Cho bảng số liệu sau:

Khối lượng hàng hoá được vận chuyển thông qua...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2019

Gợi ý làm bài

a)     Vẽ biếu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu khối lượng hàng hoá được vận chuyển thông qua các cảng biển của nước ta do Trung ương quản lí

(Đơn vị: %)

-Vẽ:

Biểu đồ cơ cấu khối lương vận chuyển phân theo loại hàng hoá thông qua các cảng biển nước ta do Trung ương quản lí giaỉ đoạn 2000 - 2010

b)Nhận xét và giải thích

*     Nhận xét

- Cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hoá có sự thay đổi, nhưng không lớn.

- Sự thay đổi diễn ra theo hướng tăng tỉ trọng hàng nội địa và hàng xuất khẩu; giảm tỉ trọng hàng nhập khẩu (dẫn chứng).

*       Giải thích

- Do sản xuất trong nước phát triển và chính sách đẩy mạnh xuất khẩu nên tỉ trọng hàng nội địa và hàng xuất khấu tăng.

- Tỉ trọng hàng nhập khẩu giảm là do khối lượng hàng nhập khẩu tăng chậm hơn so với hai loại hàng trên.

27 tháng 4 2017

Gợi ý làm bài

a)     Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện cơ cấu khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa của nước ta phân theo ngành vận tải năm 2010

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

-Trong cơ cấu khối lượng vận chuyển hàng hoá, chiếm tỉ trọng cao nhất là đường bộ (73,3%), tiếp đến đường sông (18,0% ), đường biển (7,7%), đường sắt (1,0%) và không đáng kể là đường hàng không

-Trong cơ cấu khối lượng luân chuyển hàng hoá, chiếm tỉ trọng cao nhất là đường biển (66,8%), tiếp đến là đường bộ (16,6%), đường sông (14,6% ), đường sắt (1,8%) và thấp nhất là đường hàng không (0,2% ).

* Giải thích

-Vận chuyển đường bộ chiếm tỉ trọng cao nhất vì đây là loại hình phù hợp với nước ta, thích hợp với việc vận chuyển cự li ngắn và trung bình, giá rẻ, cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình, chuyên chở vừa phải

-Trong cơ cấu khối lượng luân chuyển, đường biển chiếm tỉ trọng cao nhất do quãng đường vận chuyển dài, chủ yếu là phương tiện để giao lưu quốc tế .

5 tháng 2 2019

Gợi ý làm bài

a)     Vẽ biểu đồ

-Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta (%)

- Vẽ:

Biểu đồ thế hiện tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hoá vận chuyển của từng ngành vận tải ở nước ta trong thời kì 1995 - 2011

b) Nhận xét và giải thích

*       Nhận xét

-Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hoá vận chuyển của 5 ngành vận tải trong thời kì 1995 - 2011 đều tăng. Riêng tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hoá vận chuyển của ngành đường sắt giai đoạn 2007 - 2011 giảm.

-Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau giữa các ngành vận tải: đứng đầu là vận tải đường biển (874,6% năm 2011 so với năm 1995), tiếp đến là vận tải đường bộ (717,2%), vận tải đường hàng không (625,9%), vận tải đường sông (425,4%), vận tải đường sắt (161,4%).

*       Giải thích

-Công cuộc đổi mới tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế, sản xuất phát triển, làm tăng nhu cầu đối với tất cả các ngành vận tải. Riêng khối lượng hàng hoá vận chuyển của ngành đường sắt giai đoạn 2007 - 2011 có sự giảm sút là do sự cạnh tranh có hiệu quả của ngành vận tải đường bộ.

-Tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế - kĩ thuật và nhu cầu vận tải của từng ngành (vận tải đường biển gắn với thế giới bên ngoài theo xu thế mở cửa và hội nhập, vận tải đường sông cũng gặp nhiều khó khăn chủ yếu là do các nhân tố tự nhiên, vận tải đường sắt chỉ họat động trên những tuyến đường cố định có đặt sẵn đường ray,...).

31 tháng 3 2017

Kết quả hình ảnh cho Bài 1 (SGK trang 143) Dựa vào bảng số liệu: Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng và nêu nhận xét.

Nhận xét:

+ Trong cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng (năm 2005), chiếm tỉ trọng cao nhất là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (41,0%), tiếp đến là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản (36,1%) và thấp nhất là hàng nông, lâm, thủy sản (22,9%).

+ Từ năm 1995 đến năm 2005, cơ cấu giá trị xuât khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước ta có sự thay đổi:

Tăng tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, từ 25,3% năm 1995 lên 36,1% năm 2005 (tăng 10,8%). Tăng nhanh tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, từ 28,5% năm 1995 lên 41,0% năm 2005 (tăng 12,5%). Giảm tỉ trọng hàng nông, lâm, thủy sản, từ 46,2% năm 1995 xuống còn 22,9% năm 2005 (giảm 23,3%).

31 tháng 3 2017

Lo làm lớp mk cho xong đi chưa hok tới lớp 12 mà làm chi vậy rảnh quá hay sao mà ngồi kiếm GP

27 tháng 1 2018

Gợi ý làm bài

a) Tính tỉ trọng

Tỉ trọng sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng của nước ta, giai đoạn 1990- 2010 (%)

b) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thuỷ sản của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010

c) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Từ năm 1990 đến năm 2005, tỉ trọng sản lượng thuỷ sản khai thác cao hơn tỉ trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng; từ năm 2007 đến năm 2010, tỉ trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cao hơn tỉ trọng sản lượng thuỷ sản khai thác.

- Từ năm 1990 đến năm 2010:

+ Tỉ trọng sản lượng thuỷ sản khai thác liên tục giảm, từ 81,8% (năm 1990) xuống còn 46,9% (năm 2010), giảm 34,9%. Trong đó, giảm nhanh nhất là giai đoạn 2000 - 2007 (giảm 24,4%).

+ Tỉ trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng tương ứng (34,9% ).

* Giải thích

- Do sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh hơn so với sản lượng thuỷ sản khai thác.

- Do tác động của các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội.

xuất và đời sống.

12 tháng 8 2018

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và công nghiệp lâu năm ở nước ta, giai đoạn 2000 - 2010 (%)

- Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta giai đoạn 2000 - 2010

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Có sự chuyển dịch nhưng còn chậm.

- Xu hướng chuyển dịch: tăng tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm, giảm tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm.

* Giải thích

- Chuyển dịch theo xu thế chung của sản xuất nông nghiệp.

- Do cây công nghiệp lâu năm đem lại hiệu quả cao hơn so vơi cây công nghiệp hàng năm; trong hoàn cảnh nước ta có nhiều thuận lợi về trồng cây công nghiệp lâu năm và thị trường nước ngoài được mở rộng.

2 tháng 9 2019

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước ta, năm 1999 và năm 2011

b) Nhận xét và giải thích

-    Nước ta xuất khẩu chủ yếu là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, vì đây chính là thế mạnh của nước ta dựa trên lợi thế về của nguyên liệu và nguồn lao động.

-    Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỉ lệ khá cao, chủ yếu là do xuất khẩu các loại khoáng sản.

-    Hàng nông, lâm, thuỷ sản năm 1999 chiếm ưu thế nhưng đến năm 2011 giảm tỉ trọng nhiều vì nông, lâm, thuỷ sản đem lại lợi nhuận thấp, lại chịu ảnh hưởng của thiên tai.

3 tháng 5 2017

Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện

sự thay đổi cơ cấu nhiều năm (>3 năm) là biểu đồ miền

=>Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng lương thực có hạt phân theo vùng của nước ta giai đoạn 2010 - 2015 là biểu đồ miền

=> Chọn đáp án B

7 tháng 2 2018

Đáp án: C

 

16 tháng 3 2017

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu sản lượng thịt các loại ở nước ta, năm 1996 và năm 2005

(Đơn vị: %)

- Tính bán kính đường tròn   ( r 1996 ,   r 2005 ) :

+  r 1996 = 1 , 0 đvbk

+  r 2005 = 2812 , 2 1412 , 3 = 1 , 4 đvbk

Biểu đồ cơ cấu sản lượng thịt các loại ở nước ta,năm 1996 và năm 2005

* Về quy mô

Trong giai đoạn 1996 - 2005:

- Tổng sản lượng thịt và sản lượng thịt các loại đều tăng:

+ Tổng sản lượng thịt tăng 1399,9 nghìn tấn, tăng gấp 2,0 lần.

+ Sản lượng thịt trâu tăng 10,5 nghìn tấn, tăng gấp 1,2 lần.

+ Sản lượng thịt bò tăng 72,1 nghìn tấn, tăng gấp 2,02 lần.

+ Sản lượng thịt lợn tăng 1208,3 nghìn tấn, tăng gấp 2,1 lần.

+ Sản lượng thịt gia cầm tăng 109 nghìn tấn, tăng gấp 1,5 lần.

- Sản lượng thịt lợn có tốc độ tăng cao nhất, tiếp đến là thịt bò và cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng thịt các loại.

- Sản lượng thịt gia cầm có tốc độ tăng đứng thứ ba trong các loại thịt và thấp nhất là thịt trâu. Cả hai loại thịt này đều có tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng tổng sản lượng thịt các loại.

* Về cơ cấu

Trong cơ cấu sản lượng thịt các loại ở nước ta, thịt lợn chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là thịt gia cầm, sau đó là thịt bò và thịt trâu (dẫn chứng).

- Từ năm 1996 đến năm 2005, cơ cấu sản lượng thịt các loại ở nước ta có sự thay đối khá rõ rệt:

+ Tỉ trọng sản lượng thịt trâu giảm 1,4%.

+ Tỉ trọng sản lượng thịt bò tăng 0,1%.

+ Tỉ trọng sản lượng thịt lợn tăng 4,9%.

+ Tỉ trọng sản lượng thịt gia cầm giảm 3,6%.