Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Khổ 2:
- Đá - ngồi, trông nhau.
- Non Thần - trẻ lại.
-> Việc sử dụng biên pháp tu từ nhân hóa khiến cảnh vật trở nên có hồn hơn. Qua đó nhấn mạnh được vẻ đẹp của thiên nhiên vùng Chiêm Hóa.
Khổ 4:
- Sắc chàm - pha hương.
- Mùa xuân - lạc đường.
-> Phác họa lên bức tranh mùa xuân đầy hấp dẫn, giúp người đọc hình dung ra khung cảnh thiên nhiên trở nên sinh động, gần gũi hơn.
- Biện pháp đảo ngữ: câu 3, 4, 5, 6 => nhấn mạnh sự yếu ớt, không nơi nương tựa của con người trong cảnh loạn lạc.
- Câu hỏi tu từ ở cuối bài thơ => không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời mà nhấn mạnh nội dung người viết muốn gửi gắm.
Biện pháp: Đảo ngữ
Tác dụng: nhấn mạnh nội dung người viết muốn gửi gắm: dân tộc này cần người có trách nhiệm đứng ra gánh vác, đối phó với ngoại xâm.
- Câu hỏi tu từ “Sống lâu, lâu để làm gì nhỉ?”
- Tác dụng: tăng sắc thái biểu cảm cho việc diễn đạt, thể hiện thái độ tự trào của tác giả trước cuộc đời, là bức chân dung tự họa chính mình.
a. Tác dụng: tạo sự liên kết giữa hai câu. “Những cuộc vui” là từ thay thế các động từ (nhảy nô, nào hú tim, nào đánh rồng rắn) ở câu trước.
b. Tác dụng: tạo sự liên kết giữa hai câu. Từ “Hành” đầu câu trùng lặp với từ "hành" có trong câu trước.
Tham khảo!
Biện pháp điệp từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” nhằm tạo nên sự đối ứng trong một câu thơ:
- Gợi lên sự khắc nghiệt, nguy hiểm của chiến tranh (hình ảnh súng sẵn sàng chiến đấu).
- Thể hiện sự chung sức, cùng nhau đoàn kết, chiến đấu.
Tham khảo
a. Biện pháp tu từ:
- Điệp từ: “súng”, “đầu” , “bên”
=> Tác dụng tạo âm thanh chắc khỏe và nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lý tưởng nhiệm vụ
- Hoán dụ: súng, đầu.
=> Súng đại diện cho nhiệm vụ chiến đấu; đầu biểu tượng cho lý tưởng. Nhấn mạnh cơ sở hình thành tình đồng chí đến từ việc chung lý tưởng và nhiệm vụ chiến đấu.
b. Biện pháp tu từ:
- Hình ảnh hoán dụ: giếng nước gốc đa => chỉ quê hương làng xóm và những người thân thuộc sống tại quê hương.
- Nhân hóa: “nhớ”
=> Tác dụng: Gợi về quê hương và hậu phương của người lính, cũng là nỗi nhớ mà người lính dành cho quê hương. Tình đồng chí là sự cảm thông sâu xa từ những nỗi niềm thầm kín như vậy.
Tham khảo
a. Biện pháp tu từ ẩn dụ trong hình ảnh “những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc”. Những cành thông tròn, nhọn, vươn lên thẳng tắp, óng ánh dưới ánh nắng, rung tít trong gió được hình dung như những ngón tay thon thả bằng bạc đang chuyển động xoay tròn. Biện pháp tu từ nhân hóa trong hình ảnh cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Cây tử kinh được nhân hóa, mang đặc điểm, hành động của con người (nhìn, nhô cái đầu lên). Việc sử dụng các biện pháp tu từ trong đoạn văn làm cho hình ảnh thiên nhiên Sa Pa trở nên sinh động, đẹp đẽ, tinh tế và đầy chất thơ.
b. Biện pháp tu từ nhân hóa trong hình ảnh nắng đã mạ bạc cả con đèo. Biện pháp so sánh trong hình ảnh đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng Sa Pa lúc này đã gay gắt khiến cả con đèo như được phủ lên bề mặt một lớp kim loại trắng, sáng lấp lánh; rừng cây dưới nắng rực rỡ tựa như một bó đuốc khổng lồ. Việc sử dụng các biện pháp tu từ đã giúp nhà văn miêu tả thành công thiên nhiên đặc trưng ở vùng núi Sa Pa với nắng, đèo, rừng cây. Thiên nhiên hiện lên rộng lớn, mênh mông, hùng vĩ, tráng lệ.
`-` Biện pháp từ đảo ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên để :
`+` Tạo hiệu ứng nghệ thuật và thể hiện sự tập trung, sự căng thẳng và khó khăn trong công việc cày đồng.
`+` Tạo ra một hình ảnh sống động về cảnh người lao động đang làm việc vất vả và mệt mỏi.
`-` Hiệu quả của biện pháp từ đảo ngữ trong đoạn trích trên là :
`+` Tăng cường tính hình ảnh và sự sống động của câu thơ.
`+` Đặc sắc và gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc.
`+` Tăng cường hiệu ứng âm thanh và nhịp điệu của câu thơ, tạo ra một sự cân đối và hài hòa trong cấu trúc câu.
Tham khảo!
Biện pháp tu từ nhân hóa trong khổ thơ: “đá ngồi dưới bến trông nhau”, “non Thần hình như trẻ lại”.