Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Chia sẻ những khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với các thầy cô:
- Thưa cô em hay ngại khi giao tiếp với người lạ, đặc biệt là như bạn mới quen ở lớp mới.
- Chuyên gia:
+ Em có thể nới lỏng sự lo sợ của mình.
+ Hãy thử đến bên bàn của bạn mới và nói chào cậu, tớ là Lan rất vui được làm quen với cậu.
+ Hoặc là tớ thích bím tóc của cậu,.. rất nhiều cách làm quen em có thể áp dụng.
- Thưa cô em hay ngại khi giao tiếp với thầy cô:
- Chuyên gia: Thầy cô luôn sẵn sàng giúp em giải đáp mọi thắc mắc nên em đừng ngại nha. Sự giao tiếp giữa cô trò sẽ giúp hai người hiểu nhau hơn.
- Em lo lắng vì đến lớp không có bạn thân. : Em sẽ hòa đồng, nhiệt tình , vui vẻ với bạn bè và luôn giúp đỡ nhau.
- Em lo sợ bị bắt nạt ở lớp.: Em sẽ cố gắng để tình trạng này không sảy ra. Nếu vô tình sảy ra, em sẽ báo cáo với thầy cô hoặc gia đỉnh.
@Teoyewmay
Em cảm thấy lo lắng vì không có bạn thân, vậy thì em nên chơi với các bạn trong một vài hoạt động, những người họ mến em họ quý em họ sẽ chủ động chơi với em, chơi lâu phù hợp nhiều mặt tính cách sẽ trở thành bạn thân.
Những khó khăn của em ở trường trung học cơ sở là:
+ Trong học tập em cảm thấy mình được học nhiều môn mới hơn, kiến thức cũng được nâng cao hơn, đòi hỏi em phải chăm chỉ lắng nghe cô giảng bài trên lớp.
+ Trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè vì chưa quen nên vẫn còn ngại ngùng.
+ Trong việc thực hiện các nội quy nhà trường: Bọn em phải đeo khăn quàng mỗi khi đến lớp, các nội quy em vẫn phải làm quen dần.
Ý 1: Em giới thiệu về tên tuổi, quê quán, sở thích, tài năng, ước mơ và châm ngôn sống kiểu vậy.
Ý 2: Em sẽ giới thiệu tương tự bản thân nhưng mà chi tiết tới từng thành viên. Nếu rõ chức vụ của họ trong tổ mình nhé! Và nếu được em có thể nêu thêm em thích chơi với bạn nào nhất. Vì sao?
Tình huống nóng giận.
Thời gian diễn ra: Vào dịp Tết âm lịch năm vừa rồi.
Nội dung tình huống: Có một người họ bế bé mèo của em xong ném bụp xuống đất.
Điều làm em tức giận: Họ không biết yêu thương động vật, một vấn nạn cho xã hội.
Biểu hiện khi em tức giận: Người nóng lên, cáu gắt, liếc trợn mắt, chì chiết người kia.
Việc em đã làm giảm cơn tức giận: Nắm chặt bàn tay để xiết lực kìm nén lại để giảm bực tức.
Vấn đề em lo lắng: Cô giáo phát bài kiểm tra môn Lịch sử và Địa lí ra, các bạn xung quanh đều được 9 và 10 còn em chỉ được 4.
Thời điểm em bắt đầu lo lắng: Khi nhìn thấy điểm 4 của mình.
Nguyên nhân làm em lo lắng: Do em sợ bị mẹ la.
Biểu hiện khi lo lắng: Mắt chao đảo, cảm giác muốn khóc, cảm xúc tối sầm lại, suy nghĩ nhiều điều.
Việc em đã làm để giảm lo lắng: Em còn 1 bài kiểm tra điểm tốt, đưa 2 bài ra thì mẹ có lẽ sẽ đỡ nóng giận hơn.
Tình huống (1): Minh đã sai khi không tự dọn dẹp rác của mình. Việc ỷ lại vào lao công là một hành vi không nên.
Tình huống (2): Bạn nhỏ phân vân có nên nhường chỗ cho ông cụ không, và việc cần làm lúc này là mạnh dạn nhường chỗ nếu như bạn đảm bảo sức khoẻ.
+ Người lớn: Lễ phép, kính trọng
+ Thầy cô giáo: Lễ phép, kính trọng
+ Bạn bè: Tôn trọng
+ Em nhỏ: Ân cần, dịu dàng
- Chia sẻ với các bạn trong nhóm về những cách thức giao tiếp phù hợp.
- Cảm nhận của em sau khi lắng nghe chuyên gia gợi ý về cách xử lí các tình huống khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với thầy cô: Điều em cần lưu ý về cách ứng xử với thầy cô: khoanh tay, lễ phép chào hỏi với thầy cô, không nói chống không. Điều em cảm nhận được khi lắng nghe chia sẻ của chuyên gia: Chuyên gia đã khiến cho em thấy việc giao tiếp với các thầy cô trở lên dễ dàng hơn . Những việc em thực hiện để trò chuyện tự tin với thầy cô hơn. Hay tham gia phát biểu trước lớp, xin bầu làm tổ tưởng hoặc lớp trưởng để có thể giao tiếp với thầy cô nhiều hơn.