K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2018

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế nước ta năm 2001 và năm 2009

 

( Đơn vị: %)

- Tính bán kính đưởng tròn  r 2001 ,   r 2009 +   r 2001 = 1   đ v b k +   r 2009 = 47743 , 6 38562 , 2 = 1 , 11   đ v b k

- Vẽ:

 

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế ở nước ta năm 2001 và năm 2009

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Trong cơ cấu lao động theo ngành của nước ta ở cả hai năm 2001 và 2009, chiếm tỉ trọng cao nhất là ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tiếp đến là dịch vụ và thấp nhất là công nghiệp và xây dựng (dẫn chứng).

- Giai đoạn 2001 - 2009,  lao động phân theo các ngành kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch theo hướng:

+ Tỉ trọng lao động ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm khá nhanh, từ 63,5% xuống còn 51,9%, giảm 11,6%.

+ Tỉ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng tăng đáng kể, từ 14,3% lên 21,6%, tăng 7,3%.

+ Tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ tăng chậm, từ 22,2% lên 26,5%, tăng 4,7%.

- Đây là sự chuyển dịch tiến bộ, phù hợp với xu thế chung, tuy nhiên sự chuyển biến này còn diễn ra chậm.

* Giải thích

- Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Do nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đã kéo theo sự chuyển dịch lao động giữa các khu vực kinh tế.

20 tháng 8 2018

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực thành thị, nông thôn nước ta, năm 1996 và năm 2005

 

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Lao động ở khu vực nông thôn chiếm tỉ trọng cao nhất (75,0% năm 2005).

- Từ năm 1996 đến năm 2005, cơ cấu lao động phân theo khu vực thành thị, nông thôn có sự thay đổi rõ rệt:

+ Tỉ trọng lao động ở khu vực thành thị tăng (dẫn chứng).

+ Tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn giảm (dẫn chứng).

* Giải thích

Do nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển của ngành công nghiệp - xây dựng

và dịch vụ ở các đô thị thu hút ngày càng nhiều lao động.

 

19 tháng 11 2021

B

16 tháng 3 2019

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế ở nước ta, năm 2000 và năm 2010

(Đơn vị: %)

- Tính bán kính đưởng tròn

  r 2000 ,   r 2010 +   r 2000 = 1   đ v b k +   r 2010 = 49048 , 5 37075 , 3 = 1 , 15   đ v b k

 Vẽ:

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2000 và năm 2010

b) Nhận xét và giải thích

- Trong cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế của nước ta, chiếm tỉ trọng cao nhất là thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tiếp đến là thành phần kinh tế Nhà nước và thấp nhất là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (dẫn chứng).

- Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước thu hút nhiều lao động là do có các hoạt động kinh tế đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng lao động khác nhau; thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ do mới được khuyến khích phát triển, các hoạt động kinh tế tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

- Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch trong giai đoạn 2000 - 2010:

+ Tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước giảm, từ 11,7% xuống còn 10,4%, giảm 1,3%.

+ Tỉ trọng thành phần kinh tế ngoài Nhà nước giảm, từ 87,3% xuống còn 86,1%, giảm 1,2%.

+ Tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, từ 1,0% lên 3,5%, tăng 2,5%.

Giải thích: tỉ trọng lao động thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng là do chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển của Nhà nước. Tỉ trọng lao động của thành phần kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước giảm là do có tốc độ tăng chậm, một bộ phận lao động chuyển sang thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

14 tháng 5 2019

a) Vẽ biểu đồ

- Tính bán kính đường tròn ( r 1989 r 1999 r 2009 ):

r 1989 = 1   đ v b k

r 1999 = 76 , 6 64 , 4 = 1 , 09   đ v b k

+ r 2009 = 86 64 , 4 = 1 , 16   đ v b k

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta, năm 1989, năm 1999 và năm 2009

b) Nhận xét và giải thích

- Trong giai đoạn 1989 - 2009, cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta có sự thay đổi khá rõ rệt:

+ Tỉ lệ nhóm tuổi 0 - 14 giảm nhanh, từ 39,0% (năm 1989) xuống 25,0% (năm 2009), giảm 14,0%.

+ Tỉ lệ nhóm tuổi 15-59 tăng, từ 53,8% lên 66,1%, tăng 12,3%.

+ Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 trở lên tăng, từ 7,2% lên 8,9%, tăng 1,7%.

ð Qua đó cho thấy kết cấu dân số nước ta đang chuyển từ dân số trẻ sang dân số già.

- Nguyên nhân:

+ Do chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình được thực hiện khá triệt để, nhận thức của người dân không ngừng được nâng lên dã làm giảm tỉ lệ sinh.

+ Do sự phát triển y tế, đời sống được nâng cao làm tăng tuổi thọ trung bình.

 

23 tháng 10 2018

Cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên do ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi để cây cà phê phát triển:

1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình với các cao nguyên xếp tầng như Kon Tum, Di Linh, Lâm Viên, Đăk Lak, Mơ Nông, Pleiku có bề mặt tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc hình thành vùng chuyên canh cà phê quy mô lớn.

- Đất badan chiếm diện tích lớn, là vùng có diện tích đất badan lớn nhất nước ta, lại tập trung thành vùng rộng. Loại đất này tơi xốp, giàu dinh dưỡng, tầng phong hóa dày rất thích hợp với cây cà phê.

- Khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển cây cà phê. Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao. Vì vậy, các cao nguyên thấp như Đăk Lak, Mơ Nông Pleiku có thể trồng cà phê vối, cà phê mít cho năng suất cao và ổn định, còn ở các cao nguyên có độ cao trên 500m, khí hậu mát mẻ thì trồng cà phê chè. Mùa khô sâu sắc từ tháng 11 đến tháng 4 thuận lợi cho phơi sấy, bảo quản sản phẩm.

- Nguồn nước trên mặt và nước ngầm phong phú là điều kiện rất quan trọng đối với cây cà phê.

2. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Người dân có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chế biến cà phê

- Nhu cầu cà phê trên thế giới rất lớn, đặc biệt là thị trường EU, Bắc Mĩ

- Hàng loạt chính sách đã có tác dụng thúc đẩy sản xuất cà phê:

+ Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng trong nước

+ Đổi mới cơ chế quản lí trong nông nghiệp: giao đất, giao rừng. phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại

+ Chính sách khuyến khích phát triển cây CN, đẩy mạnh xuất khẩu

+ Chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng miền núi, trung du (trong đó có Tây Nguyên)

Chúc em học tốt!

23 tháng 10 2018

Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành ở nước ta phân theo 3 khu vực:

- Khu vực I: Nông - lâm - ngư nghiệp

- Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng

- Khu vực III: Dịch vụ

Chúc em học tốt!