Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Mối quan hệ gắn bó mật thiết.
b.
Lí lẽ | Bằng chứng |
Cách thức trò chuyện đã ẩn tàng nhiều ý nghĩa sâu xa hơn là bản thân những lời trò chuyện. | Nêu ra số lần ông giáo và lão Hạc trò chuyện. Ông giáo là người kể chuyện. |
Giấu đến tận cùng số phận nhân vật, thỉnh thoảng hé mở vài cảnh huống gây sự hiểu lầm, rồi cuối cùng giải tỏa sự hiểu lầm ấy là một thành công đặc sắc của nghệ thuật tự sự Nam Cao ở truyện này. | Phân tích cuộc trò chuyện giữa các nhân vật |
Cái nhìn từ tấm lòng tác giả là mạch chủ đạo, chi phối và liên kết các điểm nhìn khác. | Phân tích sự thay đổi mạch kể chuyện. |
c. Cách trích dẫn và phân tích bằng chứng của người viết rất thuyết phục, xác thực và được trình bày theo một trình tự hợp lí.
- Bài viết có 4 luận điểm
+ Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
+ Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
+ Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: lòng nồng nàn yêu nước
+ Bổn phận của chúng ta…
- Mối liên hệ giữa các luận điểm: Từng luận điểm đều có vị trí riêng nhưng lại liên kết chặt chẽ với nhau, hô ứng với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề “Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của ta”. Trong đó luận điểm 1 là luận điểm chính, thâu tóm nội dung toàn bài: khẳng định lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
Nhan đề | Bao quát nội dung toàn bài |
Bố cục | - Phần 1: Hồn thơ trong bài thơ Nắng mới. - Phần 2: Chi tiết "Nắng mới" và cái "áo đỏ" trong bài thơ Nắng mới. - Phần 3: Nét cười trong bài thơ Nắng mới. - Phần 4: Khái quát lại nội dung toàn bài. |
Luận điểm | - Nắng mới đã hội tụ được những vẻ đẹp nơi tâm hồn thơ Lưu Trọng Lư: thành thực phiêu lưu trong cõi mộng, cứ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy. - Hai chữ "nắng mới" vừa ghi nhận một thời điểm đặc biệt trên dòng chảy thời gian vừa diễn tả không gian - Mẹ là tâm điểm của nỗi nhớ về tuổi thơ trong nắng mới, là nét son trong "những ngày không" đi suốt cuộc đời với nhà thơ. |
Lí lẽ | - Nắng mới đã rọi vào cái tình cảm muôn thuở mà bao giờ cũng mới mẻ. - Thời điểm ấy.....mung lung đến thế. - Dáng vào ra của mẹ...đa cảm. |
Bằng chứng | - Mô típ bài thơ. - Chủ thể trong bài thơ. - Phân tích khổ thơ hai khổ thơ: "Mỗi lần nắng mới hắt bên song... những ngày không."; "Tôi nhớ mẹ tôi...trước giậu phơi." - Phân tích khổ thơ "Hình dáng mẹ...giậu thưa. - So sánh với bài thơ của Hoàng Cầm. |
- Bối cảnh sáng tác: Được viết vào khoảng thời gian trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông lần thứ hai (1285)
- Trần Quốc Tuấn (1231-1300) còn được gọi là Hưng Đạo Đại Vương, là danh tướng kiệt xuất của dân tộc, lập nhiều chiến công lớn: 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông
Tham khảo
Tuy có điểm gặp gỡ, nhưng mỗi bài thơ thu vẫn có vẻ đẹp riêng. Các luận điểm và lý lẽ, bằng chứng tiêu biểu mà tác giả sử dụng để làm sáng tỏ vẻ đẹp của từng bài:
- Thu điếu: hay và điển hình nhất cho mùa thu Việt Nam trong ba bài:
+ Cảnh ao chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ hiện lên sống động, chân thật
+ Cái thú vị nằm ở điệu xanh, ở những cử động, ở các vần thơ và cách kết hợp với từ, với nghĩa chữ,...
- Thu ẩm: tổng hợp nhiều thời điểm, khái niệm, khái quát về cảnh thu
+ Có đêm sâu, ngõ vắng và đom đóm lập lòe
+ Cảnh chiều quê, có khói bếp quấn quýt lưng giậu
+ Bầu trời buổi chiều xanh ngắt
- Thu vịnh: mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, mang cái thần của cảnh mùa thu
+ Cái thần, cái hồn của cảnh thu nằm ở trời thu
+ Cây tre Việt Nam hợp với hồn thu
- Làm rõ luận đề
- Giúp hiểu được vấn đề đang được bàn bạc, phân tích
- Tăng tính chân thực, xác đáng, tăng sức thuyết phục.