K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tích cực:

-Phát triển được kinh tế đất nước khẳng định được vị thế và tạo sự bền vững trong nền kinh tế

-Tạo công ăn việc làm và cải thiện cơ sở hạ tầng

-Góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo

.....

Hạn chế :

-Ảnh hưởng xấu tới môi trường

-Phụ thuộc nhiều vào khai thác tài nguyên sẽ làm cho nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn trước những biến động của tình hình kinh tế thế giới

-An ninh trật tự của khu vực có khoáng sản bị biến động. Bởi, các mỏ khai khoáng thường thu hút nguồn lao động từ nhiều địa phương khác đến, việc nhập cư với số lượng lớn lao động dẫn đến nhiều hệ lụy. Giá cả thị trường tăng, đời sống văn hóa, truyền thống địa phương bị tác động, tình hình xã hội phức tạp

........

11 tháng 5 2021
Thứ hai, ngày 02/04/2018 | 02:20 PM (GMT +7)Facebook Twitter Google Bookmarks Google BookmarksHiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là các vấn nạn môi trường ngày càng tăng cao. Trong đó, tình trạng ô nhiễm mô trường, suy thoái môi trường cũng như sự cố môi trường đang là vấn đề được quan tâm và nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây. Những vấn nạn này đều gây ảnh hưởng xấu cho con người và sinh vật và sự thay đổi này chủ yếu do những tác động của con người tới môi trường. Do đó hầu hết mọi người đều nhầm tưởng tất cả đều là ô nhiễm môi trường. 

Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014 đã kế thừa các khái niệm này(Khoản 8, 9, 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014). Theo đó:

1) Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (Khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014).

Sự biến đổi các thành phần môi trường có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các chất gây ô nhiễm. Các chất gây ô nhiễm được các nhà khoa học định nghĩa là chất hoặc yếu tố vật lí khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm. Thông thường các chất gây ô nhiễm là chất thải, tuy nhiên, chúng còn có thể xuất hiện dưới dạng nguyên liệu, thành phẩm, phế liệu, phế phẩm... và được phân thành các loại sau đây: 

+ Chất gây ô nhiễm tích lũy(chất dẻo, chất thải phóng xạ) và chất ô nhiễm không tích lũy(tiếng ồn);

+ Chất gây ô nhiễm trong phạm vi địa phương (tiếng ồn), trong phạm vi vùng(mưa axit) và trên phạm vi toàn cầu(chất CFC);

+ Chất gây ô nhiễm từ nguồn có thể xác định(chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm không xác định được nguồn(hóa chất dùng cho nông nghiệp);

+ Chất gây ô nhiễm do phát thải liên tục (Chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm do phát thải không liên tục(dầu tràn do sự cố dầu tràn).

Kết quả hình ảnh cho à nhiá»m môi trÆ°á»ng, suy thoái môi trÆ°á»ng, sá»± cá» môi trÆ°á»ng là gì ?!

2) Suy thoái môi trường: là sự giảm về số lượng và chất lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật (Khoản 9 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014)

Một thành phần môi trường khi bị coi là suy thoái khi có đầy đủ các dấu hiệu:

i) Có sự suy giảm đồng thời cả về số lượng và chất lượng thành phần môi trường đó hoặc là sự thay đổi về số lượng sẽ kéo theo sự thay đổi về chất lượng các thành phần môi trường và ngược lại. Ví dụ: số lượng động vật hoang dã bị suy giảm do săn bắt quá mức hay diện tích rừng bị thu hẹp sẽ kéo theo sự suy giảm về chất lượng của đa dạng sinh học;

ii) Gây ảnh hưởng xấu, lâu dài đến đời sống của con người và sinh vật. Nghĩa là sự thay đổi số lượng và chất lượng các thành phần môi trường phải đến mức gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của con người hoặc gây những hiện tượng hạn hán, lũ lụt, xóa mòn đất, sạt lở đất ... thì mới con thành phần môi trường đó bị suy thoái.

Số lượng và chất lượng các thành phần môi trường có thể bị thay thế do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do hành vi khai thác quá mức các yếu tố môi trường, làm hủy hoại các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt trong khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật...

Các cấp độ của suy thoái môi trường cũng được chia thành: suy thoái môi trường, suy thoái môi trường nghiêm trọng, suy thoái môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Cấp độ suy thoái môi trường đối với một thành phần môi trường cụ thể thường được xác định dựa vào mức độ khan hiếm của thành phần môi trường đó, cũng như dựa vào số lượng các thành phần môi trường bị khai thác, bị tiêu hủy so với trử lượng của nó.

3) Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng (Khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014). Sự cố môi trường có thể xảy ra do: 

- Bão, lũ, lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác;

- Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.

- Sự cố trong tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hóa dầu và các cơ sở công nghiệp khác;

- Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.

 

Minh Hiển

24 tháng 3 2022

C

24 tháng 3 2022

c

21 tháng 2 2019

- Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi. Do đó, cần phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên này.

- Hiện nay, một số khoáng sản của nước ta có nguy cơ bị cạn kiệt và sử dụng lãng phí.

-Việc khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản ở một số vùng như vùng mỏ Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vũng Tàu,... đã làm ô nhiễm môi trường sinh thái, cần phải thực hiện nghiêm chỉnh Luật khoáng sản của Nhà nước ta.

Câu 1: Địa hình ven biển nước ta đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triểnA. phát triển du lịch biển đảo.    B. xây dựng cảng và khai thác dầu khí.C. chế biến nước mắm và xây dựng nhiều bãi tắm.D. khai thác tài nguyên khoáng sản, hải sản, phát triển giao thông, du lịch biển.Câu 2: Điểm cực Bắc phần đất liền nước ta ở vĩ độ 23° 23' B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng...
Đọc tiếp

Câu 1: Địa hình ven biển nước ta đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển

A. phát triển du lịch biển đảo.   

B. xây dựng cảng và khai thác dầu khí.

C. chế biến nước mắm và xây dựng nhiều bãi tắm.

D. khai thác tài nguyên khoáng sản, hải sản, phát triển giao thông, du lịch biển.

Câu 2: Điểm cực Bắc phần đất liền nước ta ở vĩ độ 23° 23' B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, thuộc tỉnh

A. Lào Cai                 B. Cao Bằng              C. Hà Giang              D. Lạng Sơn

Câu 3: Nhận xét nào sau đây đúng và đầy đủ về tài nguyên khoáng sản của nước ta:

A. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản.

B. Việt Nam là một quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản, nhưng có có một số mỏ khoáng sản với trữ lượng lớn.

C. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản nhưng chủ yếu là các khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ.

D. Tài nguyên khoáng sản nước ta phân bố rộng khắp trên cả nước.

Câu 4: Khoáng sản là loại tài nguyên

A. vô tận     B. phục hồi được   C. không phục hồi được   D. bị hao kiệt

Câu 5: Một số mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn ở Việt Nam

A. vàng, kim cương, dầu mỏ      B. dầu khí, than, sắt, uranium

C. than, dầu khí, apatit, đá vôi   D. đất hiếm, sắt, than, đồng   

Câu 6: Địa hình núi bị chia cắt mạnh cũng gây hạn chế trong việc:

A. Phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản

B. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải

C. Phòng thủ và tấn công khi đối đầu với giặc ngoại xâm

D. Phát triển du lịch biển – đảo

Câu 7: Các nước xếp theo thứ tự giảm dần về dộ dài đường biên giới trên đất liền với nước ta là

A. Trung Quốc, Lào, Campuchia               B. Trung Quốc, Campuchia, Lào

           C. Lào, Campuchia, Trung Quốc               D. Lào, Trung Quốc, Campuchia

Câu 8: Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi:

A. Hoàng Liên Sơn  B. Trường Sơn Bắc  C. Bạch Mã   D. Trường Sơn Nam.

Câu 9: Miền khí hậu phía Nam có đặc điểm:

A. Nhiệt độ cao quanh năm với một mùa mưa và khô sâu sắc.

B. Nhiệt độ cao nhưng có một mùa đông lạnh giá.

C. Có mùa động lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng, mưa nhiều.

D. Mùa hạ nóng, mưa nhiều và mùa đông hanh khô.

Câu 10: Nhân tố không làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường 

A. Vị trí địa lí    B. Địa hình   C. Hoàn lưu gió mùa    D. Sông ngòi

Câu 11: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta không biểu hiện ở đặc điểm:

A. Lượng bức xạ mặt trời lớn.  

B. Nhiệt độ cao, số giờ nắng nhiều.

C. Lượng mưa và độ ẩm của không khí lớn.

D. Xuất hiện hiện tượng hoang mạc hóa.

Câu 12: Nhiệt độ trung bình năm của không khí nước ta tăng dần từ

A. vĩ độ thấp lên vĩ độ cao                   B. thấp lên cao

C. tây sang đông                                   D. bắc vào nam

0
CK
Cô Khánh Linh
Giáo viên VIP
28 tháng 10 2023

Hướng dẫn giải

+ Công tác quản lí khai thác tài nguyên chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng khai thác thiếu quy hoạch xảy ra

+ Các mỏ nhỏ nằm rải rác khắp các địa phương không đc quản lí thống nhất nên tình trạng khai thác tài nguyên càng trở nên trầm trọng

+ Sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn nhiều biến động dẫn đến tác động xấu đến cả nước

- Làm cho việc khai thác tài nguyên trở nên khó khăn và không ổn định

23 tháng 12 2024
*Đặc điểm chung củ​a tài nguyên khoáng sản:

-Hữu hạn: Tài nguyên khoáng sản được hình thành trong quá trình địa chất kéo dài hàng triệu năm, không thể tái tạo trong thời gian ngắn.

-Phân bố không đồng đều: Tài nguyên khoáng sản chỉ tập trung ở một số khu vực nhất định, tùy thuộc vào cấu trúc địa chất.

-Giá trị kinh tế cao: Là nguồn nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, việc khai thác và chế biến đòi hỏi chi phí và công nghệ cao.

-Khai thác gây ảnh hưởng môi trường: Việc khai thác khoáng sản thường làm suy thoái đất, ô nhiễm nước, và không khí.

*Lý do Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng:

-Vị trí địa lý: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và giao thoa giữa các vành đai kiến tạo địa chất, Việt Nam có điều kiện hình thành nhiều loại khoáng sản.

-Lịch sử địa chất: Trải qua nhiều thời kỳ biến đổi địa chất lớn, nước ta có nhiều mỏ khoáng sản khác nhau (than, dầu khí, bôxit, thiếc, đồng, sắt...).

*Tại sao cần khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm?

-Tài nguyên có hạn và dễ cạn kiệt: Nếu khai thác không khoa học, một số loại khoáng sản sẽ cạn kiệt, ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài.

-Bảo vệ môi trường: Khai thác không bền vững gây ô nhiễm môi trường, phá hủy cảnh quan, và mất cân bằng sinh thái.

-Đảm bảo kinh tế lâu dài: Khai thác tiết kiệm giúp duy trì nguồn tài nguyên cho các thế hệ tương lai, đồng thời giảm chi phí nhập khẩu tài nguyên.

-Hạn chế lãng phí: Tăng cường sử dụng tài nguyên tái chế và công nghệ hiện đại sẽ nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng.

-Phát triển bền vững: Cần kết hợp khai thác với bảo tồn để đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội mà không làm tổn hại đến môi trường và nguồn tài nguyên.

19 tháng 2 2019

Vấn đề đặt ra khi khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản là gây ô nhiễm môi trường sinh thái ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Điển hình như ở vùng Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vũng Tàu,…

Đáp án cần chọn là: C