K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 4 2020

a) Có 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ :
"về thăm quê Bác , làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng "
* BPTT Nhân hóa : là hình tượng "hàng râm bụt thắp...lửa hồng"
* BPTT Ẩn dụ : Hình ảnh "lửa hồng" là cách nói ngầm so sánh hoa râm bụt nở đỏ hồng như lửa
Tác dụng của 2 BPTT này là làm tăng thêm tính tạo hình, sinh động và gợi cảm cho lời thơ

b) BPTT: Hoán dụ

Lấy cái cụ thể để gọi cái trìu trượng: Nâng cao vai trò giá trị việc đầu tư yếu tố con người là quan trọng nhất.

Các từ hoán dụ là : mười năm, trăm năm

Mối quan hệ : câu A : cái trìu tượng, câu B cái cụ thể

Ý nghĩa : câu A : Gọi tên cái cụ thể, câu B : Thay cho cái trìu tượng : con số không xác định

Chúc cậu học tốt !!!

8 tháng 5 2021

* Đoạn văn sử dụng:

- Phép lặp từ "gia đình".

- Phép liên tưởng: Gia đình là gì và chức năng của gia đình.

* Tác dụng: Giúp liên kết các nội dung trong văn bản.

14 tháng 5 2021

Bất cứ ai cũng được sinh ra và lớn lên trong một /gia đình/. /Gia đình/ bao gồm những người sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp, có lợi ích kinh tế chung và có trách nhiệm với nhau trong cuộc sống. /Gia đình/ vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư vừa thực hiện chức năng phát triển nòi giống và là trường học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách con người.

15 tháng 1 2021

a) Có , vì ẩn dụ cho ''Người'' - ý chỉ Bác Hồ b) ''... / Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ..''    ''Mặt trời của ... / Mặt trời của mẹ , em nằm trên lưng ...''

 

18 tháng 9 2019

Hiểu rõ sự gắn bó mật thiết giữa con người với môi trường sống, nên Bác Hồ đặc biệt quan tâm tới việc “trồng cây gây rừng” và Người luôn coi đây là một trong những vấn đề chiến lược, góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống và bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Trồng cây theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoài việc để nhân dân chuẩn bị lấy gỗ làm nhà ở, để sản xuất, v.v..còn có một ý nghĩa thiết thực là bảo vệ môi trường tự nhiên.

Ngày 28-11-1959, Người viết bài Tết trồng cây và “đề nghị tổ chức một ngày Tết trồng cây” để thiết thực “lấy thành tích chúc mừng Đảng 30 mươi tuổi”. Người từng nói: trồng cây “tốn kém ít mà ích lợi nhiều”, cho nên “tất cả nhân dân miền Bắc mỗi người phụ trách trồng một hoặc vài ba cây và săn sóc cho tốt” và “mỗi Tết trồng được độ 15 triệu cây”, thì sau mươi năm, “nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn, khí hậu sẽ điều hoà hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta”. Sáng 6/1/1960, Lời kêu gọi toàn dân hưởng ứng một tháng Tết trồng cây của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng được đăng trên báo Nhân dân và một số tờ báo khác, trong đó, Người kêu gọi mỗi người hãy trồng ít nhất một cây và phải chăm sóc tốt. Đợt trồng cây này gọi là Tết trồng cây và là Tết trồng cây đầu tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động. Mùa xuân năm sau, ngày 5-2-1961, Người trồng cây ở Vườn hoa Thanh niên cùng các đại biểu dự Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Lao động thành phố Hà Nội. Ngày 20-2-1961, về thăm Pác Bó (Cao Bằng) sau hai mươi năm xa cách, sau khi dự cuộc mít tinh của nhân dân Huyện Hà Quảng tổ chức bên bờ suối Pác Bó, thăm một số gia đình có công với cách mạng, thăm lại hang Cốc Bó, Người trồng một khóm trúc bên bờ suối làm kỷ niệm…

Không chỉ viết về Tết trồng cây, Người còn nhấn mạnh rằng: Trồng cây phải là một kế hoạch kinh tế lâu dài và liên tục của Nhà nước. Trên tinh thần đó, để trồng cây đạt hiệu quả thiết thực chứ không chỉ là phong trào, thì các cấp bộ, ngành “phải có kế hoạch, có hướng dẫn, tìm thêm hạt, ươm thêm giống… phải làm đúng khẩu hiệu “trồng cây nào tốt cây ấy”(1), để “phong cảnh của ta cũng thật sự là non sông gấm vóc, tươi đẹp vô cùng”. Không chỉ có vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ: muốn cho Tết trồng cây trở thành một tục lệ tốt đẹp trong đời sống tinh thần của nhân dân ta, trở thành một nét đẹp truyền thống mỗi dịp đầu xuân, theo Người: “Tết trồng cây cũng như mọi việc khác, các cấp uỷ Đảng phải lãnh đạo cụ thể và chặt chẽ thì sẽ thành công”(2). Tuy nhiên, trong khi thường xuyên nhắc nhở chính quyền, đoàn thể các cấp phải “khéo vận động” nhân dân trồng cây để lấy gỗ làm nhà, làm củi đun, Người cũng không quên nhấn mạnh: tất cả mọi người đều phải lo “bảo vệ rừng, cấm phá rừng” để bảo vệ môi trương sinh thái, chắn gió bão, chống xói mòn, lụt lội…Theo lời Người, điểm đặc biệt là phong trào “trồng cây” sẽ thu hút tất cả mọi người – từ các cụ phụ lão đến các em nhi đồng đều có thể hăng hái tham gia, thì phong trào “bảo vệ rừng, cấm phá rừng” cũng sẽ thu hút được sự tham gia của toàn xã hội.

Tiếp đó, cứ mỗi dịp xuân về, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại dành thời gian trồng cây ở Hà Nội và các địa phương, và viết bài cổ vũ cho Tết trồng cây. Trong những năm đồng bào miền Nam còn đang phải đấu tranh để tiến hành cuộc cách mạng giải phóng, Người từng nhắc: mỗi cây chúng ta trồng ở miền Bắc không chỉ có ý nghĩa với riêng miền Bắc, mà là “trồng cây cho cả đồng bào miền Nam nữa”. Trước Tết Kỷ Dậu 1969, Người đã viết bài báo cuối cùng về Tết trồng cây, đăng báo Nhân dân ngày 5-2-1969. Trong đó, Người kêu gọi: “Năm nay, chúng ta thi đua trồng cây cho thật tốt, phải đảm bảo trồng cây nào tốt cây ấy, tổ chức “một Tết trồng cây quyết thắng giặc Mỹ xâm lược”. Ngày mồng một Tết Nguyên đán năm 1969, như bao xuân trước, mặc dù không được khoẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đi thăm cán bộ chiến sĩ Quân chủng phòng không không quân tại sân bay Bạch Mai. Buổi trưa cùng ngày, Người đi thăm, chúc Tết nhân dân và trồng cây đa khai xuân cuối cùng trên đồi Vật Lại, Ba Vì, Hà Tây.

Từ khi chuẩn bị phát động Tết trồng cây, cho đến khi qua đời (1959-1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nhiều bài về Tết trồng cây, cổ động nhân dân tích cực tham gia phong trào trồng cây, góp phần bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường và bản thân Người cũng trồng nhiều cây. Gần 43 năm sau khi Người ra đi và 53 năm sau bài viết đầu tiên của Người có nội dung về Tết trồng cây, phong trào Trồng cây đầu xuân theo tinh thần “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân” như Người mong muốn và phát động, đã mang lại những lợi ích thiết thực về môi sinh, môi trường. Biết bao cây non nhân dân ta và chính Người trực tiếp đã trồng trong những Tết trồng cây mỗi dịp đầu xuân đang trường tồn cùng thời gian, làm đẹp thêm cho làng quê, cho công viên, đường phố, để đất nước Việt Nam bốn mùa đều tươi xanh

Ở bài thơ Bếp lửa ( Bằng Việt) trong dòng hồi tưởng , người cháu nhớ lại:….” Năm ấy là năm đói mòn mỏi”…rồi trở về thực tại:” Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàuCó lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngảNhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”( Trích ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài...
Đọc tiếp

Ở bài thơ Bếp lửa ( Bằng Việt) trong dòng hồi tưởng , người cháu nhớ lại:

….” Năm ấy là năm đói mòn mỏi”…
rồi trở về thực tại:
” Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”

( Trích ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

1. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2.”Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” được nhắc tới trong bài thơ gợi nhớ về thời điểm nào của đất nước? Việc nhà thơ tách từ “mòn mỏi” để ghép thành đói mòn đói mỏi có tác dụng gì?

3. Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà ở khổ thơ trên trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu bị động (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu bị động)
4. Hãy nêu tên một tác phẩm khác trong chương trình môn Ngữ Văn cấp trung học cơ sở cũng viết về tình cảm bà cháu và ghi rõ tên tác giả.

1
16 tháng 6 2016

1. Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Bếp lửa”.

– Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga

– In trong tập “Hương cây – bếp lửa” – tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.

– Nhà thơ kể lại: “Những năm đầu theo học luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dậy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai, củ sắn cho cả nhà”.

2. “Năm ấy đói mòn đói mỏi” được nhắc đến là trong thời điểm Nạn đói năm 1945 đã khiến bao người phải chịu cảnh lầm than, phải chết đi. Năm ấy, Bằng Việt mới lên bốn tuổi. Sống trong hoàn cảnh ấy thì làm sao tránh được những cơ cực. Từ ghép “mòn mỏi” được chia tách ra, đan xen với từ đói đã gợi cái cảm giác nạn đói ấy vừa kéo dài và còn làm khô cạn sức người lẫn gia súc.

3.

Lời nhắc ấy là lời nhắc cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà. Ngọn lửa ấy luôn cháy trong lòng cháu. “Chờn vờn”, “ấp iu” nhưng dai dẳng và bền bỉ dù là “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả” vẫn không thể nào khiến nó bị lụi tàn hay che khuất.

Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động. Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa bà trao cho cháu đưạc cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất diệt.

4. Một tác phẩm cũng nói về tình cảm bà cháu trong chương trình THCS là ” Tiếng Gà Trưa” của tác giả Xuân Quỳnh.

21 tháng 1 2018

Chọn đáp án: C.