K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 8 2017

Câu hỏi của Đặng Quỳnh Ngân - Địa lý lớp 0 | Học trực tuyến

17 tháng 8 2017

Cho biết sự đa dạng về văn hóa thời phong kiến. - Hoc24.vn

20 tháng 9 2018

Ấn Độ là nước có nền văn hoá lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người.

Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Chữ Phạn đã trở thành ngôn ngữ-văn tự để sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca, các bộ kinh "khổng lồ", đồng thời là nguồn gốc của ngôn ngữ và chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ân Độ.

Kinh Vê-đa được viết bằng chữ Phạn là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của đạo Bà La Môn và đạo Hin-đu - một tôn giáo phổ biến ở Ân Độ hiện nay.

Gắn liền với đạo Hin-đu, nền văn học Hin-đu với các giáo lí, chính luận, luật pháp, sử thi, kịch thơ v.v... đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội Ấn Độ.

Nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Kiến trúc Hin-đu với những đền thờ hình tháp nhọn nhiều tầng, được trang trí tỉ mỉ bằng các phù điêu ; kiến trúc Phật giáo với những ngôi chùa xây bằng đá hoặc khoét sâu vào vách núi, những tháp có mái tròn như chiếc bát úp. Những công trình kiến trúc độc đáo như thế đến nay vẫn còn được lưu giữ không chỉ ở Ấn Độ mà cả ở nhiều nước Đông Nam Á.

20 tháng 9 2018

mở cốc cốc ra gõ đề bài ra nhiều câu trả lời lắm 

                     hay thì k và kết bạn nha

7 tháng 5 2019

hèo cạn; Bài thai; Hò đưa linh; Hò giã gạo; Hò mái nhì; Hò mái đẩy; Ru em; Dã diệp; Dã vôi…Những làn điệu dân ca này phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm hồn của người Huế.Bà con xứ Huế cất tiếng hò trong lao động sản xuất; trong sinh hoạt đồng quê. Nổi bật nhất chính là thưởng thức ca Huế trên thuyền rồng, đi dọc dòng sông Hương dưới ánh trăng, ánh ánh đèn điện lung linh, làm cho những làn điệu dân ca này trở nên tha thiết. Ngồi trên khoang thuyền được nghe ca Huế với giàn nhạc phong phú như: đàn tranh; đàn nguyệt; đàn tì bà; đàn nhị; đàn tam; đàn bầu; sáo; cặp xanh như các vị vua chúa ngày xưa thì còn gì bằng. điều đó đã chứng tỏ người dân xứ Huế thật tài ba và tâm hồn họ phong phú đến nhường nào! Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. Nhã nhạc trang trọng, uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng. Ca Huế rất phong phú, đa dạng về mặt âm hưởng, đạm đà chất nhạc dân ca. Tuy chưa được nghe ca Huế lần nào nhưng qua bài: “Ca Huế trên sông Hương”, em đã hiểu được nét đạp mộc mạc nhưng rất đỗi trữ tình trong dân ca Huế, đó là một nét đẹp văn hóa của xứ Huế mộng mơ.

7 tháng 5 2019

Sau khi học xong văn bản “ca huế trên sông hương” em thấy cố đô huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thám cảnh đẹp và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu đan ca và âm nhạc cung đình như: Hò, lí…mỗi câu hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nó được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. âm thanh của dân hòa tấu bởi bốn bản nhạc: Khúc lưu thủy, kim tuyền, xuân phong, long hổ nghe du dương, trần bổng, réo rắt, các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như: Nhấn, mổ, vồ, vả, bấm, day, chớp, búng, phi, vãi. Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữu và phát huy.

22 tháng 3 2017

1.

Ca Huế trên sông Hươnglà một bài tùy bút đặc sắc, giàu chất thơ của Hà Ánh Minh đã đăng trên báo Người Hà Nội. Bài tùy bút đã ngợi ca vẻ đẹp phong phú, đặc sắc, độc đáo của những điệu hò, bài lí, những bài dân ca Huế, những khúc nhạc, những tiếng đàn réo rắt du dương đầy sức quyến rũ, thể hiện một cách tuyệt đẹp tâm hồn con người Huế xưa và nay.

Hà Ánh Minh cho biết “xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò” như: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, hò mái nhì, hò mái đẩy, ru em, giã điệp, giã vôi, bài chòi, bài tiệm, nàng vung... Bà con xứ Huế cất tiếng hò trong lao động sản xuất, hay trong mọi sinh hoạt đồng quê, “hò khi đánhcá trên sông ngòi, biền cả, hò lúc cày cấy, gặt hái, trồng cây, chăn tằm”... Hò xứ Huế, ý tình “trọn vẹn”, từ ngữ địa phương được dùng “nhuần nhuyễn”, ngôn ngữ diễn tả “thật tài ba-phong phú”. Giọng điệu cũng muôn màu muôn vẻ: hồ đưa kinh (tông tiễn linh hồn) thì “buồn bã”; chèo cạn, hò giã gạo, hò mái nhì, mái đẩy, bài chòi... thì “náo nức, nồng hậu tình người". Các điệu hò lơ, hò xay lúa, hò nện... “thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế”. Dân ca Huế còn nổi tiếng với các điệu lí rất tình tứ, dịu ngọt như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam...

Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. Ca Huế là sự kết hợp hài hòa giữa dòng ca nhạc dân gian đậm đà, đắm say và ca nhạc cung đình, nhã nhạc “trang trọng uy nghi". Ca Huế rất phong phú, thể hiện theo hai dòng lớn: điệu Bắc và điệu Nam với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc.

Điệu Nam như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân... thì “buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn”.

Ca Huế rất phong phú, đa dạng, biến hóa về âm hưởng, thể điệu và lời ca. Âm hưởng các bản nhạc điệu Bắc pha phách điệu Nam thì “không vui, không buồn” như “tứ đại cảnh”. Thể hiện ca Huế có “sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán”. Lời ca thì trăm màu trăm vẻ: “thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch”:

Ca Huế rất hấp dẫn đối với du khách vì không gian trình diễn là trên một con thuyền rộng to và dài, đầu rồng như muốn bay lên; sàn gỗ bào nhẵn, mui vòm trang trí lộng lẫy. Đêm xuống, màn sương dày lên. Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông Hương gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Những đêm ca Huế tuyệt vời như vậy.

Dàn nhạc dân tộc trong đêm ca Huế có đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhi, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh để gõ nhịp, có đủ mặt anh tài tham gia.

Các ca công rất trẻ, nam với áo dài the, quần thụng, khăn xếp; nữ rất xinh đẹp, mặc áo dài, khăn dóng, duyên dáng. Nghệ thuật biểu diễn vô cùng điêu luyện, đủ các ngón đàn trau chuốt như: ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi..., nghe rất du dương, trầm bổng, réo rắt, lúc khoan lúc nhặt “làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người”.

Hòa cùng tiếng đàn, nhịp phách là “sóng vỗ ru mạn thuyền”, là tiếng gà gáy bên làng Thọ Xương, tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh... Đêm đã khuya, chùa Thiên Mụ mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát vàng... Khung cảnh ấy thật huyền ảo, thơ mộng. Giữa không gian ấy lúc đêm đã về khuya, các ca nhi đẹp như những nàng tiên cất lên những điệu Nam “nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn”.

Đúng như tác giả đã nói: “Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ”. Gà gáy đã sang canh mà trong khoang thuyền “vẫn đầy ắp lời ca, tiếng nhạc”.

Hà Ánh Minh, một lữ khách thích giang hồ, lần đầu được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương không bao giờ có thể quên. Lúc bước xuống thuyền rồng “với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu”. Lúc nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế “với tâm trạng chờ đợi rộn lòng”. Say đắm trong lời ca tiếng nhạc du dương, tác giả cảm thấy: “Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng trôi”. Ca Huế, chính là nội tâm con gái Huế “thật phong phú và âm thầm, kín đáo và sâu thẳm”. Nhận xét ấy rất xác đáng, rất phong tình và tài hoa. Câu văn như rung động, cảm xúc dồn nén lại, lắng đọng và bâng khuâng.

Trong chúng ta, ai đã được tham dự, được thưởng thức một đêm ca Huế trên sông Hương? Và những ai trong chúng ta đã có ít nhiều hiểu biết về dân ca Huế và tâm hồn Huế?

Huế đẹp và thơ. Cảnh sắc thiên nhiên đẹp. Nhất là sông Hương - bài thơ trữ tình của cô' đô Huế. Những câu hò, những bài ca Huế với tiếng đàn tranh, đàn tam huyền diệu... mãi mãi in sâu vào tâm hồn người gần xa..

Qua bài tùy bút Ca Huế trên sông Hương, Hà Ánh Minh dành những lời đẹp nhất, hay nhất ngợi ca một thú chơitao nhã của con người núi Ngự sông Hương đã bao đời nay. Hò Huế, ca Huế và những tiếng đàn réo rắt du dương trong những đêm trăng ca Huế trên sông Hương là một nét đẹp của miền văn hóa Huế rất đáng trân trọng và tự hào.

Hà Ánh Minh với cảm xúc “hồn thơ lai láng" của một lữ khách đã giới thiệu cho ta biết các điệu hò, bài ca Huế, hình ảnh các nhạc công và các ca nhi tài hoa, điệu nghệ, cách trình diễn những đêm ca Huế trên sông Hương. Câu văn của Hà Ánh Minh rất giàu chất thơ khi viết về thiên nhiên, gió, trăng, sóng, con thuyền, chùa Thiên Mụ, tháp Phước Duyên... cảnh và tình, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện. Câu hát, lời ca và tiếng đàn du dương hòa quyện, được nói đến với bao cảm xúc dạt dào.

2.

Với cách kết hơp tài tình giữa phép tương phản và tâng cấp, Phạm Duy Tốn đã thể hiện rõ thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu trong tác phẩm "Sống chết mặc bay" - một tên "lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi lũ con dân của mình đang "chân lấm tay bùng, trăm lo nghìn sợ, đêm thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói:"Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù *********! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là kẻ vô lương tâm, độc ác! Liệu cái xã hội có đầy rẫy nhưng kẻ như vậy sẽ ra sao đây! Phải nói rằng, tác phẩm "Sống chết mặc bay" quả là một tác phẩm tuyệt vời!

Các bạn giúp mình ôn bài để kiểm tra sử 1 tiết nhé ( sử 7 )                  Cho mình cảm ở trước nhé Câu 1 : Nêu quá trình hình thành và phát triển của XHPK của Châu Âu . Hoàn cảnh dẫn đến sự xuất hiện của thành thị trung đại .Câu 2 : Cho biết XHPK ở phương Đông và phương Tây bao gồm những giai cấp nào ? Mối quan hệ giữa các giai cấp ấy ?Câu 3 : So sánh sự khác và giống...
Đọc tiếp

Các bạn giúp mình ôn bài để kiểm tra sử 1 tiết nhé ( sử 7 )

                  Cho mình cảm ở trước nhé

 Câu 1 : Nêu quá trình hình thành và phát triển của XHPK của Châu Âu . Hoàn cảnh dẫn đến sự xuất hiện của thành thị trung đại .

Câu 2 : Cho biết XHPK ở phương Đông và phương Tây bao gồm những giai cấp nào ? Mối quan hệ giữa các giai cấp ấy ?

Câu 3 : So sánh sự khác và giống trong XHPK ở Trung Quốc các thời Tần , Hán-Đường , Tống-Nguyên , Minh-Thanh . Cho biết những thành tựu về văn hóa , khoa học – kĩ thuật của Trung Quốc thời phong kiến .

Câu 4 : Cho biết quá trình hình thành , phát triển suy vong của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á .

Câu 5 : Cho biết quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh .

              ( diễn biến , quá trình thống nhất , kết quả )

0
28 tháng 4 2022

Qua bài văn sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn cho em biết đc là ở chế độ phong kiến thời xưa các quan phủ chỉ biết ăn chơi xa xỉnh,không lo đến nỗi nước nhà là cho kinh tế càng ngày suy suột,người dân bắt đầu thiếu ăn,làng xã bắt đầu cạnh tranh.

31 tháng 10 2017

Cái này đâu phải ngữ văn đâu bạn

Ai thấy đúng thì k tui nha

Thanks

1 tháng 11 2017

câu 1: trình bày nội dung phong trào văn hóa Phục Hưng:

- phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội

- đánh giá cao giá trị khoa học tự nhiên

- giá trị chân chính của con người

- xây dựng thế giới quan duy vật

câu 2: những thành tựu chính của văn hóa Ấn Độ thời phong kiến: 

- chữ Phan là chữ viết riêng,dùng làm ngôn ngữ văn tự để sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca,..

- theo đạo Bà La Môn và đạo Hin-đu

- kiến trúc: ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo

câu 3: những nét chính về tình hình nông nghiệp thời Đinh-Tiền Lê:

- quyền sở hữu ruộng đất phần lớn thuộc làng,xã. Theo tập tục chia nhau để cày cấy,nộp thuế và làm dịch cho vua

- khai khẩn đất hoang,kinh mương

câu 4: 

+ nguyên nhân: từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn: ngân khố cạn kiệt, mâu thuẩn nội bộ, biên cương bị quấy nhiễu của nước Liêu-Hạ. Vì thế nhà Tống tiến hành xâm lược nước ta để giải quyết khó khăn. Nhà Tống xúi Cham Pa đánh xuống phía Nam. Ngăn cản việc mua bán, dụ dỗ các tù trưởng

+ diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt:

- quân Tống nhiều lần tấn công vào phòng tuyến sông Như Nguyệt đều bị đẩy lùi. Quân Tống chán nản,chết dần chết mòn.

- đến năm 1077, quân ta phản công. Quân Tống thua to

+ cách đánh độc đáo của Lý Thường Kiệt là:

- chặn đánh ở chiến tuyến Như Nguyệt

- diệt quân thủy của giặc,đẩy giặc vào thế bị động

- mở cuộc tấn công khi đến thời cơ

- giặc thua nhưng lại muốn giảng hòa với giặc

____ Xong___