Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha em:
Trong đoạn thơ trên có 2 hình ảnh so sánh là:
- Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng.
- Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Tác dụng:
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng.
Miêu tả trạng thái đầu tiên của anh đội viên lần đầu thức dậy.
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Bác đang ngồi bên bếp lửa, lớn lao, ấm áp và gần gũi.
⇒⇒ Hai phép so sánh trên khẳng định tình cảm yêu thương ấm áp của Bác dành cho các anh đội viên còn ấm áp hơn ngọn lửa hồng. Tình cảm của anh đội viên đối với Bác xúc động, kính yêu
Câu 1 :
\(\rightarrow \) BPTT : So sánh
\(\rightarrow \) Góp phần diễn tả trạng thái của anh đội viên trong đêm. Đó là trạng thái nửa tỉnh nửa mơ, chập chờn. Nhờ phép so sánh đó hình ảnh Bác trong tâm trạng mơ màng của anh đội viên giống như hình ảnh thiêng liêng, thần tiên.
Câu 2 :
Trong văn bản '' Đêm nay Bác không ngủ '' đã thể hiện rõ tình cảm mà Bác dành cho các đội viên của mình. Và qua các hành động, cử chỉ đó của Bác đã làm lay động trái tim của anh động viên với Bác. Anh lại càng kính trọng Bác hơn với sự ân cần, chu đáo của một vị cha già thân thương cùng với những lời nói dịu dàng, quan tâm đến anh. Bao nhiêu là tình thương chảy trong tim anh bây giờ luôn hiện hữu hình bóng Bác. Tuy Bác không máu mủ, cũng chẳng ruột thịt gì nhưng anh đã xem Bác là người cha thứ hai của mình. Tôn trọng, ngưỡng mộ và quý mến Bác. Tất cả những tình thương ấy đều được thể hiện bằng sự quan tâm của anh với Bác. Lo lắng tại sao đã gần sáng rồi mà Bác còn chưa ngủ ? Qua đó, ta có thể khẳng định rằng nếu biết quan tâm người khác ta cũng sẽ nhận lại điều tương tự.
Em tham khảo:
Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ là biện pháp so sánh: "Như nằm trong giấc mộng" và "Ấm hơn ngọn lửa hồng". Hình ảnh so sánh thứ nhất "Anh đội viên mơ màng/ Như nằm trong giấc mộng" để thể hiện việc anh đang đi vào giấc ngủ và gặp Bác trong mơ. Hình ảnh so sánh thứ hai là "Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng" là tác giả đã so sánh bóng hình của Bác vĩ đại và có hơi ấm hơn ngọn lửa sưởi ấm cho nhân dân VN. So sánh bóng Bác ấm hơn ngọn lửa là tác giả đã muốn thể hiện tình yêu thương ấm áp của Bác dành cho nhân dân VN vĩ đại và bao la vô bờ. Nhờ có Bác soi đường chỉ lối mà Cách mạng VN mới có thể đi đến thắng lợi cuối cùng.
1) đoạn trích trên thuộc văn bản Đêm nay Bác không ngủ
2) tác giả là Minh Huệ
3) PTBĐ ở đây Tự sự
4) BPTT : mình xác định cả hai nhé
BPTT chung ở đây là : so sánh
gồm so sánh bằng :
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
so sánh ko ngang bằng :
Bóng bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
a1) VB: Đêm nay Bác không ngủ - TG: Minh Huệ
2) Hoàn cảnh ra đời: bài thơ được viết năm 1951 trong khi Đảng ta đang thực hiện chiến dịch biên giới. Bài thơ kể lại một truyện có thật vào trước đêm mở màn chiến dịch đêm ấy
3) PTBC: Biểu cảm
4) BPTT: So sánh "Ấm hơn cả ngọn lửa hồng"
Tác dung:
+Làm cho đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung thêm hấp dẫn sinh động logic
+Từ đó bày to sự kính trọng vô bờ của các anh lính đối với bác. Hình ảnh của bác thật lớn lao kì vĩ, ấm áp. Bác như đang ôm trọng lấy tất thảy mọi người vào lòng để yêu thương, để bảo vệ.
Tham khảo!
Trong đoạn thơ trên, chúng ta đã được đọc và nhận biết được các phép tu từ. Tác giả đã sử dụng phép so sánh trong khổ thơ là '' Anh đội viên mơ màng/ Như nằm trong giấc mộng ''. Phép tu từ trong câu thơ này giúp tạo nhịp điệu, âm vần trong câu thơ. Ngoài ra còn giúp các độc giả hình dung về sự mơ hồ khi qua lời diễn đạt của anh đội viên vẫn còn mơ ngủ. Tạo nên sự đặc biệt hơn khi nhân vật nhìn thấy hình bóng Bác. Sang hai câu thơ tiếp theo '' Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng ''. Ở phép so sánh này, tác giả sử dụng nhằm mục đích to lên thêm vẻ đẹp của Bác. Bóng bác cao, ấm áp được ví như ngọn lửa hồng làm tô thêm vẻ đẹp ẩn dấu bên trong Bác. Một vị lãnh tụ tưởng chừng như lạnh lùng, vô cảm nhưng lại tựa như vị cha già của dân tộc có một tình thương ấm áp, xao xuyến lòng người.