Câu 21: Ý nào sau đây không phải là lợi thế của kết cấu dân số trẻ?
A. Lực lượng lao động dự trữ lớn.
B. Hấp dẫn thị trường đầu tư và lao động quốc tế.
C. Tỉ lệ dân số phụ thuộc thấp.
D. Thị trường tiêu thụ rộng.
Câu 22: Ý nào sau đây là hạn chế của kết cấu dân số trẻ?
A. Sức ép lên vấn đề việc làm. B. Sức ép lên vấn đề tài nguyên – môi trường.
C. Sức ép lên giao thông, nhà ở. D. Sức ép lên vấn đề thu nhập bình quân đầu người.
Câu 23: Ý nào sau đây là hạn chế của kết cấu dân số trẻ?
A. Sức ép lên vấn đề văn hóa, giáo dục, y tế.
B. Làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. Ùn tắc giao thông ở các đô thị.
D. Chất lượng cuộc sống thấp và khó được cải thiện.
Câu 24: Ý nào sau đây là lợi thế của kết cấu dân số trẻ?
A. Lực lượng lao động dồi dào. B. Giảm sức ép lên vấn đề việc làm.
C. Chất lượng cuộc sống cao. D. Thị trường tiêu thụ rộng.
Câu 25: Ý nào sau đây không phải là thuận lợi do dân số đông, gia tăng nhanh ở nước ta tạo ra ?
A. nguồn lao động dồi dào. B. thị trường tiêu thụ rộng.
C. chất lượng cuộc sống được cải thiện. D. thu hút đầu tư nước ngoài.
Câu 26: Dân số đông và gia tăng nhanh gây sức ép cho vấn đề
A. thu hút đầu tư nước ngoài. B. đẩy mạnh phát triển kinh tế.
C. đô thị hóa. D. phân bố lại dân cư và lao động.
Câu 27: Dân số đông và gia tăng nhanh không gây sức ép cho vấn đề
A. mở rộng thị trường tiêu thụ. B. giải quyết việc làm.
C. nâng cao chất lượng cuộc sống. D. tài nguyên và môi trường.
Câu 28: Ý nào sau đây không phải là hậu quả do dân số đông và gia tăng nhanh ở nước ta hiện nay?
A. Phát sinh nhiều tệ nạn xã hội.
B. Thiếu nhà ở và các công trình công cộng.
C. Thu nhập bình quân đầu người thấp và khó được cải thiện.
D. Tỉ lệ người lớn không biết chữ cao.
b. Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do thiên nhiên, đặc biệt là tăng cường biến đổi khí hậu và sự biến đổi môi trường.
- Quản lý tài nguyên nước: Để đối phó với biến đổi khí hậu và hạn hán, cần phải tối ưu hóa sử dụng tài nguyên nước và xây dựng hệ thống lưu trữ nước hiệu quả. Cần cân nhắc việc đầu tư vào hệ thống thủy lợi và hồ chứa nước.
- Phát triển nông nghiệp bền vững: Nông nghiệp cần thích nghi với biến đổi khí hậu và giảm tác động tiêu cực lên môi trường. Sử dụng phương pháp canh tác thông minh và bền vững, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hợp lý, và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển cây trồng chịu hạn hán.
- Quản lý môi trường và bảo vệ đê điều: Tăng cường quản lý môi trường và đê điều để ngăn chặn sự xâm nhập của nước biển và biến đổi cơ cấu đất đai.
- Phát triển nghề cá bền vững: Quản lý nguồn cá bền vững để đảm bảo nguồn thuỷ sản ổn định. Cần thiết lập quy định và quy tắc bắt cá bền vững và tăng cường quản lý và giám sát hoạt động cá ngừng.
- Hợp tác liên kết: Tạo các liên kết giữa các nông dân, ngư dân và cơ quan chính phủ để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tài nguyên, từ đó giúp nâng cao khả năng ứng phó với thách thức thiên nhiên.