K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 9 2018

Nếu như câu 2 tập trung vẽ ra cảnh núi non trùng điệp kéo dài bao la qua thủ pháp điệp ngữ thì câu 4 vẽ ra tư thế đĩnh đạc, đường hoàng cũng như tâm thế sảng khoái bay bổng của thi nhân. Dường như ta bắt gặp nhà thơ đang dang rộng bàn tay như muốn ôm cả non sông đất trời, đón nhận cảnh sắc thiên nhiên bao la, khoáng đạt trong niềm sung sướng của một con người vừa vượt qua một chẳng đường đi vất vả. Hình tượng nhân vật trữ tình trong câu 4 vững chãi và kì vĩ giữa cái bao la của đất trời.

    Song hai câu thơ không chỉ có ý nghĩa miêu tả mà còn là một bài học thấm thía, sâu sắc mà ngắn gọn về đường đời: nếu kiên trì, chịu khó vượt qua gian lao chồng chất, nhất định sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

24 tháng 2 2017

Bác Hồ từng tự sự: "Ngâm thơ ta vốn không ham / Nhưng mà trong ngục biết làm sao đây?". Và bởi thế, ra đời trong những năm tháng Bác bị giam cầm, tập thơ "Nhật kí trong tù” từng được ví như một đoá hoa mà vô tình văn học Việt Nam nhặt được bên đường. Toát lên từ tập thơ là một tinh thần "thép" rắn rỏi, lạc quan: “Từ những bài thơ viết trong hoàn cảnh nhà tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo và mục nát toát ra một phong thái ung dung, một khí phách hào hùng, một ý chí sắt đá, một tinh thần lạc quan cách mạng không gì lay chuyển nổi”. Bài thơ "Đi đường" là một trong những số ấy.

“Tài lộ tài tri tẩu lộ nan

Trùng san chi ngoại hựu trùng san

Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian”.

Bài thơ được dịch là:

“Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Bài thơ ra đời trong những năm tháng Bác Hồ bị bắt giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bác bị chúng giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác. Đường chuyển lao không những dài dặc mà còn vô cùng gian lao, phải trải qua núi non trùng diệp và những vực thẳm hun hút hiểm sâu. Nhưng dẫu vậy, từ trong khổ đau vẫn bừng lên ý chí “thép” mang đậm phong cách Hồ Chí Minh. Bài thơ “Đi đường” - “Tẩu lộ” đã thể hiện rõ điều đó.

“Đi đường mới biết gian lao”

Câu thơ là một nhận định nhưng đồng thời cũng là một chân lí: Có đi đường mới biết những sự vất vả, khó khăn của việc đi đường. Vậy những điều “nan”, “gian lao” ấy là gì?

“Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"

Đường chuyển lao là những con đường đi qua các vùng núi hiểm trở của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tầng tầng lớp lớp những ngọn núi tiếp nối nhau chạy mãi đến chân trời. Hết ngọn núi này lại đến ngọn núi khác. vậy nên mới có hình ảnh “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Trong nguyên văn chữ Hán là “Trùng san chi ngoại hựu trùng san”. “Trùng san” có nghĩa là trùng trùng lớp lớp núi cao; “hựu” là “lại", câu thơ mang ý nghía: trùng trùng núi cao bên ngoài lại có núi cao trùng trùng. Một câu thơ mà có tớỉ hai chữ “trùng san", huống chi lại có chữ “hựu”, bởi vậy, câu thơ nguyên gốc gợi nên hình ảnh những đỉnh núi nhọn hoắt cao vút trời xanh trập trùng chạy mãi đến chân trời. Con đường ấy, mới chỉ nhìn thôi đã thấy đáng sợ. Nếu tù nhân là một người tù bình thường, ắt hẳn họ đã bị nỗi sợ hãi làm cho yếu mềm, nhụt chí. Nhưng người tù ấy lại là một người cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh. Và bởi vậy, hai câu thơ cuối bài đã thực sự thăng hoa:

“Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian”

Hai câu thơ được dịch khá sát là:

“Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Sau những vẩt vả, nhọc nhằn của con đường leo núi, khi đã lên đến tận đỉnh người tù cách mạng được chứng kiến một hình ảnh vô cùng hùng vi “muôn trùng nước non”. Theo tâm lí thông thường, trên con đường gian lao trập trùng đồi núi, khi lên đến đỉnh, con người dễ lo lắng, mệt mỏi khi nghĩ đến con đường xuống núi dốc thẳm cheo leo và những quả núi ngút ngàn khác. Nhưng Hồ Chí Minh thì ngược lại. Điều Người cảm nhận là niềm ty hào, sung sướng khi được đứng từ trên đỉnh cao chiêm ngưỡng sự hùng vĩ bao la của nước non, vũ trụ. Hình ảnh “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” thật hào sảng. Nó gợi đến hình ảnh bé nhỏ của con người đang đối diện trước cái mênh mông, trập trùng của giang san. Con người ấy không choáng ngợp trước sự kì vĩ của đất trời mà rất vui sướng, bồi hồi như lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy gương mặt của nước non. Chính cảm quan ấy đã nâng vị thế con người sánh ngang tầm non nước. Đứng trước một sự thật khách quan, mỗi con người có một cảm nhận khác nhau. Cảm nhận ấy phụ thuộc vào thế giới quan và bản lĩnh của con người, ở Hồ Chí Minh Người đã có những cảm nhận lạc quan, tươi sáng về cuộc đời. Người không bị cái nhọc nhằn của thể xác lấn át đi ước mơ, khát vọng và lí tưởng mà ngược lại, đã vượt qua gian lao để khẳng định ý chí bền bỉ, sắt đá và niềm lạc quan, tin tưởng vào cách mạng của bản thân mình. Đó là tinh thần thép là vẻ đẹp tâm hồn Bác.

Bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" không chỉ là bức tranh về con đường chuyển lao đầy rẫy nhọc nhằn trở ngại, đó còn là bức tranh chân dung tinh thần tự họa Hồ Chí Minh. Từ bài thơ, người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi, đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng. Và như thế, bài thơ "Đi đường" - "Tẩu lộ" cùng với nhiều bài thơ khác trong tập thơ "Nhật kí trong' tù" thực sự là một đoá hoa đáng trân trọng của văn học Việt Nam.


5 tháng 2 2022

Em tham khảo nhé:

Hình ảnh “lá vàng” gợi đến sự tàn phai, rơi rụng. Nhưng đầu xuân sao lại có “lá vàng”? "Lá vàng rơi trên giấy”, giấy ấy chính là “Giấy đỏ buồn không thắm”. Hình ảnh “lá vàng” gợi đến thân phận ông đồ trong bài thơ. Ông đã bị xã hội bỏ rơi, ông đã gắng níu kéo cuộc đời thầm lặng bẽ bàng ngồi bên lề phố “đông người qua” nhưng so với thời đại mới đang sục sôi, bon chen thì ông chỉ là chiếc lá úa tàn đang rụng rơi cay đắng. Nỗi buồn ấy âm thầm và tê tái, nó khiến cơn mưa xuân vốn chứa đựng sức sống bền bỉ, dai dẳng cũng trở thành đìu hiu, xót xa: “Ngoài giời mưa bụi bay”. “Giời” chứ không phải là “trời”. Đó là cách gọi của dân gian, của những “người muôn năm cũ", trong đó có ông đồ. Câu thơ gợi cái ngước nhìn buồn thẳm của ông trước làn mưa bụi nhạt nhòa. Dẫu chỉ là mưa bụi, mưa bay nhưng nó cũng đủ sức xóa mờ đi dấu vết của cả một lớp người. Âu cũng bởi lớp người ấy quá mong manh, bé nhỏ!

5 tháng 2 2022

Refer:

Hai câu thơ cuối của khổ thơ trên là hai trong số những câu thơ hay nhất của bài thơ. Cái khung cảnh "lá vàng rơi " nói lên một bầu không khí u buồn ảm đạm hiu quạnh, sự tàn phai rơi rụng. Không những thế, lá vàng lại còn rơi trên giấy, ông đồ không buồn nhặt mà cứ để nó rơi hoài, rơi hoài. Dường như phủ đi cả giấy lẫn hình ảnh ông đồ vào quên lãng. Đọc đến đây thôi ta cũng cảm thấy tâm trang buồn tan nát của ông đồ. Một thời huy hoàng nay còn đâu! Ta để ý rằng, ở đây đang mùa xuân. Vậy mà tại sao? Tại sao vẫn có những chiếc lá vàng rơi lả tả trên trang giấy? Tại sao có hình ảnh lá vàng rơi trong mùa xuân đang tràn ngập ấm áp? Phải chằng hình ảnh ông đồ chính là chiếc lá vàng, chiếc lá sót lại vẫn đang cố gắng níu giữ thời gian đã qua? Nhưng rồi, chuyện tới thì cũng phải tới. Lá cũng rơi và ông đồ thì không ai hay. Ở đây là mùa xuân vậy mà mưa không phơi phới bay. Ông đồ với dáng người gầy gò, ốm yếu dường như cũng bị vùi lấp nhạt nhòa dần trong làn mưa bụi. Mưa dường như cũng khóc thương cho tình cảnh éo le tội nghiệp của ông đồ. Hai câu thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc đã diễn tả vô cùng hoàn mĩ hình ảnh éo le xuất hiên mỗi lúc một mờ dần và đến khổ thơ cuối cùng thì không còn nữa. Với thể thơ ngũ ngôn và từ ngữ gợi cảm giàu sức tạo hình có nghệ thuật cao phù hợp phù hợp diễn tả tâm tình sâu sắc của nhà thơ. Qua đó, tác giả bày tỏ sự luyến tiếc cho một nét đẹp đã bị phai tàn và nhắn nhủ tới người đọc hãy biết trân trong những phong tục tốt đẹp đang còn tồn tại vì nó thể hiện một cốt cách con người Việt Nam.

1) giới thiệu tập thơ" nhật ký trong tù" của chủ tịch HCM2) em hãy so sánh đối chiếu giữa nguyên tác với bản dịch nghĩa và bản dịch thơ của bài thơ " đi đường"3) tìm và phân tích giá trị của phép điệp ngữ đc sử dụng nhiều lần trong bài thơ " đi đường" khoảng 12-15 câu4) trong tập thơ " nhật ký trong tù" có những câu thơ- sống ở trên đời người cũng vậygian nan rèn luyện mới thành...
Đọc tiếp

1) giới thiệu tập thơ" nhật ký trong tù" của chủ tịch HCM

2) em hãy so sánh đối chiếu giữa nguyên tác với bản dịch nghĩa và bản dịch thơ của bài thơ " đi đường"

3) tìm và phân tích giá trị của phép điệp ngữ đc sử dụng nhiều lần trong bài thơ " đi đường" khoảng 12-15 câu

4) trong tập thơ " nhật ký trong tù" có những câu thơ

- sống ở trên đời người cũng vậy

gian nan rèn luyện mới thành công

- nghĩ mình trong bước gian truân

tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng 

a) những ý thơ trên giống với Ý thơ nào trong bài thơ " đi đường"

b) có thể rút ra bài học gì từ những câu thơ này

c) từ các câu thơ trên hãy viết thành một đoạn văn. Trong đoạn văn có sử dụng câu trần thuật để bộc lộ cảm xúc, câu trần thuật để thể hiện nghi vấn

0
LUYỆN TẬP BÀI NHỚ RỪNGBÀI TẬP SỐ 1Cho câu thơ:“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu”Câu 1: Chép chính xác khổ thơ có câu thơ trên. Cho biết tên bài thơ và nêungắn gọn hiểu biết của em về tác giả.Câu 2: Chỉ rõ trình tự mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình - con hổ - trong bàithơ.Câu 3: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, phân tích để làm rõ thânphận và tâm trạng của con hổ...
Đọc tiếp

LUYỆN TẬP BÀI NHỚ RỪNG

BÀI TẬP SỐ 1
Cho câu thơ:
“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu”
Câu 1: Chép chính xác khổ thơ có câu thơ trên. Cho biết tên bài thơ và nêu
ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả.
Câu 2: Chỉ rõ trình tự mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình - con hổ - trong bài
thơ.
Câu 3: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, phân tích để làm rõ thân
phận và tâm trạng của con hổ được thể hiện qua khổ thơ nói trên.

BÀI TẬP SỐ 2
Cho câu thơ:
“ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối”
Câu 1: Chép 9 câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.
Câu 2: Trong đoạn thơ em vừa chép kiểu câu (phân theo mục đích nói) nào
được sử dụng chủ yếu? Chúng được dùng trực tiếp hay gián tiếp? Nêu ngắn gọn
hiệu quả của việc sử dụng kiểu câu ấy trong việc biểu đạt nội dung đoạn thơ.
Câu 3: Câu thơ:"Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?" xét theo mục đích nói
thuộc những kiểu câu gì?
Câu 4: Viết đoạn văn 15 câu trình bày theo cách diễn dịch làm rõ ý của câu chủ
đề sau “Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình lộng lẫy hiện ra giữa nỗi nhớ tiếc khôn
nguôi và tâm trạng uất hận của con hổ khi sa cơ, thất thế. ”

2
15 tháng 4 2020

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Thế Lữ - Nhớ rừng

Mạch cảm xúc: hiện tại - quá khứ - hiện tại

15 tháng 4 2020

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Câu nghi vấn

27 tháng 2 2022

Nghệ thuật là điệp ngữ, câu hỏi tu từ

Tác dụng: Thể hiện nỗi nhớ da diết một thời vàng son của hổ khi còn là "Chúa sơn lâm"