K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 6 2024

Xét tam giác ABC vuông tại A. Đặt \(\widehat{B}=a\left(0^o< a< 90^o\right)\) 

Khi đó ta có \(\tan a=\dfrac{\sin a}{\cos a}=\dfrac{AC}{AB}< 1\) (vì \(\cos a>\sin a\))

\(\Rightarrow AC< AB\)

\(\Rightarrow\widehat{B}< \widehat{C}\) (quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác)

Lại có \(\widehat{B}+\widehat{C}=90^o>\widehat{B}+\widehat{B}=2\widehat{B}\)  nên \(\widehat{B}=a< 45^o\).

Ta có đpcm.

 

30 tháng 10 2020

Ta có: \(\sin\alpha+\cos\alpha=\sqrt{2}\Rightarrow\left(\sin\alpha+\cos\alpha\right)^2=2\Rightarrow\sin^2\alpha+\cos^2\alpha+2.\sin\alpha.\cos\alpha=2\)

Mà \(\sin^2\alpha+\cos^2\alpha=1\)nên \(2.\sin\alpha.\cos\alpha=1\Rightarrow\sin\alpha.\cos\alpha=\frac{1}{2}\)

Đặt \(\sin\alpha=x,\cos\alpha=y\)thì ta có hệ phương trình \(\hept{\begin{cases}x+y=\sqrt{2}\\xy=\frac{1}{2}\end{cases}}\)

x, y là hai nghiệm của phương trình \(t^2-\sqrt{2}t+\frac{1}{2}=0\Leftrightarrow\left(t-\frac{\sqrt{2}}{2}\right)^2=0\Leftrightarrow t=\frac{\sqrt{2}}{2}\)

Do đó \(\sin\alpha=\cos\alpha=\frac{\sqrt{2}}{2}\)

Xét ∆ABC vuông cân tại A có AB = AC = a thì \(BC=a\sqrt{2}\)

Ta có: \(\frac{\sqrt{2}}{2}=\frac{a}{a\sqrt{2}}=\frac{AC}{BC}=\sin\widehat{B}=\sin45^0\)

Vậy số đo góc \(\alpha\)là 450

29 tháng 10 2016

Ta có \(\sin A=1,4-\cos A\)

Thế vào \(\sin^2A+\cos^2A=1\)ta được

\(25\cos^2A-35\cos A+12=0\)

\(\Leftrightarrow\orbr{\begin{cases}\cos A=0,8\\\cos A=0,6\end{cases}\Rightarrow\orbr{\begin{cases}\sin A=0,6\\\sin A=0,8\end{cases}}}\)

\(\Rightarrow\orbr{\begin{cases}\cot A=\frac{4}{3}\\\cot A=\frac{3}{5}\end{cases}}\)

29 tháng 10 2016

giả sử tam giác ABC vuông tại A

đặt Ab=c; AC=b; BC=a, \(\widehat{B}\)=A

ta có:

\(sinA+cosA=\frac{b}{a}+\frac{c}{a}=\frac{b+c}{a}=\frac{7}{5}\)

=>b+c=7

=>(b+c)2=b2+2bc+c2=49

=>\(sin^2A+cos^2A=\left(\frac{b}{a}\right)^2+\left(\frac{c}{a}\right)^2=\frac{b^2+c^2}{a^2}=\frac{a^2}{a^2}=\frac{25}{25}\)

=>b2+c2=25

ta có:

(b+c)2-b2-c2=49-25

2bc=24

bc=12

ta có: b.c=12; b+c=7

=> 3.4=4.3=1.12=12.1=2.6=6.2

mà b+c=7=> b=4,c=3 hoặc b=3,c=4

=> cot A= 4/3 hoặc 3/4

1 tháng 3 2017

\(P=cos^2a\left(1+cot^2a\right)=\dfrac{cos^2a}{sin^2a}=cot^2a\)

\(M=\dfrac{2cos^2a-\left(sin^2a+cos^2a\right)}{sina+cosa}=\dfrac{cos^2a-sin^2a}{sina+cosa}\)

\(=\dfrac{\left(cosa-sina\right)\left(cosa+sina\right)}{sina+cosa}=cosa-sina\)

15 tháng 8 2020

mình nghĩ nên sửa đề là \(-\sqrt{a^2+b^2}\le a\cos\alpha+b\sin\alpha\le\sqrt{a^2+b^2}\)

với a,b,x,y là số thực ta luôn có \(\left(ax+by\right)^2=\left(a^2+b^2\right)\left(x^2+y^2\right)-\left(ay-bx\right)^2\)

từ đẳng thức này ta suy ra \(\left(ax+by\right)^2\le\left(a^2+b^2\right)\left(x^2+y^2\right)\)

dấu "=" xảy ra khi \(\left(ax-by\right)^2=0\)

trở lại bài toán ta luôn có \(\left(a\cos\alpha+b\sin\alpha\right)^2\le\left(a^2+b^2\right)\left(\cos^2\alpha+\sin^2\alpha\right)=a^2+b^2\)

từ đó ta có \(-\sqrt{a^2+b^2}\le a\cos\alpha+b\sin\alpha\le\sqrt{a^2+b^2}\)