K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 6 2018

Đáp án B.

(1) Sai. Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa theo hướng phân li.

(2) Đúng. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, những cá thể sinh vật nào có biến dị di truyền tốt hơn sẽ giúp chúng sống sót và sinh sản cao hơn.

(3) Sai. Các yếu tố ngãu nhiên có thể tác động lớn đến số lượng lớn cá thể (hiện tượng thắt cổ chai) qua đó làm thay đổi tần số alen một cách nhanh chóng hươn chọn lọc tự nhiên.

(4) Đúng. Tiến hóa nhỏ còn có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

24 tháng 3 2019

Các nhận xét không đúng:

(1) Cơ quan thoái hóa là cơ quan tương đồng

(3) Cơ quan tương đồng phản ánh hướng tiến hóa phân li

(6) Bằng chứng trực tiếp là hóa thạch.

Chọn A

10 tháng 12 2018

Đáp án : B

Các nhận xét đúng là (2) (4) (5)

1 sai, cơ quan thoái hóa là cơ quan tương đồng

3 sai, cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân li

6 sai ,  bằng chứng chứng minh trực tiếp chứng minh nguồn  gốc của sinh giới là hóa thạch

23 tháng 4 2018

Đáp án B

Nhắc đến “nhân tố tiến hóa” ta nghĩ ngay đến thuyết tiến hóa hiện đại vì ở thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại mới có khái niệm các nhân tố tiến hóa.

(1) Đúng. Tác động của chọn lọc tự nhiên là đến khả năng sống sót và sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. Suy cho cùng là khả năng truyền lại vật chất di truyền cho đời sau thể hiện chủ yếu qua khả năng sinh sản.

(2) Sai. Chọn lọc tự nhiên luôn tác động lên quần thể. Trong khái niệm CLTN có nhắc đến CLTN là sự phân hóa về khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.

(3) Đúng. Đây là tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, cụ thể là hiện tượng “thắt cổ chai”.

(4) Sai. Ta biết được giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể mà chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, có những nhận định sau về cơ chế tiến hoá (1) Trong điều kiện bình thường, chọn lọc tự nhiên không thể đào thải hết một alen lặn gây chết ra khỏi quần thể giao phối. (2) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố trực tiếp tạo ra những kiểu gen thích nghi với môi trường. (3) Chọn lọc tự nhiên không phải là cơ chế tiến hóa duy nhất liên tục dẫn đến tiến...
Đọc tiếp

Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, có những nhận định sau về cơ chế tiến hoá

(1) Trong điều kiện bình thường, chọn lọc tự nhiên không thể đào thải hết một alen lặn gây chết ra khỏi quần thể giao phối.

(2) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố trực tiếp tạo ra những kiểu gen thích nghi với môi trường.

(3) Chọn lọc tự nhiên không phải là cơ chế tiến hóa duy nhất liên tục dẫn đến tiến hóa thích nghi mà còn hai cơ chế tiến hóa quan trọng khác là phiêu bạt di truyền và dòng gen nữa.

(4) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen không ngẫu nhiên mà theo 1 hướng xác định, nó có xu hướng làm tăng tần số các alen có lợi, giảm tần số các alen có hại, dẫn đến sự sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

A.  1          

B.  2                           

C.  3                      

D. 4

1
30 tháng 6 2017

Đáp án B

Các nhận định đúng là (1) (4)

2 sai, CLTN chỉ là nhân tố gián tiếp,

sàng lọc và giữ lại những kiểu gen thích nghi với môi trường.

Còn đột biến và giao phối mới là nhân tố trực tiếp 3 sai phiêu

bạt di truyền và dòng gen chỉ liên quan đến sự thay đổi tần

số alen và thành phần kiểu gen nhưng không theo 1 hướng nào

cả, không liên quan đến sự thích nghi của sinh vật

 

Cho những nhận xét sau: (1) Đột biến gen và di-nhập gen đều có thể tạo ra vốn gen phong phú cho quần thể. (2) Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng trong việc quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. (3) Giao phối không ngẫu nhiên và di-nhập gen đều có thể làm nghèo vốn gen của quần thể. (4) Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên đều làm...
Đọc tiếp

Cho những nhận xét sau:

(1) Đột biến gen và di-nhập gen đều có thể tạo ra vốn gen phong phú cho quần thể.

(2) Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng trong việc quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

(3) Giao phối không ngẫu nhiên và di-nhập gen đều có thể làm nghèo vốn gen của quần thể.

(4) Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên đều làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

(5) Giao phối ngẫu nhiên và đột biến gen đều là nhân tố tiến hóa vô hướng.

(6) Đột biến và giao phối không ngẫu nhiên đều làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp.

(7) Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen một cách đột ngột.

(8) Đột biến thay đổi tần số alen chậm nhất, chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen nhanh nhất.

Có bao nhiêu nhận xét sai?

A. 4

B. 5

C. 2

D. 3.

1
2 tháng 10 2019

Đáp án A

Nội dung 1, 3, 4, 5 đúng.

Nội dung 2 sai. CLTN mới là nhân tố tiến hóa có hướng trong việc quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

Nội dung 6 sai. Giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

Nội dung 7 sai. CLTN không làm thay đổi tần số alen một cách đột ngột.

Nội dung 8 sai. Yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen nhanh nhất

28 tháng 1 2019

Chọn đáp án D

Cả 6 phát biểu đều đúng. Giải thích:

R II đúng. Vì đột biến cung cấp nguyên liệu sơ cấp, giao phối tạo ra nguyên liệu thứ cấp.

R IV đúng. Vì các yếu tố ngẫu nhiên có thể sẽ loại bỏ các kiểu gen trong quần thể, do đó làm suy giảm vốn gen của quần thể.

R VI đúng. Vì quần thể vi khuẩn có bộ gen đơn bội và sinh sản nhanh cho nên tất cả các đột biến đều được thể hiện ra kiểu hình và được CLTN tác động.

17 tháng 1 2019

Đáp án A

(1) Đúng. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa. Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc nào đó sẽ làm xuất hiện sự cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện.

(2) Sai. Vì CLTN thường làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen một cách chậm chạp.

(3) Sai. Vì các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen nên có vai trò với tiến hóa.

(4) Sai. Vì có các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể

Trong số các phát biểu dưới đây, số lượng các phát biểu chính xác về các nhân tố tiến hóa tác động lên một quần thể theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại: (1) Chọn lọc tự nhiên luôn làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. (2) .Khi không có tác động của đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành...
Đọc tiếp

Trong số các phát biểu dưới đây, số lượng các phát biểu chính xác về các nhân tố tiến hóa tác động lên một quần thể theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại:

(1) Chọn lọc tự nhiên luôn làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

(2) .Khi không có tác động của đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể có thể thay đổi bởi sự tác động của các yếu tố khác.

(3) Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến hóa.

(5) Giao phối không ngẫu nhiên có thể cải biến tần sổ alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo thời gian

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

1
17 tháng 7 2019

Đáp án A

Các phát biểu đúng là 2, 3

1 sai vì CLTN tác động trực tiếp đến kiểu hình   và tác động gián tiếp lên kiểu  gen . Chọn lọc tự nhiên có thể diễn ra theo hai hướng

Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội thì nhanh chóng thay đổi thành phần kiểu gen nhanh chóng

Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn => thay đổi thành  phần kiểu gen một cách  chậm chạm

Hiện tượng làm thay đổi tần số alen cách đột ngột là do hiện tượng biến động di truyền

4 sai vì yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể nên các yếu tố ngẫu nhiên vẫn có vai trò đối với tiên hóa

5 sai, giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen

Cho các nhận xét sau: 1.Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là đại phân tử axit nucleic và protein, đây là bằng chứng sinh học phân tử. 2.Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa phân ly. 3.Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa đồng quy. 4.Lớp lông mao bao bọc trên cơ thể người là cơ quan thoái hóa. 5.Đảo đại dương có nhiều loài đặc hữu hơn đảo lục địa. 6.Đảo lục địa có...
Đọc tiếp

Cho các nhận xét sau:

1.Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là đại phân tử axit nucleic và protein, đây là bằng chứng sinh học phân tử.

2.Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa phân ly.

3.Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa đồng quy.

4.Lớp lông mao bao bọc trên cơ thể người là cơ quan thoái hóa.

5.Đảo đại dương có nhiều loài đặc hữu hơn đảo lục địa.

6.Đảo lục địa có thành phần loài tương tự như phần lục địa gần đó.

7.Bản chất của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể.

8.Đối với Dacuyn, chọn lọc tự nhiên tác động lên toàn bộ quần thể chứ không tác động lên từng cá thể riêng lẻ.

Các nhận xét đúng là:

A. 1, 3, 5, 7                    

B.  1, 4, 5, 6                  

C.  2, 4, 5, 8                  

D.  1, 3, 5, 8

1
12 tháng 12 2017

Đáp án : B

Các nhận xét đúng là : 1, 4, 5, 6