Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Câu 1: "sang" nghĩa là sang trọng, cao sang. một cách nói, một lối sống một quan niệm nhân sinh và ứng xử tuyệt đẹp. vượt lên trên gian khổ, khắc nghiệt là sang. chỉ có cháo bẹ rau măng, chỉ có bàn đá chông chênh mà vẫn sang, sang vì tin tưởng lạc quan về con đường cách mạng đánh Nhật đuổi Tây nhất định thắng lợi. sang vì lí tưởng, vì đời sống tinh thần lạc quan,tâm hồn phong phú, ung dung tự tại
Câu 2: Bác nói như thế không phải là nêu lên cái thiếu thốn mà để thể hiện sự mong muốn được thưởng thức trọn vẹn cái đẹp. – Qua hai câu đầu, em thấy Bác không chỉ là một người Cách mạng, người chiến sĩ mà còn là một người nghệ sĩ đích thực.
Chúc em học tốt
Tức cảnh Pác Bó là một trong những bài thơ tứ tuyệt tiêu biểu cho phong cách thơ Hồ Chí Minh. Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tin mãnh liệt và nghị lực phi thường của Bác trong hoàn cảnh sống và làm việc giữa núi rừng Việt Bắc, sau mấy chục năm trời xa cách đất nước và dân tộc.
"Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang."
Câu 1:
=> Sau 30 năm hoạt động cách mạng ở nước, tháng 2-1941 Bác trở về tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Khi đó, sống và làm việc trong một nơi có đièu kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này
Câu 2:
=> Bài thơ thuộc thể thơ "Thất ngôn tứ tuyệt"
=> Một vài bài thơ mà em đã học là: Sông núi nước Nam, Ngắm Trăng, Rằm tháng giêng, Xa ngắm thác núi lư,....
Câu 3:
=> Tức cảnh là ngắm cảnh mà có cảm xúc, nảy ra tứ thơ, lời thơ. (Khi Bác ngắm cảnh vật ở Pac Bó, Bác có cảm xúc, nảy ra ý thơ , lời thơ.)
Câu 4:
=> Cân đối: sáng-tối, ra- vào diễn tả nếp sống đã thành thói quen trong hoàn cảnh đặc biệt
Câu 5:
- Câu thứ hai là một nét cười đùa, cho biết thức ăn của con người ở sông suối thật đầy đủ, đầy đủ tới dư thừa.
- Câu thơ cũng có thể hiểu là sự gian khổ, thiếu thốn về vật chất của con người Cách Mạng.
- Em chọn cách hiểu thứ hai. Vì câu thơ này thực chất là nói lên sự vất vả, khổ cực của Bác khi ở Pác Bó, dù khó khăn nhưng Bác vẫn chịu đựng và tìm ra con đường Cách Mạng đúng dắn cho dân tộc Việt Nam
Câu 6:
=> Tự do trong bài thơ “tức cảnh pác bó” với cảm hứng mất tự do trong “nhớ rừng”, từ đó lý giải vì sao hồ chí minh khẳng định “ cuộc đời cách mạng thật Ɩà sang”.
Câu 7,8 : Làm đoạn văn tự làm ạ
Cop ở đâu mà nhanh vậy em, câu 7,8 sao không làm giúp người ta luôn đi?
Qua bài thơ "tức cảnh pác bó" đã cho ta thấy được Bác là một con người có tinh thần lạc quan và ung dung,hòa mình vào thiên nhiên.Bài thơ"tức cảnh pác bó" nói lại hoàn cảnh sống vô cùng khó khăn,thiếu thốn của Bác.Mỗi ngày ở trong hang chỉ ăn cháo ngô với rau măng để sống qua ngày.Trời ở bắc lúc bấy giừo vô cùng rét nhưng Bác vẫn ở trong hang ẩm ướt để chốn địch,tuy thiếu thốn nhưng không làm Bác bận lòng. Bác vẫn ung dung, lạc quan, dành trọn tâm huyết để lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam lên một tầm đỉnh cao.Nên cho dù gian nan,khổ cực mấy Bác cũng chịu.Câu thơ thứ ba muốn nói lên sự thiếu thốn khi phải sống trong hang thiếu thốn vật chất. Và ở câu thơ cuối muốn nói là tuy cuộc đời cách mạng khó khăn nhưng nó sang,sang ở chỗ là nó thật anh hùng và tuyệt vời, tuy khó khăn, tâm hồn Bác vẫn ngời sáng một tinh thần cách mạng, lạc quan, ung dung.
Tham khảo
Thơ Thất ngôn tứ tuyệt là gì?
Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia thì:
Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Thể thơ này ra đời vào thế kỉ 7 vào Nhà Đường, ở Trung Quốc.
Có mấy loại thơ Thất ngôn tứ tuyệt?Thơ Thất ngôn tứ tuyệt được chia làm 2 loại:
- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (một thể thơ khá được yêu thích trong Thơ Đường luật): Có quy luật nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng.
- Thất ngôn tứ tuyệt Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.
Trong chương trình học, các em đã được làm quen và nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật gồm có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, về phối thanh hay luật bằng trắc hoàn toàn giống thơ thất ngôn bát cú.
Gieo vầnTa thường bắt gặp 3 cách gieo vần trong thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt như sau:
Cách 1: Gieo vần vào tiếng cuối các câu 1-2-4 (tiếng cuối câu 3 bắt buộc thanh trắc)
Ví dụ:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Cách này thường được các cao nhân thời xưa sử dụng nhiều nhất.Cách 2: Gieo vần chéo: Vào tiếng cuối các câu 1-3 (tiếng cuối các câu 2-4 phải là thanh trắc) hay các câu 2-4 (tiếng cuối các câu 1-3 phải là thanh trắc).
Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân
Cách 3: Gieo vần ôm: Tiếng cuối câu 1 vần với tiếng cuối câu 4, tiếng cuối câu 2 vần với tiếng cuối câu 3.
Ví dụ:
Tiếng đàn thầm dịu dẫn tôi đi
Qua những sân cung rộng hải hồ
Có phải A Phòng hay Cô Tô ?
Lá liễu dài như một nét mi.
Bố cục thường thấy của một bài thớ bao gồm 4 phần: Đề, thực, Luận, Kết.
- "Đề" gồm 2 câu đầu,câu đầu gọi là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đi vào phần sau.
- "Thực" gồm 2 câu tiếp theo, giải thích rõ ý đầu bài.
- "Luận" gồm 2 câu tiếp theo nữa, phát triển rộng ý của đầu bài.
- "Kết" là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài.
Lưu ý: Về hình thức, quy tắc của thơ Thất ngôn tứ tuyệt:
Bốn câu, mỗi câu bảy chữ.Quy định tính theo hàng ngang. Tiếng thứ hai của câu thứ nhất là tiếng quan trọng,nó quy định luật cho toàn bài. Nếu tiếng thứ 2 mang thanh B thì luật của toàn bài là luật B.Niêm:Được tính theo hàng dọc,các câu phải niêm với nhau (giống nhau)Vần: các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuốiVậy với nội dung trên thì phải làm bài văn thuyết minh về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt thế nào?
Dàn ý thuyết minh về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệtMở bài:
- Giới thiệu về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Là thể thơ xuất hiện khá nhiều trong văn học Việt nam, đặc biệt là trong nền văn học trung đại.
- Các nhà thơ tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Nguyễn Khuyến.
- Tác phẩm tiêu biểu đã học: Nam quốc sơn hà, Bánh trôi nước, Cảnh khuya, Bạn đến chơi nhà
Thân bài:
Giới thiệu xuất xứ của thể thơ: Xuất hiện từ đời Đường - Trung Quốc và được thâm nhập vào Việt Nam từ rất lâu.
Đặc điểm của thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt.
- Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy tiếng.
- Số dòng số chữ trong câu trong bài bắt buộc không được thêm bớt
- Luật bằng trắc: có bài gieo vần bằng hoặc gieo vần trắc nhưng bằng là phổ biến
- Cách đối: đối hai câu đầu hoặc hai câu cuối, có bài vừa đối hai câu đầu, vừa đối hai câu cuối hoặc không có đối.
- Cách hiệp vần: Thường chữ cuối câu một bắt vần với chữ cuối câu 2, 4. Chữ cuối câu hai bằng vần với chữ cuối câu cuối.
Bố cục:
- 4 phần: Đề, thực, Luận, Kết. (chủ yếu)
- 2 phần: 2 câu đầu tả cảnh, hai câu cuối tả tình
Nhận xét, đánh giá chung
- Ưu điểm: là thể thơ tứ tuyệt có sự kết hợp hài hoà cân đối cổ điển nhạc điệu trầm bổng đăng đối nhịp nhàng. Có nội dung rất đa dạng và phong phú dễ đi vào lòng người.
- Nhược điểm: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt có thi pháp chặt chẽ, nghiêm cách, vô cùng đa dạng nhưng không hề đơn giản, số câu số chữ bắt buộc không được thêm bớt.
Kết bài
Khẳng định thể thơ thất ngôn tứ tuyệt là một trong những thể thơ hay, góp phần vào những thành tựu rực rỡ về thơ ca của nền văn học nước nhà và thế giới.
tham khảo :
em thêm hiểu về nhân vật trữ tình hay cũng chính Ɩà tác giả.Có thể nói, cả ba bài thơ đều được Bác sáng tác trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt.Nếu Ngắm trăng, Đi đường được viết khi Người đang chịu cảnh tù đày thì Tức cảnh Pác Bó Ɩà bài thơ được viết khi Người trở về quê hương sau bao năm bôn ba xứ người.Ta đều bắt gặp bức tranh tâm hồn rấт đẹp c̠ủa̠ người chiến sĩ Cách mạng trong những câu thơ.Dẫu hoàn cảnh thực tại Ɩà ngục tù, Ɩà con đường gian nan, Ɩà những thiếu thốn về vật chất nhưng Người vẫn lạc quan, vẫn giàu niềm tin tưởng về tương lai tươi đẹp phía trước.Bác hòa mình ѵào thiên nhiên, cùng thiên nhiên bầu bạn, dù Ɩà vầng trăng ,Ɩà núi non trùng điệp hay Ɩà suối, Ɩà hang, tất cả đều bình dị, đẹp đẽ ѵà đi ѵào thơ Người một cách tự nhiên.Tinh thần cách mạng lớn lao đã tiếp thêm cho Người niềm tin ѵà sức mạnh tinh thần.Chất thép trong thơ, vẻ đẹp trong thơ Người đều Ɩà ở tinh thần lạc quan ấy, tinh thần cách mạng vượt lên trên hoàn cảnh ѵà vì lí tưởng, vì nhân dân.Đó Ɩà phong cách Hồ Chí Minh vô cùng đáng trân, đáng quý mà mỗi người đều cần học tập, noi theo ngay trong nghịch cảnh.
Tham Khảo
em thêm hiểu về nhân vật trữ tình hay cũng chính Ɩà tác giả.Có thể nói, cả ba bài thơ đều được Bác sáng tác trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt.Nếu Ngắm trăng, Đi đường được viết khi Người đang chịu cảnh tù đày thì Tức cảnh Pác Bó Ɩà bài thơ được viết khi Người trở về quê hương sau bao năm bôn ba xứ người.Ta đều bắt gặp bức tranh tâm hồn rấт đẹp c̠ủa̠ người chiến sĩ Cách mạng trong những câu thơ.Dẫu hoàn cảnh thực tại Ɩà ngục tù, Ɩà con đường gian nan, Ɩà những thiếu thốn về vật chất nhưng Người vẫn lạc quan, vẫn giàu niềm tin tưởng về tương lai tươi đẹp phía trước.Bác hòa mình ѵào thiên nhiên, cùng thiên nhiên bầu bạn, dù Ɩà vầng trăng ,Ɩà núi non trùng điệp hay Ɩà suối, Ɩà hang, tất cả đều bình dị, đẹp đẽ ѵà đi ѵào thơ Người một cách tự nhiên.Tinh thần cách mạng lớn lao đã tiếp thêm cho Người niềm tin ѵà sức mạnh tinh thần.Chất thép trong thơ, vẻ đẹp trong thơ Người đều Ɩà ở tinh thần lạc quan ấy, tinh thần cách mạng vượt lên trên hoàn cảnh ѵà vì lí tưởng, vì nhân dân.Đó Ɩà phong cách Hồ Chí Minh vô cùng đáng trân, đáng quý mà mỗi người đều cần học tập, noi theo ngay trong nghịch cảnh.
Bài 1: Thực hiện yeu cầu.
a) Chép thuộc bài thơ " Tức cảnh Pác Bó"
- Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang
b) Bài thơ viết theo thể thơ nao? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó
=> Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
- 4 câu - 7 chữ , ngắn gọn, hàm súc
c) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ
- Viết vào tháng 2 năm 1941, sau ba mươi năm bôn ba và hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ trở về để lãnh đạo cách mạng Việt Nam một cách trực tiếp với mục đích nhanh chóng giành được thắng lợi
d)Tìm cắp từ trái nghĩa? Nêu tác dụng của nó? Hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên như thế nào trong bài thơ?
- sáng - tối ; ra-vào ; suối-hang
=> Sử dụng Phép đối . Đối về thời gian, hoạt động, địa điểm .Thể hiện cuộc sống khắc khổ, giản gị nhưng chan hoà với thiên nhiên
e) Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
=> Bài thơ Tức Cảnh Pác Bó là bài thơ tứ tuyệt bình gị pha chút hóm hỉnh. Thể hiện tinh thần lạc quan và sự ung dung của Bác trong hoàn cảnh đầy khó khăn của người chiến sĩ cộng sản. Đối với Bác, không có niềm vui nào lớn hơn là niềm vui làm cách mạng, mang lại độc lập cho dân tộc và sống hòa hợp với thiên nhiên.
Trả lời:
a) Chép thuộc bài thơ " Tức cảnh Pác Bó"
Tức cảnh Pác Bó
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
-Hồ Chí Minh-
b) Bài thơ viết theo thể thơ nào? Nêu hiểu biết của em về thể thơ đó.
- Bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Những hiểu biết của em về thể thơ: một bài có 7 câu, mỗi câu có 4 chữ, gieo vần ở các tiếng cuối cùng của các câu 1, 2, 4.
c) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
- Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" được sáng tác vào tháng 2 năm 1941. Sau 30 năm bôn ba hoạt động Cách Mạng ở nước ngoài, Bác Hồ trở về nước, sống và làm việc tại Pác Bó - Cao Bằng.
d)Tìm cắp từ trái nghĩa? Nêu tác dụng của nó? Hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên như thế nào trong bài thơ?
- Cặp từ trái nghĩa: sáng - tối; ra - vào.
- TD : giúp diễn tả nếp sống sinh hoạt đều đặn, quy củ của Bác. Qua đây, cho thấy sự hòa hợp của Bác với thiên nhiên.
e) Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- Nghệ thuật: Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ thơ hàm súc, cô đọng, hình ảnh thơ chân thực, giàu sức gợi cảm.
- Nội dung: Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống Cách mạng đầy gian khổ. Với Người, được hoạt động Cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
Sáng ra bờ suối, tối vào hang”
Câu thơ được ngắt theo nhịp 3/4 đã tạo thành hai vế sóng đôi và gợi sự nhịp nhàng, nề nếp trong lối sống của Bác. Những từ ngữ trong câu thơ lần lượt nói về nơi ẩn náu và chỗ làm việc: “suối” – “hang”, thời gian biểu thường nhật “sáng” – “tối” và cả hoạt động “vào” – “ra” bí mật của con người.
Những hoạt động, cách sinh hoạt ấy diễn ra ở Pác Bó, đây vốn là một nơi lạnh lẽo, ẩm ướt. Theo như lời kể của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì đây còn là một nơi rất hoang sơ và nguy hiểm: “Những khi trời mưa to, rắn rết chui cả vào chỗ nằm. Có buổi sáng, Bác thức dậy đã thấy một con rắn rất lớn nằm khoanh tròn ngay cạnh Người”.
Thế nhưng Bác vẫn thích nghi, làm chủ không gian, thời gian ấy và hòa theo nhịp điệu của suối của rừng thật khéo léo. Đến cuối cùng, ta chỉ thấy toát lên qua câu thơ là một cách tổ chức cuộc sống hòa hợp với điều kiện, môi trường với một tâm hồn thanh thoát, nhẹ nhàng nơi Bác chứ không hề có một chút nào của sự bó buộc, cưỡng ép.
Đến câu thơ thứ hai, cảm giác phơi phới, thoải mái khi nói về nơi ở vẫn tiếp diễn nhưng pha vào đó còn có cả sự vui đùa khi nhắc đến cái ăn:
“Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”
“Cháo bẹ” và “rau măng” được nhắc đến ở đây là cháo nấu bằng hạt bẹ (ngô) và rau măng rừng. Đó là những lương thực, thực phẩm mà Bác và các anh chiến sĩ vẫn sử dụng thường ngày. Những từ còn lại của câu thơ “vẫn sẵn sàng” có thể mở ra cho người đọc hai cách hiểu. Có thể hiểu ý câu thơ này theo cách: mặc dù phải rất kham khổ, thức ăn chỉ có cháo bẹ và rau măng nhưng người cách mạng thì luôn giữ tinh thần trong trạng thái “vẫn sẵn sàng” trước mọi tình huống, sự việc.
Tuy nhiên, khi cảm nhận về bài thơ Tức cảnh Pác Bó, ta nhận ra cũng có người hiểu ba chữ “vẫn sẵn sàng” ở đây ý nói đến việc thức ăn như bẹ, như măng thì lúc nào cũng “sẵn sàng”, lúc nào cũng có để phục vụ cho người chiến sĩ. Hai chiều hướng suy ra ý nghĩa đó dù có khác nhau nhưng đều hướng đến việc thể hiện sự bằng lòng với điều kiện hiện thực, và còn chất chứa trong đó cả sự hóm hỉnh, hài hước.
Những món dân dã của núi rừng, trong điều kiện thiếu thốn cũng trở thành thực phẩm nuôi sống Bác và những anh bộ đội. Trong câu thơ của Bác, cái khổ như hiện diện lên trong bốn chữ đầu nhưng có một điều chắc chắn rằng, Bác không nhằm than khổ, kể khổ. Bác kể như thế là đúng sự thật và sự thật dù là khổ sở như thế nào thì Bác vẫn đón nhận nó với tinh thần nhẹ nhàng, thư thái.