vì không đủ tiền cưới vợ ,con trai lão bỏ đi đồn điền cao su,lão Hạc sống cô độc với con chó Vàng.Sau một trân ốm,lão đã bán con chó Vàng,lão sang nói chuyện với ông giáo,gửi ông giáo tiền và mảnh vườn nhờ giữ hộ.Sau đó cuộc sống của lão ngày càng khó khăn,lão kiếm được thứ gì ăn thứ đó và từ chối sự giúp đỡ của ông giáo.Một hôm,lão xin Binh Tư một ít bả chó nói là đánh bả con chó hay vào vườn lão.Ông giáo cảm thấy buồn ki nghe Binh Tư kể lại chuyện đó .Lão Hạc tự tử bằng bả chó lúc nàu ông Giáo mới hiểu ra và quyết giữ mảnh vườn cho lão.