K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2018

- Nghệ thuật :

+ so sánh : Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

+ ĐIệp ngữ: ''chưa ngủ''

- Tác dụng:làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Vì lo vận mệnh của nước nhà mà Bác đã ko ngủ được, Bác phải thức để nghĩ cách chiến đấu với giặc

3 tháng 12 2018

điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước.

5 tháng 12 2017

a) Hai câu thơ trên trích từ tác phẩm "Cảnh Khuya" do Hồ Chí Minh sáng tác

b) Sử dụng biện pháp điệp ngữ, so sánh \(\rightarrow\) Nhấn mạnh sự cảm nhận vẻ đẹp đêm trăng Việt Bắc, đồng thời vẫn lo cho vận mệnh đất nước của Bác Hồ

CHÚC BẠN HỌC TỐT haha

5 tháng 12 2017

Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đâu bạn ơi

26 tháng 11 2019

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng mỗi lần điệp từ vì được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũithiêng liêng nhất. Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc - xóm làng - người bà - tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính. Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà.

Chúc bạn học tốt!

28 tháng 11 2019

Thanks nha

28 tháng 11 2018

Có phải là bài ''Tĩnh dạ tứ'' ko?

Tham khảo câu a,

Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.

- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.

Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

Tham khảo câu b,

Đây là vế đối

Hai hành động liền nhau thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả:
+ Hành động ngẩng đầu: kiểm nghiệm cảm giác mơ hồ của tác giả sương hay trăng ? Từ không gian hẹp tác giả hướng ra không gian rộng


+ Hành động cúi đầu ( Thể hiện sự liền mạch trong cảm xúc của nhân vật trữ tình.

+ Nhìn thấy vầng trăng, tác giả chạm vào nỗi nhớ nhà, không muốn đối diện với nỗi buồn quá lâu ( Cúi đầu xuống để tránh nỗi buồn nhưng lập tức nỗi nhớ quê hương tràn về trong tâm tưởng

11 tháng 12 2018
Nội dung là thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
Nghệ thuật là Thất ngôn tứ tuyệt, so sánh, điệp từ.
+ Điệp ngữ
+ Nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp
+ Màu sắc cổ điển mà bình dị, tự nhiên.

11 tháng 12 2018

uk

3 tháng 1 2018

a) Nghệ thuật :

* So sánh : " Tiếng suối" với "tiếng hát xa"

* Điệp ngữ : "lồng", "chưa ngủ"

* Tiểu đối

* Lấy động từ tả tĩnh

* Chất cổ điển lồng vào chất hiện đại

=> Bức tranh thiên nhiên đẹp ở vùng núi rừng Việt Bắc

=> Bác là người yêu thiên nhiên

b) Nội dung : Nói về Bác Hồ là người yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên lạc quan yêu đời, Bác còn là người có phong thái ung dung, tâm hồn nhạy cảm , yêu nước

16 tháng 8 2019

a)-Hình ảnh so sánh: Tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà trở nên có sức sống và ấm áp tình người.
-Điệp từ lồng với các hình ảnh: trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Không chỉ tái hiện một đêm trăng rất sáng mà còn diễn tả rất sinh động sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh có đường nét, hình khối, tầng bậc…
-Điệp ngữ chưa ngủ mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nước.
=> Bằng các biện pháp tu từ, bài thơ giúp người đọc cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất họa, chất nhạc và ấm áp tình người. Đồng thời ta còn rung động trước vẻ đẹp tâm hồn của Bác: sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, phong thái ung dung, lạc quan của Người.

b)Bác là người yêu thiên nhiên, có tâm hồn nghệ sĩ và Bác cũng là người chiến sĩ cách mạng luôn lo lắng cho vận mệnh đất nước.

Bài thơ Cảnh khuya 2 câu thơ đầu -Ghi biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 2 câu thơ?Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó? -Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào(phân tích hiệu quả biểu đạt của từ lồng)? -Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng,em có suy nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên? 2 câu thơ...
Đọc tiếp

Bài thơ Cảnh khuya

2 câu thơ đầu

-Ghi biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 2 câu thơ?Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?

-Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào(phân tích hiệu quả biểu đạt của từ lồng)?

-Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng,em có suy nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên?

2 câu thơ cuối

-Hai câu thơ này cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào?

-Vì sao nói điệp ngữ "chưa ngủ" đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thú tư như là 1 bản lề mở ra hai phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?

Từ hoàn cảnh sáng tác bài Cảnh khuya ,em hiểu thêm gì về con người Bác?

Bài thơ có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật , đăc biệt là nghệ thuật tả cảnh , tả tình?

0
2 tháng 11 2017

http://thuviengiaoan.vn/giao-an/giao-an-ngu-van-9-tiet-1718-song-nui-nuoc-nam-pho-gia-ve-kinh-46553/

bn xem kĩ hơn ở đường link này nhé hihi

5 tháng 12 2018

Tiếng gà trưa ?

5 tháng 12 2018

Đúng (quên mất viết tên bài thơ). Xin lỗi nhé.