K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 1 2018

=> Đáp án A

27 tháng 8 2023

Tham khảo:

Những câu hỏi trong bài thơ không hướng tới một đối tượng cụ thể nào. Những câu hỏi này có tác dụng bày tỏ thái độ, nỗi niềm, cảm xúc của tác giả.

Trong câu hỏi đầu tiên ‘‘Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” như một lời trách móc nhẹ nhàng của người con gái.

Trong câu hỏi thứ hai “Có chở trăng về kịp tối nay?” là một câu hỏi tu từ thể hiện niềm hi vọng, tình yêu thương thầm kín của tác giả.

Trong câu hỏi cuối bài “Ai biết tình ai có đậm đà?” câu hỏi này làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời.

16 tháng 9 2021

Tâm trạng nôn nao, vồ vập khi đứng trước cái đẹp. Cảm nhận về một hiện tại ngắn ngủi của thân phận đau thương Cảm nhận sự ngắn ngủi của kiếp người trước quy luật nghiệt ngã của thời gian. Tâm trạng lo âu vì đêm mai không còn trăng nữa.

16 tháng 9 2021

bài e làm trắc nghiệm nên chỉ đc chọn 1 trong 4 thôi anh/chị giúp e đc ko

 

6 tháng 11 2016

dàn ý nha

1. Giới thiệu: Tác giả, tác phẩm và vấn đề cần phân tích.

- Tác giả Nguyễn Tuân: Nhà văn có phong cách tài hoa, uyên bác, luôn gắn bó với cái đẹp, thiên lương.

- Chữ người tử tù: là tác phẩm ca ngợi cái đẹp, lòng ngưỡng mộ cái đẹp và sức mạnh của thiên lương. Điều ấy được bộc lộ không chỉ qua hình tượng Huấn Cao mà còn ở cả nhân vật viên quản ngục.

2. "… một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ" (Phân tích hoàn cảnh sống của viên quản ngục):

- Làm quan chức trong ngục.

- Nơi quản ngục sống: đề lao nơi "người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc".

- Nơi đó, bọn lính ngục đã hành hạ người tù bằng những thói "tiểu nhân thị oai".

- Sống trong hoàn cảnh như vậy, con người dễ bị tha hoá, càng ngày càng dễ dấn sâu vào bùn lầy.

3. "…một thanh âm trong trẻo": viên quản nguc (phân tích tính cách, tâm hồn viên quản ngục)

- Ông là người biết yêu quý cái đẹp, yêu quý chữ viết đẹp của Huấn Cao mà ông xem là báu vật; Ông có sở nguyện cao quý: được treo trong nhà một bức châm có chữ của Huấn Cao.

- Đó là tình cảm cao thượng bền bỉ, có ngay từ khi ông "đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền", cho đến bây giờ đã là một người"tóc hoa râm, râu ngả màu".

- Do yêu quý cái đẹp, ông yêu quý, kính trọng người tạo ra cái đẹp: Huấn Cao. Điều đó đã được bộc lộ qua hành vi, suy nghĩ của ông:

+ Ông "biệt nhỡn liên tài" đối với Huấn Cao.

+ Ông đã "biệt đãi" Huấn Cao - một người tử tù. Đó là một việc làm không đúng bổn phận của nhà chức trách, có thể nguy hại đến tính mạng bản thân và gia đình.

+ Ông nhún nhường trước người tử tù: bị xua đuổi, không tức giận, lễ phép lui ra với câu nói "xin lĩnh y".

+ Ông mong Huấn Cao dịu lại tính nết để ông trình bày sở nguyện xin chữ của Huấn Cao.

+ Khi Huấn Cao cho chữ, viên quản ngục đã "khúm núm" nhận chữ.

+ Được Huấn Cao khuyên rời khỏi hoàn cảnh "hỗn loạn xô bo", ông đã chân thành rơi lệ và "bái lĩnh".

Đó là hình tượng tiêu biểu cho người có lòng yêu quý cái đẹp, cho tấm lòng "trọng nghĩa liên tài". Ông là "một đóa sen thơm ngát trong chốn bùn lầy".

Ví tấm lòng của nhân vật quản ngục như "một thanh âm trong trẻo giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ", Nguyễn Tuân đã thể hiện sự ngợi ca đối với viên quản ngục, đối với những người biết yêu quý cái đẹp, thiên lương. Cùng với hình tượng Huấn Cao, hình tượng viên quản ngục đã góp phần việc thể hiện chủ đề của tác phẩm: Quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp và thái độ đối với cái đẹp, sức mạnh của cái đẹp, đồng thời cũng kín đáo bày tỏ tấm lòng yêu nước thầm kín của Nguyễn Tuân.

7 tháng 11 2016

Cảm ơn bạn nhiều nhé....!!!!

30 tháng 3 2021

Bạn tham khảo nhé !

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Câu thơ mở đầu là câu hỏi tu từ với nhiều sắc thái. Vừa là câu hỏi nhưng lại gợi cảm giác như lời trách nhẹ nhàng và cũng là lời mời gọi thiết tha của cô gái thôn Vĩ với nhà thơ. Song đây cũng là lời nhà thơ tự trách mình, tự hỏi mình, là ước ao thầm kín của người đi xa mong được về lại thôn Vĩ. Câu thơ bảy chữ nhưng chứa bảy thanh bằng đi liền nhau làm cho âm điệu trách móc cứ dịu nhẹ đi, lời trách nhẹ nhàng mà tha thiết và bâng khuâng. Thôn Vĩ có cái gì đặc biệt và hấp dẫn mà lời mời lại tha thiết đến vậy? Câu hỏi thấm thía một nỗi niềm nuối tiếc, day dứt vọng lên từ trong lòng nhà thơ khi giờ đây dù thôn Vĩ có thơ mộng đến đâu thì thi sĩ cũng chỉ có thể trở về trong tâm tưởng. Thơ Hàn Mặc Tử là thơ hướng nội. Câu hỏi "Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?" có thể là câu tự văn của chính bản thân ông. "Anh" ở đây là đại từ nhân xưng được dùng ở ngôi thứ nhất, chứ không phải ngôi thứ hai. Một câu hỏi mang tính chất giãi bày. Câu thơ thể hiện niềm nuối tiếc. Dòng thơ đượm buồn, có pha chút hối hận. Cả bài Đây thôn Vĩ Dạ phải chăng là để trả lời câu hỏi đã đạt ra ở câu đầu tiên của bài thơ