Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ví dụ bức tranh bữa ăn cơm gia đình cùng nhau quây quần lại nhé!
- Em mơ ước cảnh sinh hoạt này vì bữa ăn là rất quan trọng, nó cung cấp năng lượng cho mỗi con người. Từ đó con người cảm thấy vui vẻ, hoạt bát hơn. Vả lại thời khắc đó cũng là khi mà gia đình gặp mặt đông đủ nhất, có thể kể cho nhau những chuyện của bản thân. Rất là ấm áp tình thương luôn.
- Mỗi thành viên đã chia sẻ những câu chuyện của mình, đã quan tâm và gắp thức ăn cho người khác, hạn chế dùng điện thoại khi ăn nên gia đình đã được thời gian vui vẻ.
- Em nghĩ mình đã có những việc làm tốt để nuôi dưỡng quan hệ gia đình: chăm ngoan học giỏi, phụ giúp bố mẹ nhiều việc theo khả năng cá nhân, yêu bữa ăn gia đình, yêu cơ thể và biết chăm sóc cho bản thân, chia sẻ chuyện bản thân với ba mẹ nhiều hơn, cùng anh chị em phấn đấu học tập và cùng vui chơi, sắp xếp thời gian để có những thời gian cho gia đình,...
Những việc nên làm với bạn bè, thầy cô: giúp đỡ bạn bè khi cần thiết, cùng nhau phấn đấu cố gắng học tập, vui chơi giải trí lành mạnh, lắng nghe và tham gia các hoạt động bổ ích thầy cô giới thiệu, tôn trọng thầy cô.
Kết quả mỗi nhóm khác nhau nên các em cứ chia sẻ xem như thế nào nhé!
Em đã thực hiện các bước :
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết.
Bước 2: Xác định nguyên nhân, hậu quả của vấn đề. (Do em hay do bạn, hay do những người khác tác động)
Bước 3: Lựa chọn và thực hiện những biện pháp của vấn đề.
Bước 4: Đánh giá vấn đề: Em không còn nói chuyện cộc lốc với bạn nữa, vấn đề mâu thuẫn với bạn bè đều được giải quyết.
Việc thực hiện những điều này là rất quan trọng, nó giúp những người trong gia đình hiểu nhau hơn, giảm khoảng cách, thời gian bên nhau vui vẻ và chất lượng hơn. Ai cũng có cảm giác được yêu thương, quan tâm, có một mái ấm gia đình đúng nghĩa.
+ Người lớn: Lễ phép, kính trọng
+ Thầy cô giáo: Lễ phép, kính trọng
+ Bạn bè: Tôn trọng
+ Em nhỏ: Ân cần, dịu dàng
- Chia sẻ với các bạn trong nhóm về những cách thức giao tiếp phù hợp.
Những khó khăn của em ở trường trung học cơ sở là:
+ Trong học tập em cảm thấy mình được học nhiều môn mới hơn, kiến thức cũng được nâng cao hơn, đòi hỏi em phải chăm chỉ lắng nghe cô giảng bài trên lớp.
+ Trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè vì chưa quen nên vẫn còn ngại ngùng.
+ Trong việc thực hiện các nội quy nhà trường: Bọn em phải đeo khăn quàng mỗi khi đến lớp, các nội quy em vẫn phải làm quen dần.
+ Ấn tượng đầu: Nhẹ nhàng, ân cần, tài năng
+ Tiếc nuối: Không chăm ngoan nên nhiều lần bị cô mắng, xin lỗi lúc đó chưa thật sự thành tâm.
Phỏng vấn “người giữ lửa” của làng gốm Bát Tràng – nghệ nhân Trần Văn Độ. Nghệ nhân từng tâm sự ông chỉ quan tâm đến làng nghề gốm và văn hóa truyền thống thể hiện qua các sản phẩm gốm.Và đó là lý do khiến ông lựa chọn con đường “tìm lại ký ức” qua các sản phẩm gốm cổ. Ông miệt mài nghiên cứu không kể ngày đêm. Người ta thường nói làm lao động, đến chạng vạng tối là nghỉ ngơi nhưng khi ông dừng công việc tay chân là lúc ông để trí óc làm việc. Suy nghĩ miên man về cách phục chế men cổ, tạo đường nét tinh xảo cho các sản phẩm và “phủ màu thời gian” cho các sản phẩm mà ông được tín nhiệm phục dựng. Bây giờ, người ta gọi ông là “Vua men gốm”, là người thổi hồn vào gốm, là tài hoa giữ hồn gốm… nhưng ông vẫn chỉ đau đáu với nghề, với nghiệp thổi hồn vào đất vô tri vô giác. Những tác phẩm của ông luôn được treo ở những nơi trang trọng. Ví như tác phẩm tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã được đặt tại bảo điện tinh hoa của Trường đại học Havard (Hoa Kỳ), ví như 60 tác phẩm mang dòng gốm Lý-Trần-Lê được tổ chức trưng bày tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám và TP Hà Nội đã làm quà tặng cho nhân dân và chiến sĩ biển đảo Trường Sa đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Đấy là còn chưa kể, đã nhiều lần, các sản phẩm của ông theo các nguyên thủ quốc gia ra nước ngoài, làm quà tặng cho các bạn quốc tế.
- Chia sẻ những khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với các thầy cô:
- Thưa cô em hay ngại khi giao tiếp với người lạ, đặc biệt là như bạn mới quen ở lớp mới.
- Chuyên gia:
+ Em có thể nới lỏng sự lo sợ của mình.
+ Hãy thử đến bên bàn của bạn mới và nói chào cậu, tớ là Lan rất vui được làm quen với cậu.
+ Hoặc là tớ thích bím tóc của cậu,.. rất nhiều cách làm quen em có thể áp dụng.
- Thưa cô em hay ngại khi giao tiếp với thầy cô:
- Chuyên gia: Thầy cô luôn sẵn sàng giúp em giải đáp mọi thắc mắc nên em đừng ngại nha. Sự giao tiếp giữa cô trò sẽ giúp hai người hiểu nhau hơn.
Một số cách: giúp đỡ ba mẹ những việc mà ba mẹ cần, đề xuất nguyện vọng sở thích của mình với ba mẹ, thường xuyên chủ động nói chuyện kể những chuyện thường ngày với ba mẹ, chuẩn bị những bữa cơm gia đình chất lượng để mọi người đều thích "cơm nhà", học tập tốt để bản thân vui cha mẹ cũng vui,...