Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án: D.
Sông Đà Rằng có 1 mùa ít nước → A, B loại. Sông Hồng, sông Mê Công lũ vào mùa hạ → C loại.
Đáp án: A.
Dựa vào biểu đồ nhận thấy, Sông Hồng nhiều nước quanh năm. Sông Đà Rằng mùa khô ít nước. Cả 2 sông đều có một mùa lũ và một mùa cạn, mùa lũ trên sông Hồng vào mùa hạ, mùa lũ trên sông Đà Rằng vào thu - đông.
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng, giai đoạn 1995 – 2002
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
- Dân số, sản lượng lương thực, bình quân lương thực theo đầu người đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau.
- Sản lượng lương thực có tốc độ tăng nhanh nhất, tiếp đến là bình quân lương thực theo đầu người và có tốc độ tăng thấp nhất là dân số (dẫn chứng).
* Giải thích
- Dân số tăng chậm do thực hiện có hiệu quả chính sách dân số và kế họach hoá gia đình.
- Sản lượng lương thực tăng nhanh nhất do đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ (vụ đông); áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
- Bình quân lương thực theo dầu người tăng do sản lượng lương thực có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số.
Dựa vào bảng số liệu đã cho, nhận xét thấy Sự phân hóa chế độ nước sông Hồng khá sâu sắc, tháng đỉnh lũ lưu lượng đạt 9246 m3/s trong khi tháng kiệt lưu lượng chỉ 914m3/s , chênh nhau hơn 10 lần => Chọn đáp án B
a) Vẽ biểu đồ
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch rõ nét trong giai đoạn 1990 - 2010:
- Tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp từ chỗ chiếm vị trí cao nhất trong cơ cấu năm 1990 (45,6%) đã giảm xuống còn 12,6% (năm 2010), giảm 33,0% và hiện đứng vị trí thấp nhất trong cơ cấu.
- Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng từ chỗ chiếm vị trí thấp nhất trong cơ cấu năm 1990 (22,7%) đã tăng lên 43,8% (năm 2010), tăng 21,1% và hiện chiếm vị trí cao nhất trong cơ cấu.
- Tỉ trọng khu vực dịch vụ cũng tăng, từ 31,7% (năm 1990) lên 43,6% (năm 2010), tăng 11,9% và hiện vẫn đứng vị trí thứ hai trong cơ cấu.
* Giải thích
- Do công cuộc đổi mới đã thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ.
- Đồng bằng sông Hồng đang đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, vì cơ cấu kinh tế cũ không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay.
- Đồng bằng sông Hồng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, dịch vụ.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng.
a) Vẽ biểu đồ
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
Giai đoạn 1995 - 2002:
- Năng suất lúa của cả nước và Đồng bằng sông Hồng đều tăng liên tục.
- Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng luôn cao hơn cả nước.
* Giải thích
- Năng suât lúa tăng là do áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất như sử dụng các giống mới cho năng suất cao, phù hợp với các vùng sinh thái; sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc cho sản xuất lúa; chuyển đổi cơ cấu mùa vụ để hạn chế rủi ro.
- Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng cao là do đây là vùng có trình độ thâm canh lúa gạo cao nhất cả nước.
Dựa vào biểu đồ đã cho, nhận xét thấy sự phân mùa trong chế độ dòng chảy sông Hồng sâu sắc, tháng cao nhất (tháng 8) lưu lượng nước sông đạt >9000m3/s; tháng kiệt nhất (tháng 3) lưu lượng chưa đạt 1000m3/s
=> nhận xét không đúng là Sự phân mùa trong chế độ dòng chảy sông Hồng không sâu sắc => Chọn đáp án A