Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Đọc “Hồi thứ 14” trong “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái, ta thấy người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ là một bậc kì tài quân sự. Khi nghe được tin cấp báo quân Thanh sang xâm lược nước ta, ông đã tự mình vạch ra phương lược tiến đánh. Ông trực tiếp chỉ huy đại binh thần tốc, bí mật tiến ra Bắc, một cuộc tiến công chưa từng có trong lịch sử trước đó. Ông là người có tài điều binh khiển tướng, tài đó được thể hiện rõ nhất trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An và trong cách xử trí tướng sĩ. Lời hịch của ông là lời của non sông đất nước, kích thích lòng yêu nước, khơi gợi chí căm thù và khích lệ tinh thần xả thân cứu nước. Cách đánh giặc của Quang Trung đa dạng, linh hoạt, phong phú và luôn ở thế chủ động khiến quân giặc trở tay không kịp. Khi thì bí mật bao vây giặc ở đồn Hà Hồi; lúc thì áp sát đánh giặc dũng cảm, táo bạo ở đồn Ngọc Hồi; lúc đánh nghi binh ở đê Yên Duyên; khi mai phục ở Đầm Mực… Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Quang Trung tiến quân như vũ bão khiến giặc đại bại “thây chất đầy đồng, máu trôi đỏ nước”, tướng Sầm Nghi Đống “thắt cổ tự vẫn”, Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy về nước “ngựa không kịp đóng yên”… Quả thật, Quang Trung là bậc anh hùng lão luyện, là nhà quân sự đại tài mà lịch sử đời đời ghi nhớ, nhân dân ta đời đời biết ơn. Xây dựng và khắc họa hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ là một thành công đặc sắc của các văn sĩ trong Ngô gia văn phái. Nó làm cho trang văn “Hoàng Lê nhất thống chí” thấm đẫm chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt.
Đoạn văn tham khảo
Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Đặc biệt, người đọc đã ấn tượng rất sâu sắc với sự sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta của vua Quang Trung qua lời phủ dụ lúc lên đường ở Nghệ An. Quang Trung đã chỉ rõ “đất nào sao ấy” người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”. Ông còn vạch rõ tội ác của chúng đối với nhân dân ta: “Từ đời nhà hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”. Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập của cha ông ta từ ngàn xưa như: Trưng nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành…Quang Trung đã dự kiến được việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người Phù Lê “thay lòng đổi dạ” với mình nên ông đã có lời dụ với quân lính chí tình, vừa nghiêm khắc: “các người đều là những người có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai”. Tóm lại vua Quang Trung là một nhân vật xuất chúng: lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.
Tham khảo:
Thuyền trưởng Nemo là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong câu chuyện, ông là người chỉ huy tài ba và kiên định, song cũng rất bí ẩn. Chính sự bí ẩn này đã tạo nên một số tình huống mà buộc người đọc phải suy nghĩ xem là chuyện gì đang xảy ra. Và nếu tinh ý một chút, bạn hoàn toàn có thể đoán được những nguy hiểm gì mà con tàu đang gặp phải. Như mình đã chia sẻ, Nemo là nhân vật mà mình yêu thích nhất vì ông gợi lên cho mình niềm đam mê học hỏi và khám phá và mình cảm thấy khâm phục tài trí mà không phải vị thuyền trưởng nào cũng có được ở ông.
Giáo sư Aronnax làm việc ở viện bảo tàng Paris được mời tham gia vào chuyến săn “con quái vật” vì đã có đóng góp nghiên cứu phân tích về nó. Trong chuyến phiêu lưu hai vạn dặm, ông luôn tỏ ra là người thông thái và cũng là người luôn đồng hành cùng thuyền trưởng Nemo trong các cuộc phiêu lưu. Đôi lúc vị giáo sư này cũng khiến người đọc bật cười vì những tình huống hài hước và những lời thoại đáng yêu.
Đoạn tham khảo
Nhân vật mà em ấn tượng nhất trong văn bản Mắt sói chính là cậu bé Phi Châu. Dù mang nhiều nỗi đau thể xác và tinh thần nhưng cậu luôn lạc quan và có tình yêu thương rất chân thành không phân biệt giống loài với các động vật xung quanh. Nhờ có tình yêu thương gắn bó với người bạn lạc đà Hàng Xén mà cậu bé đã không bị bỏ rơi trên đường đi. Nhưng cuối cùng cậu vẫn bị lão Toa buôn đem bán cho vua Dê, chia rẽ cậu với người bạn của mình. Cậu đã tìm lạc đà rất lâu, dò hỏi những người qua đường, người mua lạc đà, những cậu bé trạc tuổi cậu, và thậm chí là hỏi cả những con lạc đà khác nhưng vẫn không thấy bạn. Ở chỗ vua Dê, cậu quen thân với Báo và sau này trở thành bạn của Sói Lam, cả hai đã thấu hiểu cuộc đời và nỗi cực nhọc của nhau thông qua ánh mắt và sự cảm thông đầy chân thành. Phi Châu chính là một tấm gương đẹp đẽ về lòng lương thiện và tình yêu thương động vật.
Mẹ chính là người mà em yêu thương nhất trong gia đình mình. Mẹ của em đã dành nhiều công sức để nuôi dạy em và chăm sóc cho gia đình. Sự hi sinh của mẹ đối với gia đình là vô cùng to lớn. Vất vả là thế nhưng mẹ em luôn tích cực, yêu đời. Em thích nhất là được nhìn thấy nụ cười của mẹ. Mẹ em cười rất đẹp, mỗi lần mẹ cười em cảm nhận được niềm hạnh phúc trong đôi mắt mẹ. Em yêu mẹ, yêu sự lạc quan mà mẹ truyền cho mọi người. Em mong rằng sau này mẹ có thể cười nhiều hơn, em chỉ muốn thấy mẹ cười. Dù có đôi lúc em khiến mẹ buồn nhưng trong tương lai nhất định em sẽ cố gắng hết sức làm vui lòng mẹ.
Qua những bài học từ môn Lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã học, đã đọc, hành động bóp nát quả cam của nhân vật Trần Quốc Toản để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Hành động ấy đã thể hiện lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc và quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng trẻ tuổi.
Tham Khảo
- Hình ảnh “người mẹ vườn cau” đã được tái hiện với những chi tiết tiêu biểu:
+ Ba kể hồi trước, ba cùng hai chú ở trên bàn thờ là đồng chí của nhau, các chú ấy hiên ngang và anh dũng lắm, ba bảo bà nội là một bà mẹ anh hùng.
+ Nội bán ve chai
+ Nội gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm. Nội đưa thư cho ba. Nội mang thức ăn, tin tức.
+ Giá mà các chú ấy còn sống, bây giờ nội đã có cháu, đâu phải sống một mình.
+ Tôi nghe gai gai người, nhớ cái dáng còm cõi, nụ cười phúc hậu, đôi mắt già nua nheo nheo.
- Em ấn tượng với chi tiết khi người ba nói rằng bà nội là một bà mẹ anh hùng. Nhắc tới đây, em vô cùng xúc động và càng biết ơn về sự hi sinh thầm lặng đó. Bà là hậu phương vững chắc cho những đứa con của mình đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Và khái niệm về anh hùng đã không còn dập khuôn như suy nghĩ ban đầu của nhân vật “tôi”. Qua đó, em càng thấy biết ơn và trân trọng cuộc sống này hơn vì những con người thế hệ trước đã anh dũng, sẵn sàng đánh đổi tất cả để đem lại hòa bình đất nước cho ngày hôm nay.
Em ấn tượng với chi tiết “Đón ba, nội gầy gò, cười phô cả lợi” vì chi tiết này thể hiện niềm vui của người mẹ khi con về thăm
Gia đình em có ba thành viên: bố, mẹ, em. Trong đó người mà con yêu nhất là mẹ em. Mẹ em có mái tóc mượt mà và bóng. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan. Em nhớ, mẹ đã đưa em đi vườn Bách thú, đi chơi, mua quần áo, đi tập xe và đi xem phim. Em còn nhớ những lúc con bị ốm, mẹ luôn chăm sóc con rất dịu dàng. Mẹ còn đi mua thuốc và náu cháo cho em ăn để mau khỏi bệnh. Em rất biết ơn những gì mẹ đã dành cho con. Mẹ em là một người mẹ tuyệt vời hơn những người mẹ khác, mẹ thật tuyệt vời. Em rất yêu mẹ em.
Mih chỉ nghĩ đc vậy. NHớ tích cho minh nha
Tham khảo!
Em thích nhất hình ảnh làng quê Việt Nam xưa trong bài thơ. Bức tranh làng quê xưa hiện ra trước mắt em vô cùng thanh bình và tươi đẹp với những cảnh vật vô cùng gần gũi với chúng ta như rặng đề, dòng sông trắng lượn, bãi cỏ xanh, cánh đồng bát ngát. Con người thì đang hăng say lao động trong không gian thiên nhiên tươi mát đó. Tất cả đã tạo nên một bức tranh phong cảnh hài hòa và đẹp hơn bao giờ hết của làng quê Việt xưa.
Em thích nhất hình ảnh người mẹ trong bài thơ. Người mẹ được hiện lên qua bài thơ thật đẹp nhưng cũng thật bình dị, gần gũi. Đó là hình ảnh người phụ nữ xưa với vẻ đẹp truyền thống. Qua lời thơ hình ảnh ấy lại càng hiện lên rõ nét, người mẹ đẹp cái đẹp của làng quê gắn với hình ảnh cô thôn nữ như tác giả so sánh.
Văn bản “Người thầy đầu tiên” của tác giả Ai-ma-tốp đã để lại cho em nhiều ấn tượng. Chi tiết mà em ấn tượng nhất chính là khi thầy Đuy-sen sẵn sàng đứng ra bảo vệ cho học trò của mình. Điều này không chỉ cho thấy tình cảm chân quý mà thầy dành cho các nữ sinh mà nó còn thể hiện sự tiến bộ trong nhận thức của thầy. Trước hoàn cảnh xã hội đất nước Cư-rơ-gư-xtan lúc bấy giờ, phụ nữ không được coi trọng và việc để phụ nữ đi học lại càng không. Thầy Đuy-sen đã dũng cảm chống lại những suy nghĩ lạc hậu đó để bảo vệ học trò của mình. Chính sự dũng cảm ấy đã cứu rỗi cả một cuộc đời của cô bé An-tư-nai, nhờ có sự giúp đỡ của thầy mà sau này An-tư-nai đã trở thành một người có ích cho xã hội, khẳng định được vị thế của người phụ nữ.