K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4 2023

+Ở đới lạnh là các loài động vật ngủ đông hay di cư theo mùa như gấu trắng, ngỗng trời,... 

+Ở đới nóng có các loài động vật chịu nóng và khô hạn như bọ cạp, rắn, lạc đà,..

16 tháng 5 2022

REFER

1.

- khí hậu : + nhiệt độ cao

+ lượng mưa: mưa nhiều,mưa quanh năm

+độ ẩm: cao, không khí ẩm ướt, ngột ngạt

- nắng nóng và mưa nhiều quanh năm tạo điều kiện thuận lợi cho rừng rậm xanh quanh năm phát triển.rừng có nhiều loại cây,mọc thành nhiều tầng rậm rạp và có nhiều chim,thú sinh sống
2.Đặc điểm của môi trường

- Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực. - Khí hậu lạnh lẽo, mùa đông rất dài. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10°C, thậm chí xuống đến -50°C. - Mưa ít (lượng mưa trung bình năm dưới 500 mm) và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi, đất đóng băng quanh năm.

 

Giới thực vật và động vật, đặc biệt là động vật đặc biệt hơn ở các đới khác là về cách thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt.

- Động vật có 2 cách chống lại cái lạnh:

+ Chống lạnh chủ động: có lớp lông dày hoặc lớp mỡ dày dưới da, sống thành đàn đông đúc để sưởi ấm cho nhau.

+ Chống lạnh thụ động: ngủ đông để giảm tiêu hao năng lượng trong giai đoạn lạnh nhất, hoặc di cư đến nơi ấm áp hơn để tránh mùa đông.

- Thực vật: khí hậu quá lạnh ở hai cực không thích nghi với đời sống của thực vật nên chúng chỉ phát triển trong thời gian ngắn ngủi mùa hạ và chủ yếu ở ven biển băng Bắc Cực. Ở Nam Cực không có thực vật vì quá lạnh.
3.

 

khí hậu: - khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và lạnh : không nóng và mưa nhiều như đới nóng,không lạnh và mưa nhiều như đới lạnh

-thời tiết có nhiều biến động thất thường do:

+ vị trí trung gian giữa hải dương(khối khí ẩm) và lục địa(khối khí khô lạnh)

+ vj trí trung gian giữa đới nóng(khối khí chí tuyến nóng khô) và đới lạnh(khối khí cực lục địa

16 tháng 5 2022

Tham khảo

* đới nóng:

- khí hậu : + nhiệt độ cao

+ lượng mưa: mưa nhiều,mưa quanh năm

+độ ẩm: cao, không khí ẩm ướt, ngột ngạt

- nắng nóng và mưa nhiều quanh năm tạo điều kiện thuận lợi cho rừng rậm xanh quanh năm phát triển.rừng có nhiều loại cây,mọc thành nhiều tầng rậm rạp và có nhiều chim,thú sinh sống

* đới ôn hòa

khí hậu: - khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và lạnh : không nóng và mưa nhiều như đới nóng,không lạnh và mưa nhiều như đới lạnh

-thời tiết có nhiều biến động thất thường do:

+ vị trí trung gian giữa hải dương(khối khí ẩm) và lục địa(khối khí khô lạnh)

+ vj trí trung gian giữa đới nóng(khối khí chí tuyến nóng khô) và đới lạnh(khối khí cực lục địa

- Hàn đới (Đới lạnh)
+ Vị trí: từ 63 độ 33'B đến 90 độ B; từ 63 độ 33'N đến 90 độ N.
+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn.
+ Lượng nhiệt: lạnh quanh năm.
+ Lượng mưa: dưới 500mm.
+ Gió: thường hoạt động là gió Đông cực.

 

16 tháng 3 2021

1

- Đặc điểm của ba đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới:

+ Nhiệt đới: nhiệt độ quanh năm cao (trung bình trên 20"C) và trong năm có một thời kì khô hạn (từ 3 đến 9 tháng). Càng gần chí tuyến, thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt càng lớn; lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1500mm, chủ yếu tập trung vào mùa mưa.

+ Ôn đới: mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh, nên thời tiết thay đổi thất thường; lượng nhiệt trung bình; các mùa thể hiện rất rõ trong năm; gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió tây ôn đới; lượng mưa trong năm dao động từ 500 mm đến 1000 mm.

+ Hàn đới: có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy mặt trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10"c, thậm chí xuống đến -50°C; mùa hạ thật sự chỉ kéo dài 2-3 tháng, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít vượt quá 10nc. Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ).

2 Không khí trên trái đất lúc 13h mà không nóng lúc 12h vì:

Lúc 12 giờ mặt trời chiếu trực diện vào trái đất tạo ra nhiệt lớn nhất của sự truyền nhiệt. Tuy nhiên, vào lúc 13 giờ sự truyền nhiệt của Mặt Trời có phần giảm thì Trái Đất tỏa nhiệt theo nguyên lí "khi các tia bức xạ của Mặt Trời chiếu vào Trái Đất, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên.

3 Có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa là do: Đặc tính hấp thu nhiệt của đất và nước khác nhau. Điều này dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho không khí ở bề mặt lục địa và bề mặt đại dương khác nhau.

Câu 4 so sánh của nơi nào

 

16 tháng 3 2021

ucche lợi dụng thời cơ chiếm GP của em

CK
Cô Khánh Linh
Manager VIP
6 tháng 6 2023

1. Sự khác biệt giữa động vật đới nóng và động vật đới lạnh.

 Sự khác nhau rõ rệt nhất có thể thấy ở tập tính của động vật:

- Động vật đới nóng thường hoạt động vào ban đêm (đối với môi trường hoang mạc) để tránh nắng nóng, chúng cũng có khả năng nhảy cao và xa để tránh tiếp xúc nhiều với mặt cát.

- Động vật đới lạnh thường có tập tính ngủ đông để tránh giá rét vào màu đông và dự trữ mỡ dày sưởi ấm cơ thể.

2. Dân cư thưa thớt ở các vùng do sự không thuận lợi về các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư:

- Ở vùng hoang mạc: nhiệt độ quá nóng, con người khó thích nghi, khó phát triển kinh tế.

- Ở vùng hải đảo: quá xa đất liền, các hoạt động liên lạc, trao đổi đến đất liền mất nhiều thời gian, tài nguyên khai thác khó khăn, nơi ở không ổn định (thường phải sống trên thuyền, bè).

3. 

a. Có 6 nhân tố hình thành đất gồm: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian và con người.

b. Sinh vật là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình hình thành đất. Nó tạo nên chất mùn cho đất hay độ phì của đất. Độ phì là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt đất với đá.

4. 

- Đất bao gồm thành phần hữu cơ và thành phần vô cơ.

- Thành phần hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng quan trọng vì nó cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết do cây sinh trưởng và phát triển. Nếu không có chất hữu cơ, cây sẽ chết.

8 tháng 4 2023
ĐỚIPHẠM VIKHÍ HẬUTHỰC VẬT, ĐỘNG VẬT
NÓNG

30oB - 30oN

nónghết sức phong phú và đa dạng
ÔN HÒA

300B - 600B và 

300N - 600N

mang tính trung gian giữa đới nóng và đới lạnh

- thực vật: chủ yếu là rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng hỗn hợp, thảo nguyên,...

- động vật: đa dạng

LẠNH600B đến cực Bắc và 600N đến cực Namkhắc nghiệt

- thực vật: thấp lùn, chủ yếu là rêu, địa y và các cây thân thảo tồn tại trong mùa hạ ngắn ngủi

- động vật: các loài thích nghi được với khí hậu lạnh (gấu trắng, chim cánh cụt,...)

 

29 tháng 4

Đới Nóng:
- Phạm vi: Đới nóng nằm giữa 2 chí tuyến Nam và Bắc.
- Khí hậu: Nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ trung bình luôn trên > 20 độ C. Mưa nhiều quanh năm, lượng mưa trung bình từ 1500 - 2500 mm/năm.
- Thực vật và động vật: Thảm thực vật và động vật sinh sống phong phú đa dạng.

Đới Ôn Hòa:
- Phạm vi: Đới ôn hòa nằm giữa đới nóng và đới lạnh, trong khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu Nam Bắc.
- Khí hậu: Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu của đới lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở mức khoảng 10 - 12 độ C và lượng mưa rơi vào khoảng 600 - 800 mm mỗi năm.
- Thực vật và động vật: Ở đới ôn hòa, cả thực vật và động vật đều phản ánh sự đa dạng và phong phú.

Đới Lạnh:
Phạm vi: Đới lạnh trải dài từ hai vòng cực đến hai cực Bắc và Nam.
Khí hậu: Mùa đông rất dài, Mặt trời hiếm khi xuất hiện, quanh năm có nhiều bão tuyết. Nhiệt độ trung bình năm của đới lạnh luôn dưới -10 độ C, xuống -50 độ C. Lượng mưa thấp, trung bình hàng năm dưới 500 mm.
Thực vật và động vật: Hiếm hoi.

18 tháng 4 2022

Tham khảo:

đới lạnh:

– Vô cùng lạnh lẽo nhiệt độ TB < – 10°C,mùa hạ ngắn  nhiệt độ không quá 10°C, biên độ nhiệt lớn. Lượng mưa ít, trung bình khoảng 200mm/năm.

đới ôn hòa:

– Mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh.

11 tháng 9 2022

Tham khảo;

-Đặc điểm nổi bật của môi trường đới nóng:

+ Nắng nóng, mưa nhiều quanh năm.

+ Độ ẩm và nhiệt độ cao tạo điều kiện cho rừng rậm xanh quanh năm phát triển.

+ Cây rừng rậm rạp, xanh tốt quanh năm, nhiều tầng, nhiều dây leo ,chim thú.

21 tháng 11 2016

1. Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.
- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.
2. Đất
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
Ví dụ : Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, .... vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ờ các bãi ngập triều ven biển.
Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên i: nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.
Địa hình
Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

4. Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
5. Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.

 

14 tháng 8 2016

a)

- Động vật chịu sự ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật.  

- Vì động vật có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Một số động vật còn có thể di cư theo mùa hay ngủ đông để thích nghi với khí hậu.

b) 

- Có thực vật mới có động vật ăn cỏ, có động vật ăn cỏ mới có động vật ăn thịt. Như vậy, sự phân bố thực vật ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật.

c)

- Tích cực: Con người những giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác, mở rộng sự phân bố của chúng.

- Tiêu cực: Con người còn thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loại thực, động vật. Việc khai thác rừng bừa bãi đã làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đi nơi khác. Hiện nay, số lượng loài sinh vật đang giảm dần.

ĐớiThực vật chủ yếuĐộng vật chủ yếu
Hàn đới

Cây thông, cây xương rồng,...

Gấu Bắc Cực,Sói Bắc Cực, Tuần lộc,...
Ôn đớiDâu, cỏ, các loại hoa theo mùa,...Gà, bò, trâu, cá, chó, mèo,chim, vịt, heo,...
Nhiệt đớiNho, sầu riêng, chôm chôm, mãng cầu, hồ dương, cây thông,...Trăn, rắn, đà điểu, ếch, cóc,nhái, báo, sư tử, khỉ, sóc, gấu,... 

 

10 tháng 5 2016

1. Yếu tố khí hậu ảnh hưởng lớn đến sự phân bố của thực vật chủ yếu thông qua nhiêt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng. So với thực vật thì động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật vì động vật có thể duy chuyển hoặc tự thay đổi để thích nghi với môi trường

2. Ngoài yếu tố khí hậu, sự phân bố của thực vật còn chịu ảnh hưởng của những yếu tố là Đất, địa hình, sinh vật và con người

3. Ảnh hưởng tiêu cực: Thu hẹp môi trường sống của sinh vật, Gây ô nhiễm môi trường sống, săn bắn, chặt phá trái phép các loài động vật - thực vật. Tích cực: Mang các giống cây, con vật đi khắp nơi, mở rộng sự phân bố, xây dựng các khu bảo tồn