Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
c1
- Chiều dài từ đểm cực Bắc đến điểm cực Nam là 8500km. Chiều rộng từ bời Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất 9200km.
c2
- Dầu mỏ, khí đốt phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nam Á, Đông Nam Á.
c3
– Sông Mê Kông bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng.
c4
- Sông Ô-bi chảy theo hướng Nam – Bắc, qua đới khí hậu ôn đới và đới khí hậu cực và cận cực.
- Về mùa xuân vùng trung và hạ lưu sông Ô-bi lại có lũ băng lớn vì: vùng thượng nguồn sông Ô-bi thuộc đới khí hậu cực và cận cực lạnh giá, mùa đông sông bị đóng băng, vào mùa xuân băng tan và chảy xuống vùng trung – hạ lưu sông tạo nên lũ băng.
c5
- Các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa và các cảnh quan ở khu vực khí hậu lục địa khô hạn:
+ Khu vực khí hậu gió mùa có: rừng hỗn hợp và rừng lá rộng, rừng cận nhiệt đới ẩm, rừng nhiệt đới ẩm, xavan và cây bụi.
+ Khu vực khí hậu lục địa khô hạn có: thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc, cảnh quan núi cao.
c6
* Về số dân:
- Dân số châu Á lớn nhất so với các châu lục khác và chiếm 60,6% dân số thế giới năm 2002 (trong khi diện tích châu Á chỉ chiếm 23.4% của thế giới).
- Dân số châu Á gấp 4,9 lần châu Phi (13,5%) và 117,7 lần châu lục có dân số ít nhất là châu Đại Dương (0,5%).
* Tốc độ gia tăng dân số:
- Châu Phi có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất (2,4%), giai đoạn 1950 – 2002 dân số tăng nhanh, gấp 3,8 lần.
- Tiếp đến là châu Mĩ với 1,4%, giai đoạn 1950 – 2002 dân số tăng gấp 2,5 lần.
- Tỉ lệ gia tăng dân số châu Á khá cao và bằng mức gia tăng dân số thế giới với 1,3%, giai đoạn 1950 – 2002 dân số tăng nhanh liên tục, gấp 2,7 lần.
- Châu Âu có tốc độ gia tăng dân số âm (0,1%), dân số già và nhiều quốc gia có nguy cơ suy giảm dân số (như Đức, Pháp...).
Xác định vị trí địa lí, giới hạn của châu Á:
Điểm cực Bắc châu Á là mũi Seliusky, nằm ở vĩ tuyến 77°44' Bắc. Điểm cực Nam châu Á là mũi Piai, nằm ở vĩ tuyến 1°16' Bắc.
Tiếp giáp với 3 đại dương: Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Đông giáp Thái Bình Dương, phía Nam giáp Ấn Độ Dương, phía Tây giáp 2 châu lục – Âu và Phi.
Diện tích: 44,4 triệu km2
Đặc điểm chung về địa hình châu Á và các dạng địa hình .
- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ và có nhiều đồng bằng rộng.
- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: Đông - tây hoặc gần đông - tây và bắc - nam hoặc gần bắc - nam làm địa hình bị chia cắt phức tạp. - Các núi và sơn nguyên tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm.
Khoáng sản có trữ lượng lớn và nơi phân bố.
- Các khoáng sản chủ yếu ở châu Á: dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crom, đồng, thiếc, man – gan …
- Dầu mỏ và khí đốt của châu Á tập trung nhiều nhất ở khu vực: Tây Nam Á, Đông Nam Á.
2.
-Khí hậu lục địa được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hè giống khí hậu gió mùa. Khi vào mùa hè thì khí hậu lục địa sẽ có mùa khô và vô cùng nóng, khi đó biên độ nhiệt vào ngày, năm sẽ lớn lên, tại khí hậu lục địa thì hoang mạc và bán hoang mạc vô cùng phổ biến.
Các kiểu khí hậu chính và nơi phân bố.
* Kiểu khí hậu gió mùa:
- Một năm có 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa đông khô lạnh, ít mưa.
+ Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.
- Nơi phân bố:
+ Gió mùa nhiệt đới: đông nam á, nam á.
+ Gió mùa cận nhiệt và ôn đới: đông á.
* Kiểu Khí hậu lục địa:
- Một năm có hai mùa:
+ Mùa đông: Khô lạnh.
+ Mùa hạ: Khô nóng.
- Biên độ nhiệt ngày và năm lớn.
- Cảnh quan hoang mạc phát triển.
- Phân bố: Tây nam á và nội địa.
3.
-Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp. - Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn. - Hướng chảy: hướng từ Nam lên Bắc. ... Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn,...
1. cảnh quan châu á đa dạng:
+ rừng lá kim
+ rừng cận nhiệt, nhiệt đới ẩm
+ thảo nguyên, hoang mạc
+ núi cao
VÌ do sự phân hóa đa dạng ở các đới khí hậu, các kiểu khí hậu và do ảnh hưởng địa hình
2.từ bắc xuống nam châu á có các đới khí hậu sau:
+đới khí hậu cực , cận cực
+đới khí hậu ôn đới
+đới khí hậu cận nhiệt
+ đới khí hậu nhiệt đới
+ đới khí hậu xích đạo
Vì lãnh thổ châu á trải dài từ vùng cực bắc đến xích đạo( nhiều vĩ độ) nên lượng bức xạ mặt trời phân bố k đều từ cực về XĐ
câu 8:đặc điểm địa hình:
- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.
- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính : đông - tây hoặc gần đông - tây và bắc - nam hoặc gần bắc - nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
- Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm
câu 2:
-Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc nhưng chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it , Môn-gô-lô-it , Ôxtra-lô-it
-Các luồng di dân và việc mở rộng giao lưu đã dẫn đến sự hợp huyết giữa ng thuộc các chủng tộc, các dân tộc của mỗi quốc gia.Họ chung sống bên nhau và cùng góp sức xây dựng quê hương đất nước
3, sơn nguyên Tây Tạng .
5.Cảnh quan ở khu vực khí hậu gió mùa: rừng hỗn hợp và rừng lá rộng, rừng cận nhiệt đới ẩm, rừng nhiệt đới ẩm. - Cảnh quan ở khu vực khí hậu lục địa khô hạn: hoang mạc và bán hoang mạc, thảo nguyên, rừng và cây bụi lá cứng Địa Trung Hải, xa van và cây bụi, cảnh quan núi cao.
6.- Châu Á có số dân đứng đầu thế giới.
- Mức gia tăng dân số châu Á khá cao, chỉ đứng sau châu Phi và cao hơn so với thế giới.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á ngang với mức trung bình của thế giới, cao hơn châu Âu và thấp hơn nhiều so với châu Phi.