ĐỀ 4
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ là người trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thhawts cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn mỗi người trong chúng ta đều được ssinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải hết mình, phải nhận ra những giá trị đó.
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, 2012)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp cấu trúc được sử dung trong đoạn trích?
Câu 4. Thông điệp ý nghĩa nhất mà em rút ra từ đoạn trích là gì? Vì sao?
ĐỀ 5
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Trung thực thường là một trong những tiêu chí hàng đầu để các nhà tuyển đánh đánh giá, lựa chọn ứng viên. Có một định nghĩa rất thú vị về trung thực do Tổ chức Giáo dục giá trị sống toàn cầu giới thiệu: “Trung thực là sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hành động”. Trong giao tiếp, suy nghĩ bên trong của chúng ta không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn “xuất hiện” qua cử chỉ, nét mặt, âm giọng, tư thế ngồi… Thông thường, ngôn ngữ cơ thể không biết nói dối! Vì thế nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói mà còn quan sát để “đọc”tính trung thực của lời nói qua thứ “ngôn ngữ không lời” mà bạn thể hiện.
(Trích Nói tật bằng lời và không lời, Teo Tuoitreonline)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích?
Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: “nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói mà còn quan sát để “đọc” tính trung thực của lời nói qua thứ “ngôn ngữ không lời” mà bạn thể hiện”?
Câu 4. Em rút ra bài học gì cho bản thân từ đoạn trích trên?
- BPTT : Liệt kê
- Tác dụng : + Nhằm tăng tính biểu cảm cho đoạn văn
+ Nhấn mạnh những biểu hiện của người bạn chân chính, người bạn không mấy thân thiết