Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Câu Nhưng quan điểm ấy dường như không phù hợp với ông có tác dụng để liên kết hai đoạn văn với nhau.
- Phương tiện liên kết hai đoạn văn là phép nối. Cụ thể: từ nhưng là từ để liên kết câu văn cuối của đoạn (1) với câu đầu của đoạn (2). Nó cũng có tác dụng để liên kết đoạn văn (1) với đoạn văn (2). Nhờ sử dụng phép nối, người viết đã tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa hai câu, hai đoạn liền kề.
Khi đổi vị trí các câu văn trong cả đoạn 1 và đoạn 2, em thấy đoạn văn trở lên lộn xộn, thiếu logic, không xây dựng được nội dung của đoạn văn muốn diễn đạt.
- Các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn trích:
+ Sử dụng các từ đồng nghĩa, thay thế (phép thế): sử dụng các từ ngữ như "nó", "vật thể dài màu đen" để nói về "con cá".
+ Sử dụng các từ ngữ được lặp lại (phép lặp): "đuôi", "nó", "con cá", "chiếc tàu".Chủ đề: Môi trường
Ngày nay, môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề, mà nguyên nhân chính là do con người. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường là vô cùng cần thiết, trong đó có việc vệ sinh môi trường. Vệ sinh môi trường là cách giúp môi trường lành mạnh nhờ những việc làm nhỏ mà ý nghĩa. Từ việc nhặt một miếng rác bỏ vào thùng rác đến việc làm lớn hơn như xử lí tốt các chất thải, từ việc vặn khóa tiết kiệm nước đến cả một vấn đề lớn hơn là tiết kiệm nguồn tài nguyên...Ngay từ bây giờ, chúng ta cũng có thể vệ sinh môi trường bằng nhiều cách đơn giản: vứt rác đúng nơi quy định, vệ sinh tập thể nơi mình đang sinh sống, tiết kiệm nguồn nước...Vệ sinh môi trường có vai trò vô cùng lớn trong việc cân bằng sinh thái, điều hòa khí hậu, ngăn ngừa thiên tai, giúp môi trường đất, nước, không khí thêm trong lành...Ngoài ra , chúng ta cần phải xem xét , ý thức với chính bản thân mình trong việc bảo vệ môi trường và đồng thơi tham gia các hoạt động như Mùa hè Xanh , Giờ Trái Đất ... Có như vậy ngôi nhà chung của chúng ta sẽ trở nên xanh, sạch, đẹp hơn .
a, - Đoạn văn trên trích từ vb "Sống chết mặc bay"
- PTBĐ: Tự sự
- Tác giả: Phạm Duy Tốn
b, - Phép liệt kê: rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò, kê vang tứ phía
c, - Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
d, Tự làm nha :))
Bầy chim đã bay lên, tôi thấy mặt trời như lên nhanh hơn mọi ngày và mưa đã đột ngột tạnh hẳn. Bỗng một con chim đuối sức, rơi xuống như một chiếc lá. Tôi và anh Mên hết sức lo lắng, hồi hộp. Nhưng rồi khi đôi chân mảnh dẻ và run rẩy của con chim non chạm vào mặt sông thì đôi cánh của nó đập một nhịp quyết định, tấm thân bé bỏng của nó vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao. Tôi im lặng như nín thở, chỉ có tiếng đập cánh quyết liệt của bầy chim non. Chúng đã thực hiện xong chuyến bay đầu tiên quan trọng nhất trong đời. Cuối cùng chúng đã hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông, hai anh em tôi vẫn đứng không nhúc nhích.
Chúng tôi đã nhìn thấy con cá kình. Nó bơi nhanh ngoài sức tưởng tượng của tất cả những người trên tàu cộng lại. Trong vòng một giờ, tàu chiến của chúng tôi không tiến gần vào nó được lấy một sải! Thật là nhục nhã cho chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ. Chúng tôi còn có thể làm gì hơn ngoài chuyện bực tức? Chúng tôi có thể làm gì hơn ngoài đợi nó đi ngủ và tóm cổ nó?!
- Mạch lạc và liên kết của đoạn văn:
+ Các câu văn được sắp xếp theo mạch đuổi bắt cá kình và tâm trạng, suy nghĩ của những người đuổi bắt cá kình.
+ Hình thức: Sử dụng phép thế: "nó" thay cho "con cá kình"; "chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ" thay cho "tàu chiến của chúng tôi".
- Phương tiện liên kết câu ở đoạn thứ nhất sử dụng phép lặp và phép thế. Cụ thể:
+ Lặp từ ông
+ Dùng từ bà để thay thế cho từ mẹ ông.
- Phương tiện liên kết câu ở đoạn thứ hai sử dụng phép nối và phép lặp. Cụ thể:
+ Lặp từ ông
+ Dùng từ nhưng, chưa bao giờ để nối câu trong đoạn văn.