Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Nhân cơ hội nào năm 981 quân Tống xâm lược nước ta?
A. Triều đình nhà Đinh gặp nhiều khó khăn.
B. Nhà Tống cần giải quyết khó khăn trong nước.
C. Chăm-pa đang gây chiến tranh với Đại Cồ Việt.
D. Kiều Công Tiễn cầu cứu sự giúp đỡ từ phương Bắc.
Câu 2: Được tin quân Tống sang xâm lược Đại Cồ Việt, Thái hậu Dương Vân Nga và các đại thần nhà Đinh đã tôn ai lên làm vua lãnh đạo kháng chiến?
A. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn.
B. Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.
C. Thái úy Lý Thường Kiệt.
D. Thái sư Trần Thủ Độ.
Câu 3: Thắng lợi quyết định đánh tan quân xâm lược Tống của nhà Tiền Lê (981) diễn ra ở
A. vùng Đông Bắc.
B. Sông Bạch Đằng.
C. Chi Lăng – Xương Giang.
D. Bình Lệ Nguyên.
Câu 4: Vào những năm 70 (Thế kỉ XI), nhà Tống chuẩn bị tiến hành chiến tranh xâm lược Đại Việt trong bối cảnh có gì khác so với lần xâm lược thứ nhất (năm 981)?
A. Nhà Tống đang gặp nhiều khó khăn về nội trị, ngoại giao.
B. Đại Việt đang gặp nhiều khó khăn.
C. Nhà Tống đã đánh tan cuộc xâm lấn của Liêu, Hạ.
D. Nhà Tống đang ở giai đoạn thịnh trị nhất.
Câu 5: Nội dung nào không phải là đặc điểm bối cảnh lịch sử của nhà Tống vào đầu những năm 70 của thế kỉ XI?
A. Phía Bắc bị người Liêu, Hạ xâm lấn.
B. Trong nước nhân dân nổi dậy khắp nơi.
C. Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt.
D. Nhà Tống đang ở giai đoạn thịnh trị nhất.
Câu 6: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc” là chủ trương của
A. Trần Hưng Đạo.
B. Lê Hoàn .
C. Lê Lợi.
D. Lý Thường Kiệt.
Câu 7: Nghệ thuật quân sự tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thế kỉ XI là gì?
A. Đánh điểm diệt viện.
B. Vườn không nhà trống.
C. Tiên phát chế nhân.
D. Đánh vào lòng người.
Câu 8: Tinh thần chủ động đối phó với quân Tống của nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trương
A. Vườn không nhà trống
B. Sử dụng chiến thuật“Tiên phát chế nhân”
C. Lập phòng tuyến sông Cầu để chặn giặc
D. Tích cực chuẩn bị chống lại thế mạnh của giặc.
Câu 9: Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được binh lính Đại Việt đọc trong hoàn cảnh nào?
A. Trong cuộc tập kích lên đất Tống của quân ta
B. Đang lúc diễn ra trận đánh ác liệt ở sông Như Nguyệt
C. Khi vua Quách Quỳ, Triệu Tiết đầu hàng Đại Việt
D. Trong buổi lễ mừng chiến thắng quân Tống.
Câu 10: Điểm khác nhau về cách thức mở đầu giữa cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý so với cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba là
A. chủ động tấn công.
B. chủ động rút lui.
C. chủ động giảng hòa.
D. chủ động phản công.
Chính sách cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc ngắn gọn ( chi tiết bạn có thể tự tra mạng ):
Chia nước ta thành các quận, sát nhập vào Trung Quốc, cử người Hán sang quản lý đến cấp huyện.
Các quan cai trị phương Bắc chiếm ruộng đất của nhân dân Âu Lạc, lập thành ấp, trại và bắt dân ta cày cấy. Chúng cũng áp đặt chính sách tô thuế nặng nề, đặc biệt là dưới thời Đường.
Ngoài ra, chính quyền đô hộ còn nắm độc quyền về sắt và muối, bắt nhân dân ta cống nạp nhiều loại vải vóc, hương liệu, sản vật quý để đưa về Trung Quốc.
Kháng chiến:
Hai Bà Trưng-Bà Triệu-Lý Bí-Mai Thúc Loan-Phùng Hưng- Khởi nghĩa Lam Sơn.
Đại Việt thế kỉ X-XV: trải qua thời kì nhà Ngô-Đinh-Tiền Lê-LýTrần-Hồ-Hậu Lê. Đất nước quân chủ chuyên chế phong kiến được thành lập và từng bước phát triển, hoàn thiện đạt đến đỉnh cao. Kinh tế được phát triển.
Đại Việt thế kỉ XVI-XVIII: chia cắt Đàng Trong-Đàng Ngoài đến cuối thế kỉ XVIII. Hai đàng lấy sông Gianh làm ranh giới. Đất đai phát triển và mở rộng, kinh tế phục hồi - ngoại thương phát triển, nhưng rồi dần dần mục nát và bị Nguyễn Huệ lật đổ.
Tham khảo: Việt Nam thế kỉ XIX: nhà Nguyễn vẫn thi hành những chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu. Việt Nam rơi vào khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng. Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt.
Kinh tế, văn hóa thế kỉ X-XV: Nhân dân tích cực khai hoang vùng châu thổ sông lớn và ven biển.Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang.
Các nhà nước Lý - Trần - Lê đều quan tâm bảo vệ sức kéo, phát triển của giống cây nông nghiệp.Chính sách của nhà nước đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển , đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố.
Những thành tựu văn hóa đạt được, vừa là sản phẩm của sự nghiệp chung nói trên, vừa là nền móng vững chắc lâu dài cho dân tộc
Kinh tế văn hóa thế kỉ XVI-XVIII: Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ, nhất là vùng Nam Bộ, dân cư thì còn thưa thớt. Khí hậu có nhiều thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập.
Nho giáo: vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại. - Phật giáo, Đạo giáo phục hồi và phát triển. Nếp sống văn hóa truyền thống được nhân dân ta giữ gìn, các hình thức sinh hoạt văn hóa qua các lễ hội cũng góp phần thắt chặt tình yêu quê hương, đất nước trong nhân dân.
Chọn B