K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
26 tháng 11 2023

Tham khảo

Albert Einstein (1879 - 1955) là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của nhân loại, người khai sinh ra “Thuyết tương đối”. Ông cùng với Newton chính là 2 tri thức lỗi lạc quyết định đến sự phát triển của lý thuyết vật lý hiện đại.

Thế nhưng khi còn nhỏ, Einstein không hề có biểu hiện gì nổi trội, thậm chí là phát triển trí tuệ rất chậm. Năm 4 tuổi, ông vẫn chưa biết nói, cha của Einstein đã tìm mọi cách để giúp con mình phát triển như những đứa trẻ khác.

Trong thời gian đi học, sức học của Einstein rất kém, đuối hơn nhiều so với các bạn bè khác. Thầy Hiệu trưởng trường Einstein theo học cũng quả quyết với cha cậu rằng “thằng bé này mai sau lớn lên sẽ chẳng làm được gì đâu”.

Những lời giễu cợt và sự trêu đùa ác ý của mọi người xung quanh khiến cho cậu bé Einstein rất buồn tủi. Cậu trở nên sợ phải đến trường, sợ phải đối mặt với các thầy cô và bạn bè. Cậu cũng cho rằng mình đúng là đứa trẻ ngốc nghếch thật sự.

Thế nhưng nhờ sự động viên rất lớn của mẹ - một người phụ nữ thông minh, xinh đẹp và có học vấn cao, trí tuệ Einstein phát triển nhanh chóng, cậu bé còn dần khắc phục được tính tự ti và trở nên lạc quan, vui vẻ.

Einstein rất hay nêu ra những câu hỏi lạ lùng, thậm chí có phần quái dị, chẳng hạn như: Tại sao kim nam châm lại chỉ về hướng Nam? Thời gian là gì? Không gian là gì?... Mọi người đều cho rằng cậu bé này là người đầu óc có vấn đề.

Nhưng họ không ngờ rằng, chính những câu hỏi có vấn đề ấy của cậu bé đã giúp Einstein có được thành công sau này.

NG
26 tháng 9 2023

Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên là cán bộ văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm việc ở văn phòng Bác, thi thoảng bà còn đảm nhận việc khâu vá quần áo, chăn, màn... cho Bác. Công việc này đã giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập rất nhiều điều.

Áo của Bác rách, có khi vá đi vá lại vài lần Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.

Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác, bà đã có những kỷ niệm không bao giờ quên.

Bà còn kể rằng:

Ở Việt Bắc, có một lần Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:

- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.

Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền bảo bà:

- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.

=> Suy nghĩ của em: Từ mẩu chuyện về Bác Hồ này, em rút ra được bài học vô cùng ý nghĩa về đức tính giản dị và tiết kiệm của Bác. Mặc dù Bác là người có địa vị cao, là vị lãnh tụ thiên tài của cả dân tộc nhưng Bác luôn giữ cho mình sự giản dị và tiết kiệm.

NG
26 tháng 9 2023

THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được.  

Bác bảo: 

- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. 

Bác hỏi: 

- Chú đến muộn mấy phút?

- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!

- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.

Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý: 

- Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp phải chờ uổng công!.

Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên…Bác Hồ của chúng ta quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời Bác không để bất cứ ai đợi mình. Sự quý trọng thời gian của Bác thực sự là tấm gương sáng để chúng ta học tập.

NG
23 tháng 10 2023

Đọc truyện "Dế mèn phiêu lưu ký" của Tô Hoài, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật chính của truyện - Dế Mèn. Anh có vẻ ngoài cao lớn, đẹp mã, sức mạnh vượt trội. Với tính cách ngạo mạn, phách lối của mình, anh đã không ít lần gây ra tai họa cho kẻ khác yếu thế hơn. Trải qua nhiều lần nguy hiểm, chàng dế mèn đã rút ra được nhiều bài học và trở nên trưởng thành, chín chắn, không còn thói phách lối như xưa. Bằng trí tưởng tượng phong phú và biện pháp nhân hóa, tác giả Tô Hoài đã khiến cho thế giới của các loài côn trùng trở nên thật sinh động, hấp dẫn. 

Đề bài: Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt, trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe.1. Tưởng tượng và chia sẻ: Nếu em được gặp bà tiên, ông bụt,... trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe, em sẽ nói những gì? Vì sao?Gợi ý:– Em đã đọc, đã nghe câu chuyện nào có bà tiên, ông bụt,...?– Cuộc gặp gỡ của em với bà tiên, ông bụt,... diễn ra như thế nào?• Em gặp bà tiên, ông bụt,......
Đọc tiếp

Đề bài: Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt, trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe.

1. Tưởng tượng và chia sẻ: Nếu em được gặp bà tiên, ông bụt,... trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe, em sẽ nói những gì? Vì sao?

Gợi ý:

– Em đã đọc, đã nghe câu chuyện nào có bà tiên, ông bụt,...?

– Cuộc gặp gỡ của em với bà tiên, ông bụt,... diễn ra như thế nào?

• Em gặp bà tiên, ông bụt,... trong hoàn cảnh nào?

• Em sẽ nói những gì?

• Bà tiên, ông bụt,... sẽ trả lời em thế nào?

• Em có suy nghĩ gì về cuộc gặp gỡ đó?

2. Dựa vào bài tập 1, viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện giữa em và bà tiên, ông bụt,...

– Câu đầu tiên: Giới thiệu cuộc gặp gỡ.

– Các câu tiếp theo: Kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt,...

– Câu cuối: Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em.

3. Đọc lại, rà soát và chữa các lỗi trong bài viết của em.

– Câu đầu tiên có hấp dẫn không?

– Các câu tiếp theo có tạo được sự bất ngờ, thú vị không?

– Câu cuối có ấn tượng không?

– Đoạn văn có mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả không?

– ?

4. Bình chọn đoạn văn tưởng tượng thú vị.

1
NG
15 tháng 10 2023

1.

- Em đã đọc nhiều câu chuyện có cô tiên, ông bụt như Sự tích hoa cúc trắng, Chuyện bốn mùa…

- Em gặp ông bụt trong giấc mơ, ông bụt đã ban cho em những bông hoa khi em làm việc tốt thì hoa sẽ tỏa hương và điều ước của em thành sự thật

- Đây là cuộc gặp gỡ đầy thú vị và thật bất ngờ
2. Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, đã cuốn em về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ em gắn với lời kể của mẹ, của bà, với những nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diệu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của em. Ồ, đẹp chưa kìa! Trước mắt em là cảnh vật chưa bao giờ thấy. Mây trắng như tuyết sà thấp xuống la đà bên những phiến đá. Cạnh đó là vườn hoa đủ sắc màu rực rỡ. Hương thơm theo gió tỏa ra khắp mọi nơi. Những ánh sáng phát ra phiến đá tròn vẫn rực hồng cả khoảng không. Em đi vài bước nữa, một rừng hoa hiện lên cho em một cảm giác thật bất ngờ. Cơn gió thổi nhè nhẹ mang theo hương hoa, cỏ lạ. Chị Hồng, chị Huệ thật xinh xắn đang say sưa ngắm mình trong bầu trong khí yên tĩnh. Một tiếng nổ nhỏ làm em giật mình. Một đám mây nhỏ đang từ từ bay về phía em. Một ông lão phương phi hiện ra. Em chưa kịp cúi chào thì ông đã lên tiếng: "Cô bé đừng sợ! Ta là Bụt đây mà!" Thì ra, đây là vị tiên đã giúp anh Khoai có cây tre trăm đốt. Trông Bụt thật hiền từ. Dáng ông nhẹ nhàng, thanh thoát. Ông khoác lên mình chiếc áo choàng trắng với những đường viền vàng óng. Tay ông cầm chiếc gậy trúc. Mỗi bước ông đi là mỗi cụm mây nhỏ vươn theo gót chân. Mái tóc ông bạc trắng. Chòm râu dài mềm mại. Em thích được nhìn vào mắt ông. Đôi mắt hiền từ mà sáng như sao. Ông đến sát bên em. Cả người ông toát lên một mùi thơm dịu nhẹ. Ông khẽ nói: "Cháu bé ngoan lắm, làm được nhiều việc tốt ta thưởng cho đóa hoa này!". Ông đưa tay vẫy nhẹ. Lạ thật! Đóa hoa từ từ bay đến bên em. Đóa hoa rực rỡ đủ màu. Ông dặn em cất kỹ đóa hoa này. Mỗi lần em làm được việc tốt hoa sẽ tỏa hương và mọi điều ước của em sẽ thành sự thật. Ông đưa tay vuốt nhẹ lên tóc em rồi theo làn mây biến mất. 
3. 

Em chủ động hoàn thành bài tập.  

4. 

Học sinh tự đọc, rà soát lại lỗi và bình chọn đoạn văn.

25 tháng 11 2021

tham khảo

Trong những ngày tháng, mà người dân ta đang phải cùng chung sống với đại dịch Covid-19, thì những tấm lòng nhân hậu là thứ vô cùng quý giá, và có ở khắp mọi nơi. Và ngày hôm qua em đã may mắn chứng kiến một tấm lòng nhân hậu như thế.

 

Hôm qua, em và mẹ cùng đi chợ để mua lương thực dự trữ cho một tuần tới. Lúc vào mua đồ, em có nhìn thấy một chú mua rất nhiều sữa, bánh và mì tôm. Chất đầy thành ngọn núi nhỏ trên hai chiếc xe đẩy. Nhìn thấy cảnh đó, nhiều người xì xào qua lại. Khiến em vô cùng khó hiểu. Sao chú ấy lại mua nhiều đến vậy. Chừng đấy mì tôm, sữa, bánh thì phải ăn đến bao giờ, rồi xếp trong nhà thì sẽ chật lắm. Mãi đến lúc tính tiền xong, ra khỏi siêu thị, em vẫn băn khoăn suy nghĩ ấy.

Trên đường về, em chờ mẹ ghé vào đổ xăng, thì lại tình cờ nhìn thấy chú vừa nãy đang đứng gỡ đồ đã mua xuống khỏi yên xe máy. Em cảm thấy rất lạ. Bởi sau chú không đi về nhà, mà dừng ở đầu ngõ như thế. Nhưng rồi, hành động của chú đã khiến em rất bất ngờ và cảm động. Chú ấy chia mì tôm, sữa bánh thành từng suất rồi phát cho những ngôi nhà trọ nhỏ ở trong con ngõ. Từ bên trong, những cụ già, cô cậu bé trạc tuổi em vui sướng đi ra nhận đồ và cảm ơn chú rối rít. Lúc này, em hiểu được rằng, chú ấy mua nhiều đồ như vậy, không phải cho bản thân mình, mà là để dành cho những người khó khăn đang sống trọ trong con hẻm nhỏ.

Về đến nhà, em vẫn nhớ mãi về hình ảnh mình vừa thấy. Chú ấy thực sự là một con người có trái tim nhân hậu, ấm áp. Nhờ những con người như chú ấy, mà mọi người không ai bị bỏ lại phía sau, cùng nhau vượt qua đại dịch Covid-19.

  
26 tháng 2

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện cổ tích hay và ý nghĩa dạy cho con cháu những bài học về lối sống tốt đẹp. Trong đó, em rất yêu thích câu chuyện Ba chiếc rìu. Bởi đó chính là câu chuyện mà bà nội kể cho em nghe lúc còn nhỏ, để dạy em về lòng trung thức.

Câu chuyện kể về một anh tiều phu có tính trung thực, thật thà. Tuy cuộc sống gia đình nghèo khó, cả gia tài chỉ có mỗi một chiếc rìu, nhưng anh vẫn luôn vui vẻ, chăm chỉ làm lụng chứ không hề có suy nghĩ xấu. Một hôm nọ, anh đi đốn củi ở sâu trong rừng. Khi đang ra sức chặt một cây khô ở gần hồ nước, thì chiếc rìu bị tuột khỏi tay anh và rơi xuống hồ. Thấy vậy, anh vô cùng hoảng hốt, bởi đó là thứ duy nhất để anh kiếm sống qua ngày. Anh định bụng nhảy xuống hồ vớt chiếc rìu lên, nhưng nước hồ sâu quá, mà anh lại không hề biết bơi. Trong khi anh đang vô cùng lo lắng, di chuyển vòng quanh mép hồ, thì có một xoáy nước lớn xuất hiện giữa mặt hồ. Khi anh chưa kịp phản ứng lại, thì từ trong xoáy nước xuất hiện một ông tiên với bộ râu trắng xóa. Anh tiều phu vội lùi về sau, kính cẩn cúi chào ông tiên. Nhìn anh lễ phép, ngoan ngoãn, ông cất lời chào:

- Chàng thanh niên trẻ tuổi kia, con đang tìm gì ở đây vậy?

- Dạ con đang tìm chiếc rìu của mình bị rơi xuống hồ nước ạ! - Anh tiều phu lễ phép trả lời.

- Được rồi, để ta tìm giúp con! - Nói rồi, ông tiên lặn xuống hồ nước trong ánh mắt vui mừng của anh tiều phụ.

Một vài phút sau, ông xuất hiện, với một chiếc rìu có lưỡi làm từ vàng tỏa sáng lấp lánh trên tay. Lưỡi rìu ấy nếu đổi thành tiền, thì có thể giúp một gia đình sống sung túc trong cả chục năm liền. Tuy nhiên, khi ông tiên đưa cho anh tiều phu, thì anh lại lắc đầu từ chối, và khẳng định đó không phải chiếc rìu của mình. Hành động ấy khiến ông tiên khá bất ngờ. Nhưng rồi, ông lại mỉm cười và lặn xuống nước. Ít phút sau, ông lại xuất hiện với một chiếc rìu có lưỡi bằng bạc. Cũng như lần trước, anh thanh niên lại từ chối chiếc rìu, vì nó không phải của mình. Cả hai lưỡi rìu mà ông tiên tìm ra đều rất có giá trị, đặc biệt là với một người có hoàn cảnh nghèo khó như anh tiều phu. Nhưng anh vẫn đều từ chối. Sự trung thực và thật thà ấy của anh khiến ông tiên rất hài lòng. Ông bật cười thật lớn, rồi hóa phép làm chiếc rìu sắt của anh tiều phu bay ra từ mặt nước. Anh sung sướng đón lấy và cảm ơn ông tiên rối rít. Khi anh định tạm biệt ông để tiếp tục làm việc, thì ông gọi anh lại và tặng cho anh hai chiếc rìu vàng, bạc lúc trước. Ông bảo đó là món quà cho người có lòng trung thực. Nói rồi, ông biến mất, để lại mặt hồ tĩnh lặng như chưa từng xuất hiện. Có hai lưỡi rìu ấy, anh tiều phu trở nên giàu có hơn trước. Cuộc sống sung sướng hơn, nhưng anh ấy vẫn chăm chỉ làm lụng và thường xuyên giúp đỡ bà con như trước. Thật là một người có phẩm chất cao quý.

Câu chuyện Ba chiếc rìu ấy đã khắc họa một người tiều phu nghèo có tính trung thực, không bị của cải làm mờ mắt hay nảy lòng tham. Nhờ vậy, anh có cuộc sống hạnh phúc và giàu sang. Từ đó, câu chuyện gửi gắm bài học người có phẩm chất trung thực thì sẽ được yêu quý và gặp may mắn trong cuộc sống. Bài học vừa ý nghĩa lại dễ nhớ, dễ hiểu nên em luôn ghi nhớ trong lòng.

24 tháng 9 2023

Năm 1903, khi đang nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nhà hóa học người Pháp Édouard Benedictus đã vô tình làm rơi bình ống nghiệm xuống đất nhưng lạ thay nó không vỡ. Benedictus vô cùng ngạc nhiên khi chiếc bình rơi từ trên cao xuống đất chịu tác động mạnh như vậy mà lại không vỡ thành nhiều mảnh.

NG
13 tháng 10 2023

Học sinh tự chỉnh sửa lại bài viết của mình sau khi đã tiến hành các hoạt động 1, 2, 3 và viết lại mở bài, kết luận

11 tháng 11 2021

Em tham khảo :

Trong những người em từng gặp đến nay, người có lòng nhân hậu nhất là bà em. Bà có lòng thương người vô bờ bến.

Chuyện xảy ra trên đường bà đưa em đi học về. Bà đang chở em đi học về trên quãng đường dốc gồ ghề đầy đất đá. Bỗng bà thắng xe kêu kít. Thì ra có người đang có người nằm bất tỉnh giữa đường, không vật dụng Hay xe cộ bên cạnh. Đoạn đường này vắng vẻ, ít có xe cộ và không có nhà dân xung quanh. Dù có lay cỡ nào, người đàn ông ấy vẫn không tỉnh dậy. Cuối cùng, bà quyết định chở người đó đi bệnh viện xã cách đó mười cây số. Nhìn đoạn đường dốc lắm với cái nắng muốn bể đầu, em thấy thương bà làm sao. Càng thương bà hơn vì người đàn ông phía sau nặng nề. Em ngồi phía trước. Đến bệnh viện, mồ hôi nhễ nhại, bà nói chuyện với bác sĩ trong lúc thở dốc.

Sau đó, gia đình người bị nạn đã đến chăm sóc người đàn ông nọ. Bà cháu em lủi thủi ra về. Trên đường về, bà bảo: "Mai mốt, con lớn lên con cũng hãy nhớ lấy hôm nay mà yêu thương cứu giúp mọi người không cần toan tính con nhé! Con giúp người, người sẽ giúp ta thôi". Câu nói của bà cứ vang vọng mãi trong đầu óc em. Bà em đúng là có lòng nhân hậu. Em rất sung sướng và hạnh phúc khi có người bà tuyệt vời như thế.

26 tháng 2
 

Thành phố Hồ Chi Minh lớn nhất và đông dân nhất nước. Hằng ngày, các con đường lúc nào cũng tấp nập người và xe cộ trông giống như những dòng sông cuồn cuộn tuôn chảy ra biển lớn. Giờ cao điểm, nhiều nơi thường xảy ra ùn tắc giao thông. Vì thế nên việc đi lại khá vất vả, nhất là với người đi bộ. Ngày nào đi học, em cũng chứng kiến cảnh ấy ở ngã tư đường Nguyễn Tri Phương và đường 3 tháng 2 thuộc quận 10.

Trưa thứ sáu tuần trước, em về đến đây thì đèn đỏ bật lên. Mấy người đi bộ vội vã băng qua phần đường dành cho người đi bộ. Có một bà cụ già tay chống gậy, vẻ mặt lo lắng, chưa dám bước qua. Em đến bên cụ, nhẹ nhàng bảo: "Bà ơi, bà nắm lấy tay cháu, cháu sẽ dắt bà !". Bà cụ mừng rỡ: "Thế thì tốt quá! Cháu giúp bà nhé!". Em bình tĩnh đưa bà cụ sang đến vỉa hè trước cửa uỷ ban Quận 10. Bà cụ bảo rằng bà đến thăm đứa cháu nội bị ngã xe đạp, sai khớp chân phải nghỉ học ở nhà.

Em đi cùng bà một quãng thì chia tay và không quên dặn bà đi cẩn thận. Bà cười móm mém và xiết chặt tay em: "Bà cảm ơn cháu! Cháu ngoan lắm, biết thương người già yếu! Bà sợ qua đường lắm vì một lần đã bị cậu bé chạy xe đạp vượt đèn đỏ đụng phải. Gớm! Người ta bây giờ chạy xe cứ ào ào, gây ra bao nhiêu tai nạn. Vội gì mà vội khiếp thế cơ chứ? Hôm nay may mà bà gặp được cháu! Thôi, cháu đi nhé!".

Em nhìn theo mái tóc bạc và cái dáng còng còng, bước đi chậm chạp, run rẩy của bà cụ mà trong lòng trào lên tình cảm xót thương. Ôi, những người bà, người mẹ đáng kính, suốt đời chỉ biết lo cho con, cho cháu! Giúp bà cụ qua đường là một việc rất nhỏ nhưng em cũng thấy vui vui. Đúng như lời ông nội em thường nhắc nhở: "Thương người như thể thương thân, cháu ạ! Đạo lí của dân tộc Việt Nam mình là như thế đấy!".