K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 9 2023

- Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc:

+ Quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất dẫn đến sự hình thành của các công ty độc quyền.

+ Sự kết hợp giữa tư bản công nghiệp với tư bản ngân hàng tạo nên tầng lớp tư bản tài chính.

+ Đẩy mạnh xuất khẩu tư bản, dưới 2 hình thức chủ yếu là: đầu tư sản xuất, kinh doanh trực tiếp tại các thuộc địa hoặc cho vay lãi.

+ Tăng cường xâm chiếm thị trường, thuộc địa.

- Đặc trưng quan trọng nhất của chủ nghĩa đế quốc là: tăng cường xâm chiếm thị trường và thuộc địa. Vì:

+ Thị trường và thuộc địa có vai trò vô cùng quan trọng đến sự phát triển hưng thịnh của các nước đế quốc (ví dụ: cung cấp tài nguyên, nhân công để phục vụ cho sự phát triển của chính quốc,…).

+ Vấn đề thị trường và thuộc địa là một trong những yếu tố quan trọng, chi phối đến chính sách đối ngoại của các nước đế quốc.

+ Việc các nước đế quốc đẩy mạnh xâm chiếm thị trường và thuộc địa cũng dẫn đến nhiều chuyển biến quan trọng trong tình hình chính trị thế giới (ví dụ: làm bùng lên phong trào đấu tranh giành độc lập sôi nổi ở các nước thuộc địa, phụ thuộc; là nguyên nhân sâu xa dẫn đến 2 cuộc Chiến tranh thế giới,…)

(*) Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Thuận lợi và khó khăn với phát triển kinh tế:

+ Thuận lợi: tài nguyên biển đảo đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, như: giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản, làm muối, khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch biển.

+ Khó khăn: chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai (bão, lũ,…) gây thiệt hại lớn cho sinh hoạt và sản xuất; môi trường biển đảo đang bị ô nhiễm, gây trở ngại cho khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội,…

- Thuận lợi và khó khăn đối với quá trình bảo vệ chủ quyền, quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông:

+ Thuận lợi: Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (1892); Luật biển Việt Nam (2012); Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á,…

+ Khó khăn: tình trạng vi phạm, tranh chấp chủ quyền vẫn diễn ra giữa một số quốc gia trong khu vực…

- Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo:do sống ở gần biển, sớm nhận thức được vai trò của biển, các thế hệ người Việt từ xa xưa đã dành nhiều công sức để khai phá, xác lập và thực thi quyền, chủ quyền biển đảo nói chung và đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa nói riêng.

14 tháng 8 2023

 Tham khảo: Trong cuộc Duy tân Minh Trị, cải cách trên lĩnh vực giáo dục có ý nghĩa quan trọng nhất giúp Nhật Bản trở thành đế quốc hùng mạnh. Vì:

+ Giáo dục có vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ và truyền bá văn minh nhân loại; là động lực quan trọng để phát huy nguồn lực con người, thúc đẩy đất nước phát triển.

+ Ở các quốc gia, giáo dục luôn được coi là một trong những quốc sách hàng đầu, có nhiệm vụ: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Các biểu hiện của quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc ở châu Âu và Mỹ:

+ Xuất hiện các công ty độc quyền, dưới những hình thức khác nhau, như: các-ten; xanh-đi-ca; tơ-rớt,… các công ty độc quyền này có khả năng chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế, chính trị ở các nước.

+ Sự kết hợp giữa tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp tạo nên tầng lớp tư bản tài chính.

+ Tầng lớp tư bản tài chính chú trọng hoạt động xuất khẩu tư bản, dưới các hình thức như: đầu tư sản xuất, kinh doanh ở các nước thuộc địa và phụ thuộc; cho vay lãi, giành quyền kiểm soát qua thâu tóm cổ phiếu,...

+ Các nước tư bản tăng cường cạnh tranh xâm lược thuộc địa.

- Chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc vào thời điểm: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản:

Cuối thế kỉ XIX, ở Nhật Bản đã xuất hiện các công ty độc quyền có khả năng chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế - chính trị, ví dụ: Mít-xu-bi-si, Mít-xưi,...

+ Nhật Bản đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng, tiến hành chiến tranh với Trung Quốc (1894 - 1895), Nga (1904 - 1905) và chiếm đóng nhiều thuộc địa như: Đài Loan, bán đảo Liêu Đông, cảng Lữ Thuận, Nam Xa-kha-lin (Sakhalin), Triều Tiên, Sơn Đông,…

14 tháng 9 2023

- Tên một số nước đế quốc: Anh, Pháp, Đức, Mĩ,…

- Chia sẻ hiểu biết:

+ Đế quốc Anh: đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, từ vị trí dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba (sau Mĩ và Đức). Tuy vậy, Anh vẫn có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, được mệnh danh là “Đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”.

+ Đế quốc Pháp: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Pháp chiếm giữ vị trí thứ tư 4 thế giới về sản xuất công nghiệp. Hệ thống thuộc địa của Pháp lớn thứ 2 thế giới.

+ Đế quốc Đức: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Đức chiếm giữ vị trí đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới về sản xuất công nghiệp. Tuy có tiềm lực về kinh tế và quân sự mạnh, nhưng hệ thống thuộc địa của Đức rất ít, do đó, giới cầm quyền Đức chủ trương chạy đua vũ trang, dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.

+ Đế quốc Mĩ: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Mĩ vươn lên dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Ở Mĩ có nhiều công ty độc quyền khổng lồ đồng thời là những đế chế tài chính lớn.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của nước ta, vì:

+ Ở nước ta, khí hậu nhiệt đới gió mùa với: nền nhiệt, ẩm cao; lượng mưa lớn và mưa tập trung theo mùa đã làm cho quá trình rửa trôi các chất badơ dễ hòa tan diễn ra mạnh, dẫn đến tích lũy các oxit sắt và oxit nhôm, tạo nên đất feralit có màu chủ đạo là đỏ vàng.

+ Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp trên đá mẹ axit; trong khi đó, địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, vì thế đất feralit là loại đất chính ở vùng đồi núi Việt Nam.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

Nguyên nhân thúc đẩy nhân dân 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ tiến hành chiến tranh giành độc lập:

+ Nguyên nhân sâu xa: thực dân Anh ban hành nhiều đạo luật hà khắc nhằm hạn chế sự phát triển kinh tế của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ, khiến quan hệ giữa chính quốc với thuộc địa ngày càng căng thẳng.

+ Nguyên nhân trực tiếp: Ngày 16/12/1773, một nhóm người Bắc Mỹ tấn công các tàu chở chè của Anh tại cảng Bô-xtơn. Nghị viện Anh lập tức ra lệnh đóng cửa cảng Bô-xtơn và ban hành thêm các đạo luật ngăn cản sự phát triển của kinh tế thuộc địa.

Xung đột quan trọng nhất giữa đế quốc Anh với nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mỹ là: ách thống trị của đế quốc Anh đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền tự do và cản trở sự phát triển kinh tế của nhân dân thuộc địa.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

1. Sự hình thành các tổ chức độc quyền.

Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh mẽ làm xuất hiện việc cạnh tranh gay gắt, tập trung sản xuất và tư bản. Các công ti độc quyền lớn hình thành, chi phối đời sống xã hội.

2. Tăng cường xâm lược thuộc địa, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

- Từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây tăng cường xâm lược thuộc địa để đáp ứng những yêu cầu phát triển của chủ nghĩa đế quốc. Đến đầu thế kỉ XX, “thế giới đã bị phân chia xong”.

  

Bởi vì nhu cầu thị trường của họ cao, bên cạnh đó các thuộc địa này còn là nơi cung cấp nhân công rẻ mạt, thị trường tiêu thụ rộng lớn, tài nguyên khoáng sản rất nhiều

15 tháng 8 2023

Tham khảo

Biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản:

Xuất hiện các công ty độc quyền có khả năng chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế - chính trị, ví dụ: Mít-xu-bi-si, Mít-xưi, Su-mi-tô-mô,...

+ Nhật Bản đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng, tiến hành chiến tranh với Trung Quốc (1894 - 1895), Nga (1904 - 1905) và chiếm đóng nhiều thuộc địa như Đài Loan, bán đảo Liêu Đông, cảng Lữ Thuận, Nam Xa-kha-lin (Sakhalin), Triều Tiên, Sơn Đông,…

15 tháng 8 2023

Tham khảo

 

Những sự kiện chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đó là:

- Thứ nhất: sự xuất hiện các công ty độc quyền chi phối nền kinh tế, như: Mít-xưi, Mít-su-bi-si,…

- Thứ hai: Nhật Bản tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, đó là: Chiến tranh Đài Loan (1874), Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), Chiến tranh đế quốc Nga - Nhật (1904 - 1905).