Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 : Phương thức biểu đạt chính : Miêu tả
Câu 2 : Biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ là :
+ So sánh : Qua nghệ thuật so sánh khiến ta cảm thấy cảnh cây dừa như đẹp hơn, có cái gì đó của sự ung dung mang hình ảnh của một người lính đứng gác nhưng vẫn nhẹ nhàng, tay cầm chắc súng.
+ Nhân hóa : Với nghệ thuật nhân hóa, Trần Đăng Khoa đã khắc họa rõ nét những hành động của cây dừa như : " Dang tay", " Gật đầu", " Đủng đỉnh ",... cho ta thấy hình ảnh dừa được miêu tả thật sinh động và thật gần gũi , có gì đó "giống như một con người".
Câu 3 :
Qua ngòi bút đầy tinh tế của Trần Đăng Khoa, bức tranh làng quê yên bình được tái hiện qua hình ảnh cây dừa hiện lên trong mắt ta :
Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
Trời trong đầy tiếng rì rào
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra...
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi
Hình ảnh đó thật quen thuộc đối với làng quê yêu dấu, với những rặng dừa che chở, bao bọc, gần gũi như một người bạn đã trở thành một dấu ấn in đậm trong đời sống của người dân Việt Nam. Hơn hết, cây dừa còn là hiện thân của con người trong thơ Trần Đăng Khoa, với những phẩm chất cao quý, ung dung, hiên ngang và chứa đựng một niềm tự hào sâu sắc, yêu quê hương nồng nàn trong họ.
Câu 4 :
Quê hương hiện ra trước mắt mỗi người con yêu nước là một hình ảnh hết sức thân thuộc và gần gũi, bởi lẽ, đó là nơi ta sinh ra và lớn lên, là nơi bao người thân ta sống và đùm bọc nhau trong tình yêu thương da diết , nồng nàn. Có ngọn gió mỗi trưa hè đùa nghịch với cái nắng rát bỏng, có cánh đồng bát ngát cánh cò với khóm tre xanh thân thương, rặng dừa cao vút, thẳng tắp, ung dung như người lính năm nào trong thơ Trần Đăng Khoa,...Tất cả thổi vào tâm hồn ta hai tiếng thiêng liêng : Quê hương ! Ôi ! Yêu biết mấy những con người mộc mạc, chất phác giản dị, hiền lành , bao đời chung sống trong một mái nhà Tổ quốc. Quê hương như máu thịt, mãi mãi sống trong lòng ta ...
a, Các đoạn văn thể hiện đúng dự kiến của nhà văn:
+ Nội dung và giọng điệu của đoạn mở đầu và đoạn kết thúc để ngợi ca vẻ đẹp rừng xà nu, tượng trưng cho tinh thần quật khởi của đồng bào Tây Nguyên
- Giống nhau: đoạn mở và kết đều tả cảnh rừng xà nu, tạo nên kết cấu vòng tròn, khiến bố cục chặt chẽ, tập trung làm nổi bật chủ đề tác phẩm, gợi cho người đọc liên tưởng “mở rộng vấn đề”
- Khác nhau: Hai đoạn miêu tả rừng xà nu cụ thể bằng những chi tiết nghệ thuật giữa sức tạo hình giúp câu chuyện thêm hấp dẫn, cuối đoạn hình ảnh những cây xà nu bất diệt như sức sống của con người.
b, Qua việc tìm hiểu các giai đoạn sáng tác Rừng xà nu của nhà văn Nguyên Ngọc chúng ta cần rút ra:
+ Trước khi viết hoặc kể chuyện cần suy nghĩ, dự kiến trước các phần mở- kết bài.
+ Cần đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng và thu hút người đón nhận.
1. Mở bài
– Kể giới thiệu gia cảnh bố mẹ Sọ Dừa
– Sự ra đời thần kì và hình ảnh dị dạng của Sọ Dừa.
2. Thân bài
Lần lượt kể các sự việc sau:
– Sọ Dừa đi chăn bò cho nhà Phú ông những tưởng sẽ rất khó khăn nhưng cậu chăn rất giỏi.
– Phú ông cắt cử ba cô con gái đưa cơm cho Sọ Dừa.
+ Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa.
+ Cô út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.
– Cô út nhiều lần bắt gặp Sọ Dừa biến thành chàng trai tuấn tú khôi ngô đem lòng yêu thương chàng.
– Sọ Dừa đòi mẹ sang hỏi cho mình con gái Phú ông.
– Hai cô chị xấu tính nên từ chối. Cô út vì biết được thân hình của Sọ Dừa nên cúi mặt, e lệ bằng lòng,
– Sọ Dừa đi thi. Trước khi đi còn dặn dò và trao cho vợ những vật hộ thân.
– Hai cô chị bày mưu ác rồi đẩy cô em vào bụng cá.
– Cô em không chết, giạt vào sống ở đảo hoang rồi may mắn nhờ vào những vật hộ thân mà gặp được chồng mình.
3. Kết bài
– Hai cô chị thấy cô em trở về thì xấu hổ bỏ đi biệt tích.
– Vợ chồng quan trạng từ đấy sống hạnh phúc bên nhau.
Dàn ý: Kể lại Truyện cổ tích “Sọ Dừa”
1. Mở bài
– Kể giới thiệu gia cảnh bố mẹ Sọ Dừa
– Sự ra đời thần kì và hình ảnh dị dạng của Sọ Dừa.
2. Thân bài
Lần lượt kể các sự việc sau:
– Sọ Dừa đi chăn bò cho nhà Phú ông những tưởng sẽ rất khó khăn nhưng cậu chăn rất giỏi.
– Phú ông cắt cử ba cô con gái đưa cơm cho Sọ Dừa.
+ Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa.
+ Cô út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.
– Cô út nhiều lần bắt gặp Sọ Dừa biến thành chàng trai tuấn tú khôi ngô đem lòng yêu thương chàng.
– Sọ Dừa đòi mẹ sang hỏi cho mình con gái Phú ông.
– Hai cô chị xấu tính nên từ chối. Cô út vì biết được thân hình của Sọ Dừa nên cúi mặt, e lệ bằng lòng,
– Sọ Dừa đi thi. Trước khi đi còn dặn dò và trao cho vợ những vật hộ thân.
– Hai cô chị bày mưu ác rồi đẩy cô em vào bụng cá.
– Cô em không chết, giạt vào sống ở đảo hoang rồi may mắn nhờ vào những vật hộ thân mà gặp được chồng mình.
3. Kết bài
– Hai cô chị thấy cô em trở về thì xấu hổ bỏ đi biệt tích.
– Vợ chồng quan trạng từ đấy sống hạnh phúc bên nhau.
Văn bản “Nơi dựa”
- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết
- Hình tượng nhân vật:
+ Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi
+ Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững
→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống
Bài “Thời gian”
+ Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian
+ Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian
- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”
+ “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng
+ Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt
- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng
- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát
Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian
- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian
c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền
Văn bản “Mình và ta”
- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật
- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.
- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.
- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.
- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.
- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc
- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.
a) - Sử dụng từ “ai” – đại từ phiếm chỉ để mở đầu bài ca dao, chỉ chung tất cả mọi người - để mở đầu bài ca để chỉ các thế lực ngăn cản tình cảm nam nữ xuất hiện nhiều lần
+ Gợi ra sự than trách nghe xót xa, ngậm ngùi
b, Cặp ẩn dụ Sao Hôm- sao Mai và mặt Trăng- mặt Trời (để chỉ hai người xứng đôi vừa lứa)
- Biện pháp so sánh “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”: tình duyên bị ngăn cách nhưng lòng người đơn phương vẫn chờ đợi, mong mỏi ngày gặp
- Sử dụng hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ (tính bền vững) gắn với đời sống của con người, để dễ liên tưởng, cũng là để khẳng định tính thủy chung, son sắt của lòng người.
- Hình ảnh thiên nhiên gần gũi đời sống, có vẻ đẹp riêng, ngụ ý, diễn tả tâm hồn
c, Câu cuối sử dụng biện pháp so sánh nhằm thể hiện dù mình không nhớ ta thì ta
+ Sao Vượt tên gọi cổ của sao Hôm, đặc tính, mọc sớm vào buổi chiều, sao lên tới đỉnh của bầu trời thì trăng mới mọc
+ Câu thơ khẳng định tấm lòng chung thủy, nghĩa tình son sắt và ý chí vượt qua những rào cản của tình yêu.