K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 2 2023

`-` Nội dung của câu tục ngữ "người sống,đống vàng" là:

  Câu tục ngữ muốn nói với ta rằng con người rất quý nên phải tôn trọng nhau,tôn trọng cuộc sống này.Câu tục ngữ cũng đã nói lên giá trị của con người thông qua vàng.Từ đó ta rút ra rằng ai trong số chúng ta cũng quý,không nên xúc phạm nhau,tôn trọng nhau và còn cho ta biết là vàng hay tiền bạc không phải là tất cả mà tất cả là con người,còn người là còn tất cả.

`-` Ý nghĩa của câu tục ngữ "người sống,đống vàng" là:

  Câu tục ngữ có ý nghĩa trên trái đất này hay bất cứ đâu trên trái đất thì con người vẫn luôn là thứ quý giá nhất,con người còn quý giá hơn vàng nên cần phải trân trong quãng đời này.

`-` Bài học của câu tục ngữ "người sống đống vàng" là:

  Sau câu tục ngữ ta rút ra được bài học là nên quý trọng cuộc sống của mình đang có không nên chế giễu người khác,không phân biệt chủng tộc,không nên dùng tiền chỉ để buôn bán người.Ta phải biết quý trọng mạng sống hơn cả vàng bạc.

\(#TaiHoc24\)

26 tháng 5 2021

Tục ngữ dân tộc Mông

1. "Bạc vàng trên đỉnh núi

Muốn ăn đủ thì hỏi đôi tay"

-Nội dung: Câu tục ngữ nói về sự làm lụng, chịu thương, chịu khó làm ăn của con người. "Bạc vàng" là của cải, là miếng cơm, manh áo, là sự ấm no, đủ đầy. Nhưng để có được những thứ tốt đẹp ấy đòi hỏi con người phải tự mình làm lụng, cố gắng, phấn đấu không ngừng. No hay đói là phụ thuộc vào sự cố gắng từ đôi bàn tay của chúng ta.

-Ý nghĩa: Khuyên con người phải chăm chỉ, cố gắng làm việc khi ấy mới có cuộc sống tốt hơn. Chớ lười biếng mà "há miệng chờ sung". 

2. "Gốc cây nào mọc lá ấy

Gốc cây gỗ không thể mọc tre pheo."

-Nội dung: Câu tục ngữ bàn về bản chất của sự vật, sự việc là không thể thay đổi. Ví như "gốc cây gỗ" không thể "mọc tre pheo". Bản chất của cái thiện là cái thiện, ngược lại cái ác vẫn chính là cái ác.

-Ý nghĩa: Câu tục ngữ khẳng định bản chất của mọi sự việc trên đời này là không thay đổi.

6 tháng 2 2022

Tham khảo nha bạn:

1. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

=>Con chuồn chuồn bay cao tức là áp suất không khí lúc đó cao giúp cho chuồn chuồn bay cao lên thì trời nắng. Khi chuồn chuồn bay vừa tức là có áp suất không khí nhưng không đủ để đưa nó bay cao hơn cũng không đủ đẻ là nó bay thấp xuống nên trời không nắng cũng không mưa tức là trời sẽ râm.

2. Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.

Trồng lúa vào vụ chiêm  (vụ lúa trong mùa hè thường khô hạn và thiếu nước) nên cây lúa chỉ đật tầm ngang bờ ruộng thôi.

Hễ nghe sấm động (có sấm động dẫn đến mưa dông) cây lúa sẽ trổ bông và cho mùa màng bội thu.

3. Kiến đen tha trứng lên cao

Thế nào cũng có, mưa rào rất to.

=>Loài kiến có khả năng dự đoán trước mưa bão do đó khi thấy kiên tha trứng tức là mưa vì khi cảm nhân nguy hiểm đến tổ thì nó sẻ tìm nơi an toàn cho tổ, còn việc mưa rất to là do kiến cảm thấy mưa to đến mức có thể tiêu diệt hết gióng nòi mình nên phải di chuyển đến cây cao thật cao để có thể tránh dược mưa to.

4. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

Nhìn về phía đông trên bầu trời, nếu  thấy chớp giật kèm theo tiếng gà gáy, thì biết rằng trời sắp mưa

5. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.

Đây là kinh nghiệm dân gian về dự báo thời tiết: khi nhìn lên bầu trời thấy trời cao, mây trong xanh thì không có mưa, ngược lại nếu thấy mây trắng bay đầy, bầu trời thấp thì sẽ có mưa. 

1. Cơn đằng Đông vừa trông vừa trông vừa chạy

Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi.

Cơn đằng Bắc, đổ thóc ra phơi

Cơn đằng Tây, mưa ngu bão ngáo.

2. Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.

=>Câu tục ngữ này là hoàn toàn chính xác. Tự cổ chí kim không ai làm chuồng gà, chuồng gia cầm, gia súc theo hướng Đông là vì nguyên nhân hướng gió. Một việc làm đầy tính khoa học và đúng đắn.

3. Trồng khoai đất nạ, gieo mạ đất quen.

=>Muốn trồng khoan ngon, nhiều củ thì nên trồng ở những thửa ruộng mà mùa trước canh tác các loại cây khác, còn mạ thì không cần, chỉ cần trồng trên những mảnh đất chuyện để gieo mạ thì cây mạ sẽ trở nên xanh tốt

4. Một tiền gà, ba tiền thóc.

=>Món lợi nhỏ đòi hỏi sựu thiệt thòi lớn

5. Được mùa quéo, héo mùa chiêm.

b)       Câu tục ngữ “khoai đất lạ, mạ đất quen” chính là một trong những câu tục ngữ trong số đó, nó thể hiện kinh nghiệm gieo trồng mà ông cha ta đã quan sát được khi trồng trọt, trải qua hàng ngàn năm. Từ khoai mà có củ, từ mạ mà thành lúa, thành gạo, chúng đều là những loại lương thực thiết yếu và quan trọng. Thế còn “ đất lạ “ , “ đất quen “ là những từ ngữ chỉ trạng thái sử dụng của ruộng nương. “ Đất lạ “ ý chỉ những ruộng đất trồng đổi vụ, tức là vụ trước trồng một loại cây, vụ sau lại trồng một loại cây khác, không giống nhau. Còn “ đất quen “ thì ngược lại, là những thửa ruộng trồng không đổi vụ, mùa này qua mùa khác vẫn chỉ canh tác một loại cây đó. Cả câu tục ngữ muốn nói lên kinh nghiệm trồng trọt của ông cha ta, nghĩa là muốn trồng khoan ngon, nhiều củ thì nên trồng ở những thửa ruộng mà mùa trước canh tác các loại cây khác, còn mạ thì không cần, chỉ cần trồng trên những mảnh đất chuyện để gieo mạ thì cây mạ sẽ trở nên xanh tốt. Ta cũng có thể hiểu ý câu tục ngữ theo ý rẳng, khoai muốn có năng suất tốt thì nên đem trồng ở những ruộng đất mới, chưa trồng khoai ở vụ trước đó, hay ruộng đã được cày bừa, ven vén, chăm bẵm tốt, tức là khác về chất.

7 tháng 2 2022

cảm ơn bạn nha.

 

7 tháng 11 2021

Nghèo thì phải trung thc ko nên đi ăn cấp

22 tháng 3 2020

Cau 3 giống nhau ca hai la nhung san pham cua su nhan thuc cua nhandân