Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhận xét
Giai đoạn 2005 - 2011:
- Sản lượng dầu thô có xu hướng ngày càng giảm từ 18,5 triệu tấn (năm 2005) xuống còn 15,2 triệu tấn (năm 2011), giảm 3,3 triệu tấn.
- Sản lượng than sạch liên tục tăng từ 34,1 triệu tấn (năm 2005) lên 45,8 triệu tấn (năm 2011), tăng 11,7 triệu tấn (tăng gấp 1,34 lần).
- Sản lượng than sạch luôn lớn hơn sản lượng dầu thô qua các năm.
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện sản lượng dầu thô khai thác và lượng dầu thô tiêu dùng của CHND Trung Hoa (Trung Quốc) giai đoạn 1990 - 2010.
b) Lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của Trung Quốc
c) Nhận xét
Giai đoạn 1990 - 2010:
- Sản lương dầu thô khai thác tăng liên tục từ 2774,0 nghìn thùng/ngày (năm 1990) lên 4078,0 nghìn thùng/ngày (năm 2010), tăng 1304 nghìn thùng/ngày (tăng gấp 1,47 lần).
- Lượng dầu thô tiêu dùng tăng liên tục từ 2430,2 nghìn thùng/ngày (năm 1990) lên 9722,6 nghìn thùng/ngày (năm 2010), tăng 7292,4 nghìn thùng/ngày (tăng gấp 4,0 lần).
- Lượng dầu thô tiêu dùng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn sản lượng dầu thô khai thác.
- Sản lượng dầu thô khai thác và lượng dầu thô tiêu dùng tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
- Năm 1990, sản lượng dầu thô khai thác lớn hơn lượng dầu thô tiêu dùng. Các năm 2000, 2005, 2010, lượng dầu thô tiêu dùng lớn hơn sản lượng dầu thô khai thác (dẫn chứng).
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện sản lượng dầu thô khai thác và lượng dầu thô tiêu dùng của Đông Nam Á gỉaỉ đoạn 1990 – 2010
b) Lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thúc và tiêu dùng của Đông Nam Á
c) Nhận xét
Giai đoạn 1990 - 2010:
- Sản lượng dầu thô khai thác tăng từ 2342 nghìn thùng/ngày (năm 1990) lên 2344 nghìn thùng/ngày (năm 2010), tăng 2 nghìn thùng/ngày (tăng gấp 1,0 lần). Tuy nhiên, sản lượng dầu thô có sự biến đổi theo hướng tăng giảm qua các giai đoạn: từ năm 1990 đến năm 2000, sản lượng dầu thô khai thác tăng; từ năm 2000 đến năm 2010, sản lượng dầu thô khai thác giảm liên tục (dẫn chứng).
- Lượng dầu thô tiêu dùng tăng liên tục từ 2003 nghìn thùng/ngày (năm 1990) lên 5077 nghìn thùng/ngày (năm 2010), tăng 3074 nghìn thùng/ngày (tăng gấp 2,53 lần).
- Lượng dầu thô tiêu dùng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn sản lượng dầu thô khai thác (dẫn chứng).
- Năm 1990, sản lượng dầu thô khai thác lớn hơn lượng dầu thô tiêu dùng nên lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng dương, lượng dầu thô dôi dư này phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.
- Các năm 2000, 2005, 2010, sản lượng dầu thô khai thác nhỏ hơn lượng dầu thô tiêu dùng nên lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng âm với lượng âm ngày càng tăng. Như vậy, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, các nước Đông Nam Á phải nhập thêm dầu từ các nước khác trên thế giới.
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện sản lượng dầu thô khai thác và lượng dầu thô tiêu dùng của châu Á giai đoạn 1990 - 2010
b) Nhận xét
Giai đoạn 1990 - 2010:
- Sản lượng dầu thô khai thác tăng liên tục từ 22471 nghìn thùng/ngày (năm 1990) lên 32845 nghìn thùng/ngày (năm 2010), tăng 10374 nghìn thùng/ngày (tăng gấp 1,46 lần).
- Lượng dầu thô tiêu dùng tăng liên tục từ 16897 nghìn thùng/ngày (năm 1990) lên 34726 nghìn thùng/ngày (năm 2010), tăng 17829 nghìn thùng/ngày (tăng gấp 2,06 lần).
- Lượng dầu thô tiêu dùng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn sản lượng dầu thô khai thác (dẫn chứng).
- Các năm 1990, 2000, 2005, sản lượng dầu thô khai thác lớn hơn lượng dầu thô tiêu dùng. Năm 2010, lượng dầu thô tiêu dùng lớn hơn sản lượng dầu thô khai thác (dẫn chứng).
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện sản lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng của một số khu vực trên thế giới năm 2003
b) Lượng dầu thô chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng của các khu vực:
c) Nhận xét:
- Sản lượng dầu khai thác và tiêu thụ giữa các khu vực trên thế giới không đều.
- Sản lượng dầu khai thác nhiều nhất ở Tây Nam Á, thứ 2 là Đông Âu, thứ 3 là Bắc Mĩ, thứ 4 là Đông Á,... thấp nhất là Tây Âu. Chênh lệch giữa khu vực có sản lượng khai thác cao nhất và thấp nhất là 132,5 lần.
- Sản lượng dầu tiêu thụ nhiều nhất ở Bắc Mĩ, thứ 2 là Đông Á, thứ 3 là Tây Âu, thứ 4 là Tây Nam Á,… thấp nhất là Trung Á. Chênh lệch giữa sản lượng tiêu thụ cao nhất và thấp nhất là 44,2 lần.
- Các khu vực Tây Nam Á và Đông Âu: xuất khẩu nhiều dầu mỏ.
- Các khu vực Bắc Mĩ, Đông Á, Tây Âu, Đông Nam Á: nhập khẩu dầu mỏ do sản lượng khai thác không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ năng lượng.
* Khả năng cung cấp dầu mỏ cho thế giới của khu vực Tây Nam Á là rất lớn (15.239,4 nghìn thùng/ngày).
d) Khu vực Tây Nam Á trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc trên thế giới vì đây là nơi có:
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, đặc biệt là dầu khí.
- Vị trí địa - chính trị quan trọng.
- Sự tồn tại các vấn đề mang tính lịch sử, các tôn giáo với các tín ngưỡng khác nhau và các phần tử cực đoan trong các tôn giáo,...
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô, điện của châu Á giai đoạn 1990 - 2010
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô, điện của châu Á giai đoạn 1990 - 2010
b) Nhận xét
Giai đoạn 1990 - 2010:
- Sản lượng than, dầu thô, điện của châu Á đều có tốc độ tăng trưởng tăng liên tục:
+ Sản lượng than tăng 201,4%.
+ Sản lượng dầu thô tăng 46,2%.
+ Sản lượng điện tăng 256,6%.
- Tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô, điện của châu Á không đều nhau. Sản lượng điện có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là sản lượng than, còn sản lượng dầu thô có tốc độ tăng trưởng chậm nhất.
- Tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô, điện của châu Á không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
a) Vẽ biểu đồ - Xử lí số liệu:
Tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô, đỉện của Đông Nam Á gỉai đoạn 1990 - 2010
-Vẽ:
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô, điện của Đông Nam Á giai đoạn 1990 – 2010
b) Nhận xét
Giai đoạn 1990 - 2010:
- Sản lượng than có tốc độ tăng trưởng tăng liên tục (tăng 1319,4%), nhưng tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
- Sản lượng dầu thô có tốc độ tăng trưởng tăng trong giai đoạn 1990 - 2010 (tăng 17,4%) và giảm liên tục trong giai đoạn 2000 - 2010 (17,3%). Tuy nhiên, nhìn trong giai đoạn 1990 - 2010, sản lượng dầu thô vẫn còn tăng nhẹ (tăng 0,1%).
- Sản lượng điện có tốc độ tăng trưởng tăng liên tục (tăng 291,1%), nhưng tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).
- Tốc độ tăng trưởng sản lượng than, dầu thô, điện không đều nhau. Sản lượng than có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tăng chậm nhất là sản lượng dầu thô.
a) Biểu đồ
Biểu đồ thể hiện sản lượng dầu mỏ khai thác và tiêu dùng ở một số nước châu Á năm 1998
b) Tính lượng dầu mỏ chênh lệch giữa khai thác và tiêu dùng ở một số nước châu Á năm 1998
c) Nhận xét
Trong các quốc gia châu Á đề cập ở bảng trên (năm 1998):
- A-rập Xê-út có sản lượng dầu mỏ khai thác lớn nhất, tiếp đến là Cô-oét, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, Trung Quốc và thấp nhất là Nhật Bản.
- Nhật Bản có sản lượng dầu mỏ tiêu dùng nhiều nhất, tiếp đến là Trung Quốc, A-rập Xê-út, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Cô-oét.
- Trung Quốc, Ấn Độ có sản lượng dầu mỏ khai thác ít hơn sản lượng dầu mỏ tiêu dùng, nhất là Nhật Bản, đã dẫn đến thiếu hụt dầu mỏ, phải nhập từ nước ngoài.
- A-rập Xê-út, Cô-oét, In-đô-nê-xi-a có sản lượng dầu mỏ khai thác lớn hơn sản lượng dầu mỏ tiêu dùng, nên có lượng dầu mỏ dư để xuất khẩu thu ngoại tệ, nhất là A-rập Xê-Út.
c) Nhận xét
Trong các quốc gia châu Á đề cập ở bảng trên (năm 1998):
- A-rập Xê-út có sản lượng dầu mỏ khai thác lớn nhất, tiếp đến là Cô-oét, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, Trung Quốc và thấp nhất là Nhật Bản.
- Nhật Bản có sản lượng dầu mỏ tiêu dùng nhiều nhất, tiếp đến là Trung Quốc, A-rập Xê-út, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Cô-oét.
- Trung Quốc, Ấn Độ có sản lượng dầu mỏ khai thác ít hơn sản lượng dầu mỏ tiêu dùng, nhất là Nhật Bản, đã dẫn đến thiếu hụt dầu mỏ, phải nhập từ nước ngoài.
- A-rập Xê-út, Cô-oét, In-đô-nê-xi-a có sản lượng dầu mỏ khai thác lớn hơn sản lượng dầu mỏ tiêu dùng, nên có lượng dầu mỏ dư để xuất khẩu thu ngoại tệ, nhất là A-rập Xê-Út.
Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện sản lượng khai thác dầu thô, than sạch của nước ta giai đoạn 2005 - 2011