K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2023

tham khảo

- Trình tự triển khai nội dung: nêu vấn đề -> đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng chứng minh -> khái quát lại vấn đề 

- Bố cục 3 phần:

+ Mở bài: nêu vấn đề

+ Thân bài: giải quyết vấn đề

+ Kết bài: khái quát lại vấn đề

10 tháng 6 2017

a, Nội dung trong đơn cần sắp xếp theo trật tự nhất định, không thể tùy thích muốn ghi nội dung nào trước cũng được.

- Không thể viết lí do em xin vào Đội trước rồi mới khai họ tên, địa chỉ

- Cũng như không thể hứa tiếp tục phấn đấu rồi mới nêu lí do vào Đội -> không đúng trình tự, quy trình về viết đơn

b, Khi xây dựng văn bản, ta phải quan tâm đến bố cục vì có như vậy, văn bản mới có trình tự hợp lí, giúp ta đạt được mục đích giao tiếp.

28 tháng 8 2016

Sự sắp xếp nội dung trong các phần trong văn bản cần sắp xếp hợp lý theo một bố cục, và chúng ta cần quan tâm tới bố cục bởi vì tạo nên sự thống nhất dễ hiểu, logic, và sự sắp xếp các đoạn các phần trong câu sẽ tạo nên một trật tự đúng và dễ hiểu.

31 tháng 8 2016

Vì nếu bố cục ko rõ ràng và hợp lí thì người đọc, người nghe sẽ ko nắm được nội dung của văn bản

25 tháng 12 2021

D

25 tháng 12 2021

câu D

30 tháng 10 2016
I. Dàn ý 1. Mở bài: – Bài văn Cổng trường mở ra của Lý Lan đăng trên báo Yêu trẻ số 116, ra ngày 1 – 9 – 2000 tại thành phố Hồ Chí Minh. – Bài văn phản ánh tâm trạng xúc động của một người mẹ trước ngày đưa con đi học buổi học đầu tiên trong đời và khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người. 2. Thân bài: * Cảm xúc và tâm trạng của người mẹ trẻ: – Đêm trước ngày khai trường, người mẹ không sao ngủ được. Phần vì lo lắng cho con, phần vì những kỉ niệm khó quên của ngày đầu tiên đi học sống dậy trong kí ức. – Lo cho con quần áo mới, cặp sách mới, tập vở mới… mọi thứ đều đã sẵn sàng. – Hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp, tâm trạng bồi hồi khó tả. Trò chuyện với mình. Nghĩ tới chuyện ngày mai mình dắt con đi học và sẽ nói với con rằng : “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.” * Cảm xúc và tâm trạng của đứa con thơ: – Cậu bé lên sáu tuổi hồn nhiên, ngây thơ, háo hức chờ đợi ngày mai tới trường, cảm giác giống như trước một chuyến đi chơi xa. – Cậu bé không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ. – Tự giúp mẹ dọn dẹp đồ chơi, lờ mờ cảm thấy mình đã lớn. – Giấc ngủ đến với cậu bé thật dễ dàng… * Cảm nghĩ của người mẹ về vai trò của nhà trường: – Ngôi trường của tuổi thơ là một thế giới kì diệu. Thời gian đi học là thời gian đẹp đẽ nhất của đời người. – Trường học sẽ đem đến cho mỗi con người những tri thức khoa học, tình thầy trò, bè bạn, tình yêu quê hương, đất nước, đạo lí làm người. – Nhờ quá trình học tập mà con người khi trưởng thành sẽ có đủ khả năng tạo dựng sự nghiệp, góp phần hữu ích vào công cuộc kiến thiết đất nước… 3. Kết bài: – Bằng giọng văn trữ tình và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc, tác giả đã đưa người đọc trở về với thế giới thần tiên của tuổi thơ. 

– Qua bài văn, chúng ta cảm nhận được tình máu tử thiêng liêng, đồng thời thấy được tầm quan trọng của nhà trường đối với mỗi con người và toàn xã hội.

CÂU HỎI VÀ PHT ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN BỊ VĂN BẢN: Cuộc chia tay của những con búp bê I- ĐỌC – TÌM HIÊU CHUNG: - Nêu xuất xứ của vbản ? Kiểu văn bản và PTBĐ? - Truyện viết về ai? Về việc gì? Ai là nhân vật chính? - Hãy chỉ ra bố cục cho vbản? Nêu nội dung của từng phần? II- TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN : Hai anh em và những cuộc chia tay : Câu 1 : Chú ý đoạn đầu vbản. - Nhận xét tẩmc của 2...
Đọc tiếp

CÂU HỎI VÀ PHT ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN BỊ VĂN BẢN: Cuộc chia tay của những con búp bê I- ĐỌC – TÌM HIÊU CHUNG: - Nêu xuất xứ của vbản ? Kiểu văn bản và PTBĐ? - Truyện viết về ai? Về việc gì? Ai là nhân vật chính? - Hãy chỉ ra bố cục cho vbản? Nêu nội dung của từng phần? II- TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN : Hai anh em và những cuộc chia tay : Câu 1 : Chú ý đoạn đầu vbản. - Nhận xét tẩmc của 2 a – e Thành -Thuỷ lúc trước khi chia tay? Hãy tìm chi tiết minh chứng cho tình cảm đó? - Khi sắp phải chia tay, 2 a-e có hành động và tâm trạng ntn? Câu 2: Chú ý đ.văn diễn tả lúc chia đồ chơi. Sau đó trả lời câu hỏi 4*- SGK- Tr27 Câu 3: Chú ý đoạn văn khi chia tay với cô giáo và lớp - Trả lời câu hỏi 5-SGK-tr27. - Theo em, nỗi bhạnh & thiệt thòi của 1 em nhỏ như Thuỷ ở đây là gì? Bất hạnh đó muốn nói lên điều gì? Câu 4: Chú ý đ.văn cuối tác phẩm kể cuộc chia tay của hai anh em ở nhà: - Tìm những g chi tiết miêu tả cảnh chia tay của hai anh em ? - Em có cảm nhận gì về cảnh chia tay đó? III- TỔNG KẾT: Câu 1: Văn bản đề cập tới những g cuộc chia tay nào? Trong đó cuộc chia tay nào là đầu mối dẫn đến các cuộc chia tay khác? Cuộc chia tay nào cảm động nhất, vì sao? Câu 2: Tên truyện là CCTCNCBB, nhưng kết truyện, búp bê có phải chia tay ko? Điều đó có ý nghĩa ntn? Câu 3: Em có nhận xét ntn về tình cảm của tác giả dành cho 2 nhân vật Thành- Thủy ở trong câu chuyện này? Câu 4: Truyện đc kể ở ngôi nào? Tác dụng của ngôi kể đó? Trong chương trình NV6, có văn bản nào cũng có ngôi kể như vậy? Câu 5: Mạch chính của truyện là kể về 2 a – e Thành & Thủy trong cuộc chia tay vì hạnh phúc gia đình đổ vỡ nhưng truyện lại mang tên là CCTCNCBB. Vậy tên truyện có liên quan đến ý nghĩa của truyện ko? Vì sao? Câu 6: Hãy nêu chđề của vbản này? Qua câu chuyện này, Tg muốn gửi nhắn tới chta thông điệp nào? IV- LUYỆN TẬP: - Tên truyện là CCTCNCBB nhưng BB có phải chia tay ko? Tại sao T.giả lại lấy nhan đề như vậy? - Nếu là em, em sẽ đặt tiêu đề của văn bản là gì?

1
12 tháng 9 2021

trình bày dính ko đc được ạ

6 tháng 4 2020

2. 

- Trình tự lập luận của tác giả trong bài viết:

  • Nhan đề: Nêu luận điểm chính của bài: "Đức tính giản dị của Bác Hồ".

  • Chứng minh luận điểm.

  • Giải thích và bình luận để làm sáng tỏ.

  • Chứng minh luận điểm bằng những luận cứ khác.

- Bố cục bài văn: Vì đây chỉ là một đoạn trích nên không có đủ các thành phần trong bố cục thông thường của một bài văn nghị luận. Đoạn trích gồm 2 phần:

Phần 1: (từ đầu đến tuyệt đẹp) Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác.

Phần 2: (còn lại) Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm

3.

 Cách lập luận chặt chẽ, gắn kết nêu ra những nhận xét khát quát sau đó đưa ra những dẫn chứng cụ thể.

-Cách sử dụng dẫn chứng cụ thể, chính xác và gần gũi

-Cách bày tỏ quan điểm của tác giả: Khằng định đức tính giản dị của Bác đồng thời làm cho m.n hiểu lối sống giản dị mà phong phú sôi nổi chứ không phải Bác sống theo lối tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Và chân lý của nhân dân ta là đúc kết từ tấm gương giản dị của Bác

20 tháng 10 2021

Câu 5: Dòng nào sau đây nói đúng khái niệm về bố cục của một văn bản? *

a. Là tất cả những ý được trình bày trong văn bản.

b. Là ý lớn, bao trùm cả văn bản.

c. Là sắp xếp nội dung nổi bật của cả văn bản.

d. Là sự sắp xếp các ý theo một trình tự rành mạch, hợp lí trong một văn bản.

20 tháng 10 2021

d

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 10 2023

- Phần 1: giới thiệu chung về ghe xuồng

- Phần 2: giới thiệu về xuồng

- Phần 3: giới thiệu về ghe

- Phần 4: tổng kết lại

3 tháng 9 2016

a)Thông thường một lá đơn bao giờ cũng phải tuân theo trật tự nhất định và người viết không được tuỳ thích đảo lộn các nội dung trong đơn, vì nếu làm như thế sẽ phá vỡ tính hệ thống của nó. 

Trong một lá đơn, các nội dung thường được sắp xếp theo thứ tự sau: - Quốc hiệu, tiêu ngữ. - Địa điềm làm đơn và ngày... tháng... năm... - Tên đơn: Đơn xin ... - Nơi gửi: Kính gửi:.... - Họ tên của người viết đơn. - Lí do và nguyện vọng. - Cam đoan, cảm ơn. - Kí tên.  Do vậy, nếu bản thân em muốn viết đơn xin gia nhập vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì lá đơn của em phải đảm bảo một trật tự thông thường như trên mà không được tuỳ thích đảo lộn các nội dung trong đó.b)Văn bản là một thể thống nhất chặt chẽ giữa nội dung và hình thức, ở trong đó, các phần, các đoạn được bố trí theo một hệ thống rành mạch và hợp lí. Bởi vậy, muốn mang lại hiệu quả cao trong quá trình giao tiếp thì cần phải quan tâm tới bố cục.

CHÚC BẠN HỌC TỐThihi
7 tháng 9 2016

a)Không thể tùy ý thích ghi nội dung nào vào trước cũng được bởi cần có một trật tự từ đầu và đến kết không được sắp xếp lộn xộn từ nguyệt vọng tên và lý do cần có một trật tự logic thống nhất giữa các phần với nhau, cần có một đơn xin theo một trật tự tên tuổi lý do lời hứa… cần có một trật tự logic và thống nhất.

b)Sự sắp xếp nội dung trong các phần trong văn bản cần sắp xếp hợp lý theo một bố cục, và chúng ta cần quan tâm tới bố cục bởi vì tạo nên sự thống nhất dễ hiểu, logic, và sự sắp xếp các đoạn các phần trong câu sẽ tạo nên một trật tự đúng và dễ hiểu