K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Sau khi đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trung, nhà Hán vẫn giữ nguyên châu Giao.Đầu thế kỉ III, nhà Đông Hán suy yếu. Trung Quốc bị chia thành ba nước Ngụy - Thục - Ngô (Tam quốc). Nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu (thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Àu Lạc cũ).Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đưa người Hán sang thay người Việt làm Huyện lệnh trực tiếp cai quản các huyện.Trong thời gian này, nhân dán Giao Cháu vẫn phải chịu nhiều thứ thuế (nhất là thuế muối, thuế sắt), lao dịch và nộp cống (các sản vật quý, sản phẩm thủ công và cả thợ khéo).Thứ sử Tôn Tư bắt hàng nghìn thợ thủ công sang xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp (Nam Kinh).Thế lực phong kiến phương Bắc tiếp tục tăng cường đưa người Hán sang Giao Châu, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục tập quán của người Hán.

8 tháng 2 2018

cảm ơn bạn nhiều lắm

26 tháng 1 2017

Trong các thế kỉ I — VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta :- Nhà Ngô chia Châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu (miền đất Âu Lạc cũ).- Loại trừ người Việt khỏi bộ máy chính quyền, người Hán làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản cấp huyện.- Tăng cường chính sách bóc lột tàn bạo bằng các loại thuế, lao dịch, đặc biệt là chế độ nộp cống rất nặng nề.- Đưa nhiều người Hán sang ở, bắt dân ta phải theo pháp luật, phong tục tập quán của người Hán, học tiếng Hán.- Kinh tế bị kìm hãm, bọn đô hộ độc quyền về sắt, ngoại thương.

17 tháng 4 2016

Trong các thế kỉ I — VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta :- Nhà Ngô chia Châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu (miền đất Âu Lạc cũ).- Loại trừ người Việt khỏi bộ máy chính quyền, người Hán làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản cấp huyện.- Tăng cường chính sách bóc lột tàn bạo bằng các loại thuế, lao dịch, đặc biệt là chế độ nộp cống rất nặng nề.- Đưa nhiều người Hán sang ở, bắt dân ta phải theo pháp luật, phong tục tập quán của người Hán, học tiếng Hán.- Kinh tế bị kìm hãm, bọn đô hộ độc quyền về sắt, ngoại thương.

26 tháng 1 2017

Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc rất nham hiểm và tàn bạo: chúng thực hiện chính sách "đồng hóa" dân ta:

- Thay đổi bộ máy cai trị đến chức huyện lệnh là của người Hán.

- Bắt dân ta học chữ Hán, xóa bỏ phong tục tập quán của người Việt.

- Bắt dân ta phải cống nạp sản vật quí hiếm.

- Thực hiện chính sách cướp đoạt, bắt dân ta nộp đủ thứ thuế và làm các công việc lao dịch nặng nề.

- Chúng còn giữ độc quyền về sắt để kìm hãm sự phát triển sản xuất của nhân dân ta...

Những việc làm đó chứng tỏ chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc trong các thế kỉ I – VI là rất nguy hiểm và tàn bạo.

6 tháng 3 2022

B

3 tháng 2 2016

Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hoá về văn hoá

Chính quyền đô hộ thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền, nấm độc quyền về muối và sắt.

Quan lại trong chính quyền đô hộ dựa vào quyền hành, ra sức bóc lột dân chúng đế làm giàu.

Chu Thặng, Thứ sử Giao Châu, đã tâu với vua Hán : Giao Châu ở nơi xa cách, quan lại (người Hán) tập tục tham ô, làm đủ điều gian trá, trưỏng sử tha hổ bạo ngược, bóc lột muôn dân.

Các triều đại phong kiến phương Bắc truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán. Nhiều nho sĩ, quan lại người Hán được đưa vào đất Âu Lạc cũ để thực hiện chính sách nói trên và mở một số lớp dạy chữ Nho. Tuy nhiên, dưới thời Bắc thuộc, Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.

Chính quyền đô hộ áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy đấu tranh của nhân dân ta.

 

 

3 tháng 2 2016

TL di 

bucqua

24 tháng 3 2016

Phong kiến phương Bắc đã áp dụng  chính sách thống trị tàn bạo đối với nước ta trong giai đoạn từ thế kỉ I đến thế kỉ VI

- Chúng ra sức bóc lột dân ta bằng các thứ thuế nhất là thuế nuối, thuế sắt và bắt cống nạp những sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai...

- Cho người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục tập quán của họ, âm mưu đồng hoá dân tộc ta.

- Hình thành khái niệm ''thời Bắc thuộc'' (khoảng thời gian từ sau thất bại của An Dương Vương năm 179 TCN, nước ta bị Triệu Đà thôn tính và bị sáp nhập vào nước Nam Việt. Từ đó, nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị cho đến khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 mới kết thúc, tất cả tổng cộng hơn 1000 năm, sử gọi thời Kì này là thời Bắc thuộc).

Trong khoảng thời gian đó, nhân dân ta liên tục có các cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ, nổi bật là các trận đánh :

           + Quân Hán tấn công Hợp Phố, quân ta chiến đấu dũng cảm và chủ động rút khỏi Hợp Phố.

          + Tại Lãng Bạc, đã diễn ra những cuộc chiến ác liệt giữa quân ta và quân Hán.

           + Quân ta lui về giữ Cổ Loa và Mê Linh rồi về Cấm Khê. Cuối tháng 3 - 43 (ngày 6 tháng 2 âm lịch), Hai Bà Trưng hi sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê.

- Cuộc kháng chiến còn tiếp tục đến tháng 11 - 43. Mùa thu năm 44, Mã Viện thu quân về nước, quân đi mười phần, khi về chỉ còn bốn, năm phần.

=> Thể hiện ý chí quật cường, bất khuất của dân tộc.

8 tháng 5 2017

Trong các thế kỉ I — VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta :
- Nhà Ngô chia Châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu (miền đất Âu Lạc cũ).
- Loại trừ người Việt khỏi bộ máy chính quyền, người Hán làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản cấp huyện.
- Tăng cường chính sách bóc lột tàn bạo bằng các loại thuế, lao dịch, đặc biệt là chế độ nộp cống rất nặng nề.
- Đưa nhiều người Hán sang ở, bắt dân ta phải theo pháp luật, phong tục tập quán của người Hán, học tiếng Hán.
- Kinh tế bị kìm hãm, bọn đô hộ độc quyền về sắt, ngoại thương.


Trong các thế kỉ I — VI, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta là:
- Nhà Ngô chia Châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu (miền đất Âu Lạc cũ).
- Loại trừ người Việt khỏi bộ máy chính quyền, người Hán làm Huyện lệnh, trực tiếp cai quản cấp huyện.
- Tăng cường chính sách bóc lột tàn bạo bằng các loại thuế, lao dịch, đặc biệt là chế độ nộp cống rất nặng nề.
- Đưa nhiều người Hán sang ở, bắt dân ta phải theo pháp luật, phong tục tập quán của người Hán, học tiếng Hán.
- Kinh tế bị kìm hãm, bọn đô hộ độc quyền về sắt, ngoại thương.
_Chúc bạn học tốt_

3 tháng 5 2021

-đầu thế kỉ 3 , nhà ngô tách châu Giao thành Quảng Châu(Trung Quốc) và Giao Châu(Âu Lạc cũ)

-đưa người hán sang làm Huyện lệnh

-Lao dịch,cống nạp nặng nề

-đưa người hán sang ở lẫn với dân ta

-bắt dân ta học chữ hán và làm theo phong tục của ngf hán

-thu nhiều thứ thuế nhất là thuế muối và thuế sắt.

 

6 tháng 5 2021

Chính sách các triều đại phương bắc đối với nhân dân ta là:
*Về chính trị:

+ Thiết lập bộ máy cai trị do người Hán nắm giữ đến tận các huyện

+ Dùng mọi thủ đoạn: lực lượng quân sự, mua chuộc, chia rẽ

*Về kinh tế :

+ Đặt nhiều thứ thuế, thuế nặng

+Cống nạp sản vật quý ; Lao dịch nặng nề

*Về văn hóa :

+ Du nhập những phong tục, luật lệ của người Hán vào nước ta
+ Mở trường dạy chữ Hán
+ Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta

* Chính sách thâm hiểm nhất

Là chính sách đồng hóa,
vì muốn biến nước ta thành một phần của lãnh thổ Trung Quốc, dân ta thành dân Trung Quốc.