Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dựa vào biểu đồ đã cho, dễ nhận xét thấy, giai đoạn 2005 -2012
- Diện tích cây công nghiệp hằng năm và lâu năm có sự thay đổi ( tăng liên tục hoặc giảm liên tục) - Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng liên tục (ý 2 đúng) - Diện tích cây công nghiệp hằng năm thấp hơn cây công nghiệp lâu năm (ý 3 đúng) - Diện tích cây công nghiệp hằng năm có xu hướng giảm (ý 4 đúng)
=> Chọn đáp án A
Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy:
- Diện tích cây hàng năm giảm liên tục qua các năm => B đúng.
- Diện tích cây lâu năm lớn hơn cây hàng năm và có xu hướng tăng lên nhưng không ổn định => C, D đúng. Diện tích cây lâu năm tăng gấp 1,32 lần so với năm 2005 => A sai.
Chọn: A.
Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu trong 2 năm (<=3năm) là biểu đồ tròn
biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp phân theo nhóm cây ở nước ta 2 năm: năm 2005 và 2015 là biểu đồ tròn => Chọn đáp án B
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và công nghiệp lâu năm ở nước ta, giai đoạn 2000 - 2010 (%)
- Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm của nước ta giai đoạn 2000 - 2010
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
- Có sự chuyển dịch nhưng còn chậm.
- Xu hướng chuyển dịch: tăng tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm, giảm tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm.
* Giải thích
- Chuyển dịch theo xu thế chung của sản xuất nông nghiệp.
- Do cây công nghiệp lâu năm đem lại hiệu quả cao hơn so vơi cây công nghiệp hàng năm; trong hoàn cảnh nước ta có nhiều thuận lợi về trồng cây công nghiệp lâu năm và thị trường nước ngoài được mở rộng.
Gợi ý làm bài
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta, giai đoạn 1990 – 2010
b) Nhận xét và nêu nguyên nhân của sự phát triển cây công nghiệp nước ta
* Nhận xét: Giai đoạn 1990 - 2010:
- Tổng diện tích cây công nghiệp nước ta ngày càng tăng, từ 1199,3 nghìn ha (năm 1990) lên 2808,1 nghìn ha (năm 2010), tăng 1608,8 nghìn ha (tăng gấp 2,34 lần).
- Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm và không ổn định: tăng 255,6 nghìn ha, từ 542,0 nghìn ha (năm 1990) lên 797,6 nghìn ha (năm 2010), tăng gấp 1,47 lần. Giai đoạn 2005 - 2010, diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm.
- Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh và liên tục, lừ 657,3 nghìn ha (năm 1990) lên 2010,5 nghìn ha (năm 2010), tăng 1353,2 nghìn ha (tăng gấp 3,06 lần).
- So với diện tích cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu năm có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn.
* Những nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển cây công nghiệp nước ta:
- Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển cây công nghiệp (khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, nguồn nước tưới dồi dào,...), nhưng những tiềm năng này mới chỉ được khai thác một phần.
- Nguồn lao động dồi dào (vì việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp đòi hỏi nhiều lao động).
- Việc đảm bảo an ninh lương thực đã giúp cho việc chuyển một phần diện tích cây lương thực sang trồng các cây công nghiệp.
- Những chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp của Nhà nước.
- Sự hoàn thiện công nghiệp chế biến và nâng cao năng lực của các cơ sơ chế biến sản phẩm cây công nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp và sức cạnh tranh của các sản phẩm này trên thị trường thế giới.
- Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm cây công nghiệp có giá trị kinh tế
Dựa vào bảng số liệu đã cho, nhận xét thấy
Diện tích lúa tăng nhiều nhất, tăng 301 nghìn ha (7790,4 - 7489,4)
Diện tích Bông giảm (từ 9,1 xuống còn 1,5 nghìn ha)
Diện tích mía tăng không liên tục
Diện tích ngô tăng (26,7 nghìn ha) nhiều thứ 2 sau lúa
=> Chọn đáp án A
Dựa vào bảng số liệu đã cho và công thức tính cơ cấu
Tỉ trọng thành phần = giá trị thành phần / Tổng
Ta có bảng
Cơ cấu diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây năm 2005 và năm 2014
Từ bảng số liệu đã xử lí, dễ nhận thấy tỉ trọng cây lương thực giảm: từ 63,1% năm 2005 xuống còn 60,7% năm
=> Chọn đáp án C
Dựa vào bảng số liệu đã cho và áp dụng công thức tính tốc độ tăng trưởng (đơn vị: lần) = giá trị năm sau / giá trị năm gốc
=> Giai đoạn 2010 - 2015, Diện tích cây lâu năm tăng 3 245,3 / 2 846,8 = 1,14 lần Giai đoạn 2010 - 2015, diện tích cây hằng năm tăng 11 674,3 / 11 214,3 = 1,04 lần => Diện tích cây lâu năm tăng nhanh hơn cây hàng năm => Chọn đáp án A