Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HƯỚNG DẪN
- Hai hướng chính của địa hình nước ta là tây bắc - đông nam (thể hiện rõ rệt từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã với các dãy núi Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh, Trường Sơn Bắc) và hướng vòng cung (thể hiện ở vùng núi Đông Bắc với các cánh cung nổi bật như Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều và dãy núi Trường Sơn Nam).
- Hướng núi được hình thành trong giai đoạn Tân kiến tạo, chủ yếu do hướng của các mảng nền cổ quy định.
+ Vùng núi Đông Bắc: Các mạch núi khi nâng lên ở Đông Bắc có hướng vòng cung theo rìa mảng nền cổ Hoa Nam và mảng nền vòm sông Chảy.
+ Vùng núi Tây Bắc: Các dãy núi được nâng lên theo hướng của các mảng nền cổ hướng tây bắc - đông nam tại địa máng Đông Dương (khối nền cổ Hoàng Liên Sơn, Pu Hoạt, Rào Cỏ...).
+ Vùng núi Trường Sơn Nam: Các mạch núi được nâng lên xung quanh rìa của khối nền cổ rộng lớn Kon Tum, nối liền với nhau tạo nên hướng núi vòng cung của Trường Sơn Nam.
Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao,.
thấp dần từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng (sgk Địa lí 12 trang 29)
=> Chọn đáp án C
Giải thích: Mục 2 – ý a, SGK/30 địa lí 12 cơ bản.
Đáp án: B
Giải thích: Mục 2 – ý a, SGK/30 địa lí 12 cơ bản.
Đáp án: C
Giải thích: Mục 1 – ý b, SGK/29 địa lí 12 cơ bản.
Đáp án: C.
HƯỚNG DẪN
- Căn cứ vào màu sắc thể hiện độ cao ở trang 6-7 (Hình thể) để nêu biểu hiện về hướng nghiêng của địa hình nước ta theo tây bắc - động nam: phía tây và tây bắc chủ yếu là đồi núi, cao nhất là ở Tây Bắc; phía đông và đông nam phần lớn là đồng bằng có độ cao nhỏ; chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng là đồi trung du (ở Bắc Bộ), gò đồi (ở Trung Bộ), bán bình nguyên (Đông Nam Bộ) thấp dần từ phía các cao nguyên Nam Trung Bộ về phía Đồng bằng sông Cửu Long.
- Tương tự như các vận động kiến tạo khác, vận động Anpơ - Himalaya có cường độ lớn nhất ở tâm và càng ra ngoài rìa thì cường độ càng yếu.
- Nước ta nằm ở rìa Đông Nam của vận động Anpơ - Himalaya trong Tân kiến tạo; tây bắc gần tâm hơn là đông nam, nên địa hình ở phía tây bắc chịu tác động nâng lên mạnh hơn ở phía đông nam, làm cho địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
Chọn: A.
Qúa trình xâm thực mạnh ở miền đồi núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông không phải là đặc điểm cấu trúc địa hình, đây là biểu hiện của địa hình miền nhiệt đới ẩm gió mùa. Đặc điểm cấu trúc địa hình bao gồm tuổi địa hình, hướng nghiêng, hướng núi.