Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn thơ trên đã gợi nên hình ảnh đất nước ta có nhiều sông, suối, lắm thác, nhiều ghềnh, ấn tượng mạnh nhất là thác( thác Lửa, thác Chông,...). thử hỏi tại sao lại nhiều thác như vậy? Phải chăng nhà thơ có điều muốn nhắn gửi? đúng thế, đó là những bước đi gian khổ, đầy chông gai của dân tộc ta để có được non nước như ngày nay. đoạn trich là hành trình của một con thuyền trên ngàn dặm nước non.
a, Hoán dụ:
- Hình ảnh " khăn" để chỉ nhân vật trữ tình là cô gái. Cô gái thương nhớ người nhưng tình cảm ấy lại được gán cho sự vật là "khăn". Chiếc khăn bồn chồn, lo lắng, đứng ngồi không yên hư cô gái nhớ chàng trai đến thao thức, không ngủ được.
b, Câu thơ có hai hình ảnh ẩn dụ:
Thác - chỉ những khó khăn vất vả, những thử thách. Chiếc thuyền - chỉ con đường cách mạng, chỉ con đường của cả nước non mình.
Câu thơ xây dựng hình ảnh ẩn dụ dựa trên những liên tưởng có thực (thác - khó khăn, con thuyền - sức vượt qua) để nói lên sức sống và sức vươn lên mãnh liệt của cả dân tộc chúng ta.
1.
a, Hoán dụ:
- Hình ảnh " khăn" để chỉ nhân vật trữ tình là cô gái. Cô gái thương nhớ người nhưng tình cảm ấy lại được gán cho sự vật là "khăn". Chiếc khăn bồn chồn, lo lắng, đứng ngồi không yên hư cô gái nhớ chàng trai đến thao thức, không ngủ được.
b, Câu thơ có hai hình ảnh ẩn dụ:
Thác - chỉ những khó khăn vất vả, những thử thách. Chiếc thuyền - chỉ con đường cách mạng, chỉ con đường của cả nước non mình.
Câu thơ xây dựng hình ảnh ẩn dụ dựa trên những liên tưởng có thực (thác - khó khăn, con thuyền - sức vượt qua) để nói lên sức sống và sức vươn lên mãnh liệt của cả dân tộc chúng ta.
2.
Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.
1. Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Đó là các hình ảnh:
- Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
- Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
Với câu trước, tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá hình ảnh chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước (chuyển nghĩa theo biện pháp ẩn dụ): thiên nhiên như cùng có tâm trạng lo lắng trước thử thách mà những người trên thuyền sắp phải đương đầu.
Với câu sau, tác giả sử dụng biện pháp so sánh hình ảnh những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp như những cụ già vung tay hô đám con cháu (chuyển nghĩa theo cơ chế hoán dụ): thiên nhiên như cũng phấn khích trước niềm vui chinh phục và chiến thắng những thử thách cam go để tiến về phía trước.
2. Bài làm
Sự quan sát tinh tế của nhà văn. Bằng sự cảm nhận của thị giác và thính giác, tác giả đã mở ra trước mắt người đọc những vẻ đẹp riêng biệt và độc đáo của vùng sông nước Cà Mau. Qua các động từ “thoát qua”, “đổ ra”, “xuôi giữa dòng” mà tác giả sử dụng đã giúp chúng ta hình dung được cảnh sông nước ở đây. Muốn tới dòng sông Năm Căn rộng lớn ấy phải qua những con kênh rạch nhỏ rất khó khăn, trắc trở. Hình ảnh xuôi dòng đã diễn tả con thuyền đang nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước êm ả sau những phút thăng trầm nơi kênh, rạch. Nghệ thuật miêu tả của tác giả thật đặc sắc, tài tình.
Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vậy, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.
Nguồn loigiaihay