Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thưa thầy/cô và các bạn, em xin chia sẻ về một lần em đã có cảm xúc tiêu cực.
Hôm đó vào cuối tuần, bố mẹ hứa cho em đi công viên chơi. Nhưng do hôm đó bố mẹ có công việc đột xuất nên đã lỡ hẹn với em.
- Khi đó, em đã rất tức giận, khóc ầm lên và bỏ lên phòng.
- Nếu gặp lại tình huống như vậy, em sẽ bình tĩnh hơn, hít thở thật sâu, nắm chặt tay, uống một cốc nước lạnh để kiềm chế cảm xúc tiêu cực đó. Suy nghĩ tích cực hơn và suy nghĩ cho công việc của bố mẹ.
- Khi em buồn vì không đạt được kết quả học tập như mong muốn, em sẽ tâm sự với bạn bè, bố mẹ hoặc thầy cô, nhờ họ giúp đỡ em học tập tiến bộ hơn.
- Khi em lo sợ một điều gì đó, em thường tâm sự với bố mẹ, bố mẹ sẽ cho em lời khuyên để vượt qua nỗi sợ hãi đó.
- Khi em thất vọng với chính mình, em thường viết nhật kí để xem mình đã làm gì chưa đúng và đề ra cách để tiến bộ hơn; hoặc tâm sự với bố mẹ, thầy cô để xin họ lời khuyên bổ ích.
* Những cảm xúc tiêu cực mà em đã gặp và cách em kiềm chế những cảm xúc đó:
- Cảm xúc giận dữ.
+) Cách kiềm chế: hít thở sâu, nắm chặt tay.
- Tâm lí căng thẳng.
+) Cách kiềm chế: nghe nhạc thiền, ngồi thiền, chơi thể thao, nghe nhạc.
- Tâm trạng buồn bã.
+) Cách kiềm chế: nghe những bài nhạc có giai điệu, tiết tấu vui nhộn.
* Mỗi học sinh sẽ tự thực hành các hành động khi có cảm xúc tiêu cực như lo lắng, giận dữ, căng thẳng,… để tâm trạng được thoải mái, tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
Hình 1:
Có thể nghe nhạc để thư giãn, kiềm chế và quên đi những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực.
Hình 2:
Ghi nhật kí, ghi cảm xúc của mình ra để giải tỏa căng thẳng, kiềm chế cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực.
Hình 3:
Chơi các môn thể thao, tập thể dục thường xuyên để tinh thần được thoải mái, giải tỏa căng thẳng trong tâm lí, kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
Hình 4:
Tâm sự với những người mình tin tưởng như bố mẹ, bạn thân về những cảm xúc tiêu cực để nhẹ lòng và thoải mái hơn, giúp kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
Chú ý:
Ngoài ra, tùy vào từng hoàn cảnh, trường hợp, có thể kiềm chế cảm xúc tiêu cực qua những cách khác như: hít thở sâu, luôn suy nghĩ tích cực, ngồi thiền, uống một cốc nước lạnh.
Hình 1:
Bạn nam cảm thấy buồn bã vì bị ốm, không thể ra ngoài chơi như các bạn khác.
Hình 2:
Người em thấy sợ hãi vì làm rách bài của chị, còn người chị thì thấy tức giận
Hình 3:
Cốm rất vui và hạnh phúc khi được các bạn chúc mừng sinh nhật.
Hình 4:
Tin lo sợ khi sút hụt bóng.
Hình 5:
Bạn nữ thấy vui sướng và bất ngờ vì bức tranh của bạn được giải nhất
* Cảm xúc tích cực là cảm xúc của các bạn trong hình 3, 5.
Cảm xúc tiêu cực là cảm xúc của các bạn trong hình 1, 2, 4.
Hình 1:
Bạn nữ đang thể hiện cảm xúc tích cực.
Biểu hiện: nở nụ cười tươi, nét mặt vui mừng.
Hình 2:
Bạn nam đang thể hiện cảm xúc tiêu cực.
Biểu hiện: nét mặt buồn, lời nói bộc lộ cảm xúc và nguyên nhân: “Hình như chẳng ai yêu mình cả”.
Hình 3:
Bạn nam đang thể hiện cảm xúc tiêu cực.
Biểu hiện: nét mặt thể hiện sự tức giận, cau mày, tay nắm nắm đấm cùng lời nói: “Hừ! Lại thua rồi!”.
Hình 4:
Bạn nam đang thể hiện cảm xúc tích cực.
Biểu hiện: nụ cười tươi, nét mặt vui vẻ, ngân nga lời bài hát.
- Cảm xúc tích cực bao gồm: vui vẻ, hào hứng, yêu thương, phấn khởi, hạnh phúc.
- Cảm xúc tiêu cực: tức giận, lo lắng, ghen tị, buồn bã, sợ hãi, khó chịu.
- Cảm xúc tiêu cực gây hại cho sức khỏe của bản thân: mất ngủ, ảnh hưởng đến tiêu hóa, nặng hơn có thể bị trầm cảm, ...
- Cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng không tốt đến học tập: mất tập trung, kết quả học tập giảm sút.
- Cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến tình bạn: làm tổn thương bạn bè, bị cô lập, bị xa lánh, làm ảnh hưởng đến quan hệ bạn bè.
- Cảm xúc tiêu cực có thể gây ra những việc làm sai trái: đánh nhau, gây mất trật tự xã hội.
- Cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng đến tâm lí bản thân: luôn bực bội, tâm lí không thoải mái.
- Cảm xúc tiêu cực làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh: tạo không khí căng thẳng, khiến họ cảm thấy không thoải mái.