Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I, đọc-hiểu (4đ)
đọc văn bản sau rồi trả lời câu hỏi
nước biển mênh mông không đong đầy tình me
mây trời lồng lộng không phủ kín công cha
câu 1:(2đ) nêu nội dung của văn bản trên? văn bản khuyên nhủ chúng ta điều gì?
câu 2:(1đ) liên hệ bản thân, em cần làm gì để thực hiện lời khuyên nhủ trên?
câu 3:(1đ) tìm từ điệp ngữ trong văn bản và nêu tác dụng của điệp ngữ đó
II, tập làm văn
phát biểu cảm nghĩa về bài 'cảnh khuya' của HCM
Tham khảo
Đề 1:
Các luận điếm cần phải làm sáng rõ về lí và có dẫn chứng sinh động.
– Lợi và hại khi ham thích trò chơi điện tử, truyền hình, ca nhạc,… một cách quá mức :
+ Lợi: tác dụng giải trí.
+ Hại:
– Dành quá nhiều thời gian làm lãng phí thời gian học tập, thời gian cho các hoạt động cần thiết.
– Hại sức khỏe: Các hoạt động trò chơi, ca nhạc hay truyền hình thường khiến người ta ngồi lì một chỗ, ít vận động, cơ thể ít được rèn luyện. Đồng thời khi chơi điện tử, xem truyền hình nhiều làm mắt phải điều tiết mạnh, liên tục.
– Trò chơi điện tử đôi khi gây “nghiện”, gây nhiều hậu quả vô cùng tai hại : bỏ bê học tập, không quan tâm người thân, bạn bè làm mất tình cảm, …
– Thiên nhiên đem lại cho ta sức khỏe, sự hiểu biết và niềm vui vô tận:
+ Thiên nhiên rất rộng lớn, có thể là đồng cỏ xanh, là bầu trời nắng gió, … Những hàng cây xanh ngày ngày thải ô-xi cho chúng ta hít thở không khí trong lành hơn. Màu xanh của cây lá, màu sắc tự nhiên tạo ra cảm giác thoải mái, tinh thần tươi khỏe, ..
+ Thiên nhiên đem cho ta những hiểu biết vô tận về thế giới, giúp ta hiểu rõ hơn về sự phong phú, đa dạng các loài động vật.
+ Khi lớn lên, kỉ niệm về tuổi thơ với thiên nhiên tươi đẹp hay với chiếc điện thoại, máy tính và những bộ phim sẽ khắc sâu hơn trong tâm trí.
– Chúng ta nên sống gần gũi thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên, giảm bớt những trò chơi điện tử vô bổ, những bài hát, bộ phim, không quá say mê vào chúng.
Đề 2:– Giải thích các từ Hán Việt :
+ Nhất, nhị, tam: chỉ thứ tự thứ nhất, thứ hai, thứ ba.
+ Canh: làm canh tác.
+ Trì, viên, điền: theo thứ tự là ao, vườn, ruộng.
– Ý nghĩa của câu tục ngữ:
+ Giá trị kinh tế của các mô hình lao động của nhà nông : Làm ao, tức là nuôi cá, tôm sẽ thu được lợi ích kinh tế cao, tiếp đến là làm vườn (trồng hoa quả), cuối cùng là làm ruộng (trồng lúa, hoa màu).
+ Lời khuyên: Trong kinh tế nông nghiệp, muốn làm giàu nhanh thì nên ưu tiên làm nuôi cá, tiếp làm vườn rồi làm ruộng. Hay có thể kết hợp cả ba kiểu loại. Nên lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện và khai thác tốt điều kiện tự nhiên.
Câu 1. ( 3điểm ) Thế nào là Ca dao, dân ca? Chép nguyên văn và nêu nội dung chính của bài ca dao thứ nhất trong văn bản “ Những câu hát về tình cảm gia đình ”(Ngữ văn 7 tập 1)?
Câu 2. ( 2điểm ) Văn bản “ Cổng trường mở ra” của Lí Lan, thuộc kiểu văn bản nào? Câu văn nào trong văn bản nói lên tầm quan trọng của giáo dục đối với thế hệ trẻ?
Câu 3. ( 3điểm ) Văn bản Nam quốc sơn hà – của Lý Thường Kiệt được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Em hãy:Chép nguyên văn phần phiên âm của bài thơ? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Em hiểu như thế nào về thể thơ đó? Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này là gì?
Câu 4. ( 2điểm ) Chỉ ra sự khác nhau giữa cụm từ “ ta với ta” trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến và “ ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.
Tham khảo
a:Những phần chính là:yêu cầu cần đạt, kiến thức Ngữ văn, đọc, viết, nói và nghe, tự đánh giá, hướng dẫn tự học
Nhiệm vụ cần làm ở lớp là:
+Vận dụng các kiến thức ngữ văn trong quá trình thực hành.
+Trả lời câu hỏi đọc hiểu.
+Làm bài tập thực hành tiếng Việt.
+Làm bài tập thực hành viết.
+Làm bài tập thực hành nói và nghe
Nhiệm vụ cần làm ở nhà là:
+Đọc yêu cầu cần đạt trước và sau khi học.
+Đọc kiến thức ngữ văn để có căn cứ thực hành.
+Tìm hiểu thông tin về thể loại, kiểu văn bản, tác giả, tác phẩm,…
+Đọc trực tiếp văn bản, các câu gợi ý ở bên phải và chú thích ở chân trang.
+Đọc định hướng viết.
b: để nắm rõ mình đang học những kiến thức, gồm những phần gì, nhiệm vụ và yêu cầu của mỗi phần và từ đó, em sẽ chủ động chuẩn bị trước ở nhà để lên lớp thực hành một cách tốt hơn
a)
- Mỗi bài học trong sách Ngữ văn 7 có 7 phần chính: Yêu cầu cần đạt, kiến thức Ngữ văn, đọc, viết, nói và nghe, tự đánh giá, hướng dẫn tự học.
- Những nhiệm vụ mà các em cần làm ở lớp:
+ Vận dụng các kiến thức ngữ văn trong quá trình thực hành.
+ Trả lời câu hỏi đọc hiểu.
+ Làm bài tập thực hành tiếng Việt.
+ Làm bài tập thực hành viết.
+ Làm bài tập thực hành nói và nghe.
- Những nhiệm vụ mà các em cần làm ở nhà:
+ Đọc yêu cầu cần đạt trước và sau khi học.
+ Đọc kiến thức ngữ văn để có căn cứ thực hành.
+ Tìm hiểu thông tin về thể loại, kiểu văn bản, tác giả, tác phẩm,…
+ Đọc trực tiếp văn bản, các câu gợi ý ở bên phải và chú thích ở chân trang.
+ Đọc định hướng viết.
+ Đọc định hướng nói và nghe.
+ Tự đánh giá kết quả đọc hiểu và viết thông qua các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận ở cuối mỗi bài.
+ Đọc mở rộng theo gợi ý và thu thập tư liệu liên quan đến bài học.
b) Theo em, cần biết cấu trúc sách trước khi học để nắm rõ mình đang học những kiến thức, gồm những phần gì, nhiệm vụ và yêu cầu của mỗi phần. Từ đó, em sẽ chủ động chuẩn bị trước ở nhà để lên lớp thực hành một cách tốt hơn.
Tham khảo nhé em~
Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:
“Vừa mới hôm nào nghe trong đó
Nắng lửa liên miên kiệt nước nguồn
Hôm rày đã lại nghe trong nớ
Mười ngày hai trận lũ, mưa tuôn
Thương những hàng cây khô trong cát
Giờ gặp bão giông bật gốc cành
Thương những nấm mồ khô trên cát
Giờ lại ngâm mình trong nước xanh
Thương những mẹ già da tím tái
Gồng lưng chống lại gió mưa giông
Thương những em thơ mờ mắt đói
Dõi nhìn con nước, nước mênh mông
Vẫn biết ngày mai qua bão lũ
Lá vẫn xanh cây, quả ngọt cành
Miền Trung - Cây cột thu lôi ấy
Nhận hết bão giông lại phía mình.”.
Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu cảm của văn bản trên.
Câu 2: (0,5 điểm) Qua khổ thơ đầu, em hãy cho biết đồng bào miền Trung đã liên tục gặp phải những thiên tai gì?
Câu 3: (1,0 điểm) Xét về cấu tạo, các từ bão giông, tím tái thuộc loại từ gì? Đặt câu với 1 trong 2 từ đó.
Câu 4. (1,0) Em hiểu tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua câu thơ:
“Vẫn biết ngày mai qua bão lũ
Lá vẫn xanh cây, quả ngọt cành”
II. TẬP LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm).
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 15 dòng) với chủ đề: Hướng về miền Trung.
Câu 2: (5,0 điểm).
Phát biểu cảm nghĩ về khu vườn nhà em.
Đáp án nak
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
Đọc - hiểu | 1 | Phương thức biểu cảm: biểu cảm trực tiếp. | 0, 5 |
2 | Những thiên tai mà miền Trung liên tục trải qua: hạn hán (nắng lửa ... kiệt nước nguồn) và lũ lụt. | 0,5 | |
3 | - bão giông, tím tái: từ ghép đẳng lập. - Đặt câu theo yêu cầu. | 0,5 0,5 | |
4 | Tác giả muốn nhắn gửi thông điệp đến mọi người: Đồng bào miền Trung sẽ vượt qua khó khăn thử thách, hướng đến một ngày mai tươi sáng. (HS có cách diễn đạt khác nhưng phù hợp vẫn cho điểm). | 1,0 | |
Phần Tạo lập văn bản | 1. | a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn b. Xác định đúng vấn đề , chủ đề của đoạn văn. c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể trình bày theo hướng sau: - Đồng bào miền Trung đang phải chịu nhiều khó khăn, thử thách bởi thiên tai liên tiếp, gây ra nhiều thiệt hại về người và của. - Những tin tức về miền Trung thường xuyên được cập nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng, thu hút sự quan tâm của nhân dân cả nước. - Hơn lúc nào hết, mọi người cần sẻ chia những đau thương, mất mát và chung tay giúp đỡ đồng bào miền Trung ruột thịt. - Liên hệ bản thân. d. Sáng tạo: HS có thể có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. | 0,25 0,25 1,0
0,25 0,25
|
2 | a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, kết bài. | 0,25 | |
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận. | 0,25 | ||
c. Triển khai vấn đề: Viết bài văn nghị luận. Có thể trình bày theo hướng sau: 1. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu về khu vườn nhà em. Ví dụ: Em sinh ra ở nông thôn nên vì thế mảnh vườn nhà đã trở thành một nơi quen thuộc. Và cũng ở nơi ấy, tâm hồn em trở nên sinh động bởi hương hoa và tiếng chim ca hát suốt ngày. 2. Thân bài: * Biểu cảm về cảnh quan khu vườn: Khu vườn có từ bao giờ? Do ai thiết kế, ai chăm sóc? Diện tích và cách trồng loại cây trong khu vườn như thế nào? Cảm xúc của em khi đứng trước khu vườn vào các thời điểm khác nhau ra sao? * Biểu cảm về các loại cây, hoa: Vườn có những loại hoa, quả gì? Cảm xúc đối với mỗi loài hoa, quả ấy? Loài cây, hoa, quả nào có ấn tượng đặc biệt đối với bản thân em? ... * Cảm xúc của bản thân về những kỉ niệm cùng khu vườn: Em có nững kỉ niệm đáng nhớ nào đối với khu vườn? Kể và bộc lộ cảm xúc về một trong những kỷ niệm đó. 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về khu vườn. Ví dụ: Em yêu khu vườn và vì thế tôi cũng khát khao làm được nhiều việc có ích cho đời, nhiều việc có ích ... và dù đi đâu cũng luôn nhớ về khu vườn nhà em. | 4,0
0,5
1,0
1,0
1,0
0,5 | ||
d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. | 0,25 | ||
e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV. | 0,25 |
Nhanh em k nha
Có Đề huyện hòa vang em gửi card 500k nha