Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Giống nhau:
- Cũng gồm các giai đoạn thông khí ở phổi, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào
-Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào cũng theo cơ chế khuếch tán từ nơi nồng độ cao tới nơi nồng độ thấp.
*Khác nhau:
- Ở thỏ, sự thông khí ở phổi chủ yếu do hoạt động của cơ hoành và lồng ngực, do bị ép giữa 2 chi trước nên ko dãn nở về phía 2 bên.
- Ở người, sự thông khí ở phổi do nhiều cơ phối hợp hơn và lồng ngực dãn nở cả về phía 2 bên.
1- Cơ thể có thể hít vào thở ra do:
- Tính chất đàn hồi của phổi, thành ngực và hoạt động phối hợp của lồng ngực và các cơ hô hấp => thể tích phổi tăng hoặc giảm tạo nên các động tác thở ra và hít vào:
- Khi thể tích phổi tăng dẫn đến áp suất giảm, vì vậy không khí từ ngoài sẽ tràn vào phổi gây nên động tác hít vào
- Khi thể tích phổi giảm dẫn đến áp suất tăng vì vậy không khí từ trong phổi sẽ tràn ra ngoài gây nên động tác thở ra.
2- Nguyên nhân xảy ra sự trao đổi khí ở phổi và tế bào là do cơ chế khuếch tán các khí từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp:
- Sự trao đổi khí ở phổi: Không khí ở ngoài vào phế nang giàu ôxi, nghèo cacbonic. Máu từ tim tới phế nang giàu cacbonic, nghèo ôxi. Nên ôxi từ phế nang khuếch tán vào máu và cacbonic từ máu khuếch tán vào phế nang.
- Sự trao đổi khí ở tế bào: Máu từ phổi về tim giàu oxi sẽ theo các động mạch đến tế bào. Tại tế bào luôn xảy ra quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng, đồng thời tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonnic, nên nồng độ oxi luôn thấp hơn trong máu và nồng độ cacbonic lại cao hơn trong máu. Do đó oxi từ máu được khuếch tán vào tế bào và cacbonnic từ tế bào khuếch tán vào máu.
3- Vì sao nói trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào?
- Trong hoạt động sống của tế bào tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonnic, khi lượng cacbonnic nhiều lên trong máu sẽ kích thích trung khu hô hấp ở hành não gây phản xạ thở ra. Như vậy ở tế bào chính là nơi sử dung oxi và sản sinh ra cacbonic => Do đó sự trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của sự trao đổi khí bên ngoài ở phổi. Ngược lại nhờ sự trao đổi khí ở phổi thì oxi mới được cung cấp cho tế bào và đào thải cacbonic từ tế bào ra ngoài. Vậy trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào.
Trong hoạt động sống của tế bào tạo ra sản phẩm phân hủy là cacbonic , khi lượng cacbonic nhiều lên trong máu sẽ kích thích trung khu hô hấp ở hành não gây phản xạ thở ra. Như vậy ở tế bào chính là nơi sử dụng oxi và sản sinh ra cacbonic. Do đó sự trao đổi khí ở tế bào là nguyên nhân bên trong của trao đổi khí ở phổi.
Để bảo vệ hệ thần kinh cần tránh sử dụng những chất gây hại đối với hệ thần kinh như :
- Chất kích thích : rượu, chè, cà phê... thường kích thích làm thần kinh căng thẳng gây khó ngủ, ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe.
- Chất gây nghiện : hêrôin, cây cần sa... thường gây tê liệt thần
kinh, ăn ngủ kém, cơ thể gầy gò, yếu. Ấy là chưa nói đến tác hại khác về mặt xã hội.
- Các chất khác làm suy giảm chức năng hệ thần kinh.
Loài người (Homo sapiens) thuộc bộ Linh trưởng (Primates), lớp Thú (Mammalia) nên cũng có đặc điểm chung của lớp Thú đó là bộ lông mao trên cơ thể.
Ở người, lông mao chính là tóc, lông tay, lông chân, râu, ria, ....
Đối với em, tình bà cháu là không thể thiếu được. “Bà”, một tiếng đơn sơ ấy thôi nhưng thật thân thương, gần gũi với em từ khi mới bi bô tập nói. Hình ảnh bà luôn in sâu trong trí nhớ em. Một người bà hiền từ, nhân hậu cả cuộc đời vì con, vì cháu.
Bà năm nay đã ngoài sáu mươi, dáng người nhỏ, gầy với mái tóc pha sương nay đã bạc màu mây trắng. Lưng bà đã bắt đầu còng xuống, nước da bị nắng cháy sạm, có chỗ đã xuất hiện những chấm đồi mồi. Vì bà đã phải bươn chải, tần tảo buôn bán để nuôi mẹ, các cậu và các dì. Mắt bà không còn tinh tường như xưa nữa, con ngươi đã hơi đùng đục nhưng cái nhìn của bà thì vẫn như thưở nào: hiền hậu, yêu thương. Hai gò má của bà nhô lên, rám nắng, đôi môi khô và thâm lại theo năm tháng của cuộc đời., Trên khuôn mặt xuất hiện nhiều nếp nhăn ở đuôi mắt, khóe môi. Mỗi khi bà cười, những nếp nhăn ấy lại hằn sâu hơn. Những lúc buồn, đôi mắt bà đăm chiêu như phản chiếu những ngày lặn lội vất vả vì những miếng cơm manh áo cho con cái.
Những ngày thơ ấu, em được sống trong vòng tay yêu thương của bà. Bao giờ bà cũng quý mến, yêu thương và hết lòng chăm sóc cho em. Những bài hát ru êm dịu của bà đã đưa em vào giấc ngủ say nồng. Bằng chất giọng trầm ấm và lối kể chuyện hấp dẫn, bà đưa em lạc vào thế giới thần tiên của người xưa. Những lúc em dỗi hờn, khóc lóc, bà kiên nhẫn dỗ dành, cưng nựng cháu. Đến lúc lớn, bà đã cho em những lời khuyên qua những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao…
Hình ảnh của bà thân thiết. Bà tuổi cao sức yếu nhưng tình cảm thì lại bao la, nhân hậu. Em rất hạnh phúc khi có được một người bà như thế. Suốt đời em sẽ nhớ mãi những tháng năm được sống bên bà, được bà yêu thương và chiều chuộng. Bà ơi! Cháu sẽ khắc ghi những lời bà dạy, khắc ghi mãi hình bóng bà trong tim. Cháu sẽ luôn cố gắng phấn đấu để thành đứa con ngoan, trò giỏi như điều bà mong ước.
Tế bào limphô B đã phá huỷ các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, vi rút bằng cách tiết ra các kháng thể để vô hiệu hoá các tế bào vi khuẩn
Vi tay nguoi lao dong de tao ra san pham. Vay moi noi tay nguoi vua lam de tao ra san pham vua la phuong tien vo cung quan trong trong viec tao ra san pham.
Khái niệm : Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ.
* Ví dụ : Khi chân ta dẫm phải hòn than, chân vội nhấc lên là một phản xạ. Con chuột đang đi. bỗng nhìn thấy con mèo, liền chạy trốn cũng là một phản xạ..
Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cau-1-cau-2-trang-23-sgk-sinh-hoc-lop-8-c67a17208.html#ixzz4Iun3Rgf3
1. Một nơron điển hình gồm có :
- Thân nơron : chứa nhân , các bào quan .
- Nhiều sợi nhánh : phân nhánh , xuất phát từ thân nơron .
- Sợi trục : có thể có hoặc không bao miêlin , tận cùng có các cúc xinap .
2.
a, Xương là một cơ quan sống:
- Xương cấu tạo bởi các phiến vôi do mô liên kết biến thành , trong chứa các tế bào xương.
- TB xương có đầy đủ các đặc tính của sự sống: dinh dưỡng, lớn lên, hô hấp, bài tiết, sinh sản, cảm ứng… như các loại tế bào khác.
- Sự hoạt động của các thành phần của xương như sau:
+ Màng xương sinh sản tạo ra mô xương cứng, mô xương xốp.
+ Ống xương chứa tuỷ đỏ, có khả năng sinh ra hồng cầu.
+ Xương tăng trưởng theo chiều dài và theo chiều ngang.
b, Xương có những đặc điểm về thành phần hóa học và cấu trúc đảm bảo độ vững chắc và mềm dẻo :
- Đặc điểm về thành phần hóa học của xương :
+ Ở người lớn , xương cấu tạo khoảng 1/3 chất hữu cơ , 2/3 chất vô cơ ( tỉ lệ này thay đổi theo độ tuổi ) .
+ Chất hữu cơ làm cho xương mềm dẻo và có tính đàn hồi.
+ Chất vô cơ làm xương cứng nhưng dễ gãy .
-> Sự kết hợp 2 loại chất này làm cho xương vừa mềm dẻo vừa vững chắc .
- Đặc điểm về cấu trúc xương :
+ Cấu trúc hình ống của xương dài giúp xương vững chắc và nhẹ .
+ Mô xương xốp cấu tạo bởi các nan xương xếp theo hướng áp lực mà xương phải chịu , giúp cho xương có sức chịu đựng cao .
c, Rèn luyện , giữ gìn bộ xương phát triển cân đối :
Ở lứa tuổi thanh thiếu niên , xương còn mềm dẻo vì tỉ lệ chất hữu cơ > 1/3 , tuy vậy trong thời kì này xương lại phát triển nhanh chóng , do đó muốn cho xương phát triển bình thường để cơ thể cân đối , đẹp và khỏe mạnh , phải giữ gìn vệ sinh về xương :
- Khi mang vác , lao động phải đảm bảo vừa sức và cân đối hai tay .
- Ngồi viết ngay ngắn , không tựa ngực vào bàn , không gục đầu ra phía trước ...
- Không đi giày chặt và cao gót .
- Lao động vừa sức , luyện tập TDTT thường xuyên , phù hợp với lứa tuổi và đảm bảo khoa học .
- Hết sức đề phòng và tránh các tai nạn làm tổn thương đến xương .
Cơ thể vận động được là nhờ có xương, khớp, cơ. Xương là chỗ bám cho các cơ, khi cơ co hay duỗi sẽ làm cho xương chuyển động. Hoạt động của xương và khớp giống như một hệ thống đòn bẩy: xương là đòn bẩy, khớp là điểm tựa, cơ là lực phát động.
Tiểu cầu là những tế bào nhỏ lưu hành trong máu, có chức năng tham gia vào quá trình đông máu, giữ vai trò rất quan trọng trong cầm máu và chống chảy máu. Tiểu cầu lưu thông bình thường trong máu với số lượng từ 150 đến 400 triệu/ml máu.
Khi cơ thể bị thương, tiểu cầu vỡ ra và giải phóng enzim. Enzim biến chất sinh tơ máu thành tơ máu. Tơ máu biến thành mạng lưới ôm lấy các tế bào máu tạo thành một khối máu đông để chống mất máu, bịt kín vết thương...
Các bạch cầu tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể là :
- Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đại thực bào thực hiện
- Sự tiết ra kháng thể để vô hiệu hoá các kháng nguyên do các bạch cầu limphô B thực hiện
- Sự phá hủy các tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh do các tế bào limphô T thực hiện.