K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 2 2017

Đáp án: B

→ Biện pháp nhân hóa sử dụng từ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ vật: giữ, xung phong, hi sinh, bảo vệ nhằm ca ngợi hình ảnh cây tre Việt Nam

Câu 1. Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bởi cách nào?                                                                          Vì mây cho núi lên trời                                                                  Vì chưng gió thổi hoa cười với trăngA. Dùng những từ vốn chỉ người để chỉ sự vậtB. Dùng từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vậtC. Trò chuyện, xưng hô với vật như...
Đọc tiếp

Câu 1. Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bởi cách nào?

                                                                          Vì mây cho núi lên trời

                                                                  Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng

A. Dùng những từ vốn chỉ người để chỉ sự vật

B. Dùng từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật

C. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người

D. Dùng từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật

 

Câu 2. Cho biết câu: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre hi sinh để bảo vệc con người” được tạo ra bằng cách nào?

A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật

B. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người

D. Ẩn dụ tình cảm, nỗi nhớ thương người yêu

Câu 3. Trong câu “Bão bùng thân bọc lấy thân / Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm” là câu nhân hóa tả?

A. Hình dáng                    B. Tính chất                  C. Hoạt động                   D. Trạng thái

Câu 4. Câu “Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả” có bao nhiêu từ được sử dụng với phép nhân hóa?

A. 4 danh từ                    B. 7 danh từ                   C. 6 danh từ                      D. 9 danh từ

1
26 tháng 4 2020

Ai nhanh sẽ đc k

6 tháng 8 2021

- Biện pháp nghệ thuật:
Điệp từ: “tre” (7 lần), “giữ” (4 lần), “anh hùng” (2 lần).
Nhân hóa: tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nước…
Liệt kê: làng, nước, mái nhà tranh, đồng lúa chín…
- Tác dụng: 
+ Gợi hình, gợi cảm, tăng hiệu quả diễn đạt sinh động, hấp dẫn, tạo tính nhạc cho đoạn văn.
+ Nhấn mạnh công dụng và phẩm chất cao quí của tre. Qua cây tre, ngợi ca, tự hào về con người Việt Nam anh hùng trong lao động và chiến đấu.

6 tháng 8 2021

   long      , Kinomoto Sakura trả lời đúng rồi đó !

6 tháng 8 2021

Em tham khảo:

Nhân hóa: tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nước…

 Tác dụng: 
+ Gợi hình, gợi cảm, tăng hiệu quả diễn đạt sinh động, hấp dẫn, tạo tính nhạc cho đoạn văn.
+ Nhấn mạnh công dụng và phẩm chất cao quý của tre. Qua cây tre, ngợi ca, tự hào về con người Việt Nam anh hùng trong lao động và chiến đấu.

2 tháng 7 2019

Từ giống nhau ở đoạn văn là từ “tre”, “giữ”, “anh hùng”

10 tháng 4 2018

Cảm nhận :
Tre như người bạn của nông dân, chiến sĩ ta không những thế mà tre còn cùng con người xông lên chiến đấu bảo vệ nước nhà 

Bài làm

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiển đấu.
+ Chỉ ra : đoạn văn sử dụng phép tu từ
- Điệp ngữ : “ tre”( 7 lần), “ giữ” ( 4 lần ), anh hùng( 2 lần) 
- Nhân hoá : Tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa, hi sinh, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.
+ Tác dụng : Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre.
- Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành trong khói lửa: “ Chống lại sắt thép quân thù”, “ xung phong vào xe tăng đại bác”, “giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”.
- Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê h­ơng, đất nư­ớc “ Giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con ng­ời”.
- Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, tre mang bao phẩm chất cao quý của con ngư­ời Việt Nam.Tre sừng sững như­ một t­ượng đài đ­ược tôn vinh và ngưỡng mộ “ Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu”.
> Tre là biểu t­ượng tuyệt đẹp về đất n­ước và con ngư­ời Việt nam anh hùng, về ngư­ời nông dân cần cù, dũng cảm, giàu tình yêu quê hư­ơng, đất nư­ớc.

# Chúc bạn học tốt #

Phép nhân hóa : 

+mầm cây tỉnh giấc +hạt mưa trốn tìm +cây gạo lim dim mắt cười Tác dụng: phép nhân hóa biến mầm cây, hạt mưa, cây gạo mang hoạt động, trạng thái của con người làm cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, và có hồn hơn.- Phép nhân hóa: "trâu ơi" người nông dân gọi con trâu bằng từ ngữ như một người bạn. - Tác dụng thể hiện sự thân thiết giữa người và trâu. người nông dân coi trâu như người bạn đồng hành trong lao động và cuộc sống
28 tháng 4 2021

?

Bài 1. Cho đoạn văn sau:“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”(Ngữ văn 6- tập 2)Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Kể tên một văn bản đã học có cùng thể loại và nêu rõ tác giả.Câu 2. Qua đoạn...
Đọc tiếp

Bài 1. Cho đoạn văn sau:

“Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”

(Ngữ văn 6- tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Kể tên một văn bản đã học có cùng thể loại và nêu rõ tác giả.

Câu 2. Qua đoạn trích tác giả đã ca ngợi những phẩm chất đáng quý nào của cây tre?

Câu 3. Tìm một biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên và nêu rõ tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.

Câu 4. Từ văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng từ 7 đến 10 câu giới thiệu về cây tre Việt Nam. Trong đoạn văn có sử dụng một câu có phép tu từ nhân hóa, và một câu có phép tu từ so sánh (Gạch chân và chú thích rõ)

1
10 tháng 7 2021

1. Đoạn trích được trích từ VB Cây tre Việt Nam của Thép Mới

1 bài thơ cùng thể loại là: Tre Việt Nam của Nguyễn Duy

2. Tác giả muốn ca ngợi phẩm chất dũng cảm, hi sinh, chịu thương chịu khó, biểu tượng cho con người Việt Nam

Em tham khảo nhé:

3+4:

3. 

+ Chỉ ra : đoạn văn sử dụng phép tu từ
- Điệp ngữ : “ tre”( 7 lần), “ giữ” ( 4 lần ), anh hùng( 2 lần)
- Nhân hoá : Tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa, hi sinh, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.
+ Tác dụng : Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre.
- Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành trong khói lửa: “ Chống lại sắt thép quân thù”, “ xung phong vào xe tăng đại bác”, “giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”.
- Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê h­ơng, đất nư­ớc “ Giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con ng­ời”.
- Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, tre mang bao phẩm chất cao quý của con ngư­ời Việt Nam.Tre sừng sững như­ một t­ượng đài đ­ược tôn vinh và ngưỡng mộ “ Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu”.
=> Tre là biểu t­ượng tuyệt đẹp về đất n­ước và con ngư­ời Việt nam anh hùng, về ngư­ời nông dân cần cù, dũng cảm, giàu tình yêu quê hư­ơng, đất nư­ớc.

4.

 Cây tre là một biểu tượng của dân tộc Việt Nam về phẩm chất kiên cường, bất khuất, ngay thẳng , kiên trung . Người dân VN ta luôn dành một tình yêu sâu sắc với cây tre , đồng thời trân trọng và đề cao  những lợi ích, vai trò của cây tre trong đời sống hàng ngày. Với người dân ở quê, tre là người bạn, người đồng chí. Chẳng biết từ bao giờ, cây tre đã gắn liền với xóm làng Việt Nam. Hình ảnh lũy tre xanh vươn mình trong gió đã trở thành nét đẹp trong đời sống người dân quê. Với thân hình gầy guộc, lá mong manh, tre mạnh mẽ vươn mình đứng thẳng lên trong nắng chiều. Có một đặc tính rất nổi bật của tre là tre không hề kén chọn đất. Ở bất cứ đâu, trên bất cứ loại đất nào, ngay cả đó là những vùng đất cằn khô sỏi đá, tre vẫn vươn mình đứng thẳng. Rễ tre đâm sâu xuống tận cùng của bề mặt đất, hút chất dinh dưỡng từ lòng đất  lên nuôi cây khôn lớn. Và khi đã vươn mình lên khỏi không gian nhỏ bé của bức tường làng, tre kiêu hùng đứng thẳng  trong không gian rộng lớn của vũ trụ như những anh hùng . Sự ngay thẳng ấy của tre cũng là biểu trưng cho sự ngay thẳng, kiên cường, bất khuất không bao giờ chịu thua hoàn cảnh của con người Việt Nam. Đó cũng là những đực tính đẹp của người dân ta mà thông qua hình ảnh cây tre tất cả chúng ta ai nấy đều phải ngợi ca.

Câu có phép so sánh và nhân hóa: In đậm nghiêng