K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2019

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2007 (đơn vị: %)

Để học tốt Địa Lý 9 | Giải bài tập Địa Lý 9

b) Nhận xét

- Sự giảm tỉ trọng của nông – lâm - ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn 23,0% nói lên: nước ta đang chuyển dần từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp.

- Tỉ trọng của khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng tăng nhanh, phản ánh qua trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đang có những biến đổi rõ rệt.

1 tháng 4 2017

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2007 (đơn vị: %)

b)

+ Nhận xét:

-Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh: từ 40,5% (năm 1991) xuống còn 20,3% (năm 2007).

- Tỉ trọng của khu vực công nghiệp, xây dựng tăng nhanh: từ 23,8% (năm 1991) tăng lên 41,6 % (năm 2007).

- Khu vực dịch vụ tuy có biến động nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao.

- Cơ cấu GDP phân theo khu vực ngành kinh tế có sự thay đổi rõ nét:

Năm 1991: khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất, khu vực công nghiệp, xây dựng có tỉ trọng nhở nhất.

Năm 2007, khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm tỉ trọng lớn nhất, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp có tỉ trọng nhỏ nhất.

+ Sự thay đổi như trên cho thấy: từ sau năm 1991, cơ cấu kinh tế của nước ta đã có sự chuyện dịch theo hướng tiến bộ, chuyển dịch ngày càng rõ nét theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Nguyên nhân: do từ năm 1986, nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta từng bước được ổn định và phát triển.

1 tháng 4 2017

- Vẽ biếu đồ: + Tính toán, lập bảng số liệu %: DIỆN TÍCH, DÂN SỐ, GDP CỦA VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM SO VỚI BA VÙNG KINH TỂ TRỌNG ĐIỂM CỦA CẢ NƯỚC, NĂM 2002 (%)

+ Vẽ biếu đồ: cột hoặc tròn. Nếu vẽ biểu đồ cột, có 3 cột ứng với diện tích, dân số, GDP. Trục tung thể hiện giá trị % (đỉnh cột ghi 100%). Trục hoành thể hiện các đại lượng diện tích, dân số, GDP. Nếu vẽ biểu đồ tròn, có 3 hình tròn thể hiện diện tích, dân số, GDP. Trong mỗi hình tròn có nan quạt thế hiện giá trị của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Nhận xét:

+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có diện tích lớn hơn 1/3, dân số chưa đầy 50%, nhưng chiếm đến 65% giá trị GDP của ba vùng kinh tế trọng điểm.

+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng không chỉ đối với Đông Nam Bộ mà với các tỉnh phía Nam và cả nước.

l

16 tháng 9 2016

_Tỉ lệ gia tăng tự nhiên:

 +Dân số năm 1979: (32,5-7,2)/10=2,53(%)

 +Dân số năm 1999:(19,9-5,6)/10=1,43(%)

_NX:

 +Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên: từ 1979 là 2,53%→1999 là 1,43% giảm 1,1%

 +Tỉ suất sinh: từ 1979 là 32,5%→1999 là 19,9% giảm 12,6%

 +Tỉ suất tử: từ 1979 là 7,2%→1999 là 5,6% giảm 1,6%

14 tháng 9 2017

loi sai bet chet

1 tháng 4 2017

a) Vẽ biểu đồ
* Xử lý số liệu (%):
Ta có, cách tính cơ cấu diện tích gieo trồng từng nhóm cây trong tổng số cây như sau:
– % cơ cấu diện tích cây Lương thực (hoặc cây khác) = (Diện tích cây Lương thực (hoặc cây khác)/ Tổng diện tích) x 100% = ?%

Ví dụ:
+ % Cơ cấu diện tích cây Lương thực năm 1990 = (6474,6 / 9040,0) X 100% = 71,6%
+ % Cơ cấu diện tích cây Công nghiệp năm 2002 = (2337,3 / 12831,4) X100% = 18,2%

Cuối cùng, ta được bảng kết quả đầy đủ như sau:

Bảng: Cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây

(Đơn vị: %)

Năm

Các nhóm cây

1990

2002

Tổng số

100,0

100,0

Cây lương thực

71,6

64,8

Cây công nghiệp

13,3

18,2

Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác

15,1

17,0

* Vẽ biểu đồ

Bai tap 1, trang 38, lop 9

b) Nhận xét
Quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng các nhóm cây năm 2002 so với năm 1990 có sự thay đổi là:
– Cây lương thực: diện tích gieo trồng tăng 1845,7 nghìn ha nhưng tỉ trọng giảm là 6,8%.
– Cây CN diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha và tỉ trọng tăng 4,9%.
– Các cây khác diện tích gieo trồng tăng 807,7 nghìn ha và tỉ trọng tăng.
=> Kết luận: ngành trồng trọt của nước ta phát triển theo hướng đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.