K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2019

Chọn đáp án: D

25 tháng 5 2019

Đáp án

HS viết được đoạn hội thoại chủ đề tự chọn rồi xác định:

   - Quan hệ vai xã hội của các nhân vật tham gia giao tiếp: đoạn hội thoại có mấy nhân vật? quan hệ vai xã hội: ngang hàng, trên dưới hay thân sơ. (1đ).

   - Lượt lời của các nhân vật: mỗi nhân vật có những lượt lời nào? (số lượng) (1đ).

Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau. Mỗi câu ấy thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:- Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa […]. Hay bây giờ em nghĩ thế này… Song anh cho phép em mới dám nói…Rồi...
Đọc tiếp

Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau. Mỗi câu ấy thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?

Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:

- Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa […]. Hay bây giờ em nghĩ thế này… Song anh cho phép em mới dám nói…

Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phán bảo:

- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:

- Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:

- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

Tôi về, không một chút bận tâm.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

1
29 tháng 4 2019

Các câu cầu khiến thể hiện mối quan hệ giữa Dế Mèn và Dế Choắt:

    - Song, anh cho phép em mới dám nói.

    ( Lời nói khiêm nhường, nhã nhặn)

    - Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

    ( Lời nói bề trên, hách dịch)

    - Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh…

    ( Lời đề nghị nhờ giúp đỡ nhã nhặn, khiêm nhường)

    - Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

    ( Lời mắng nhiếc vô tình, hống hách)

21 tháng 8 2019

Quan hệ giữa các nhân vật trong đoạn hội thoại là quan hệ trên- dưới:

    + Bà cô Hồng là vai trên

    + Hồng là vai dưới

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. “Anh Mịch nhăn nhó, nói:- (1) Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị kẻo ông ấy đánh chết. Ông lí cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm doạ:- (2) Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi.- (3) Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

“Anh Mịch nhăn nhó, nói:

- (1) Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị kẻo ông ấy đánh chết. Ông lí cau mặt, lắc đầu, giơ roi song to bằng ngón chân cái lên trời, dậm doạ:

- (2) Kệ mày, theo lệnh quan, tao chiếu sổ đinh, thì lần này đến lượt mày rồi.

- (3) Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi thì ông Nghị ghét con, cả nhà con khổ.

- (4) Thì mày hẹn làm ngày khác với ông ấy, không được à ?

- (5) Đối với ông Nghị, con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai lời, vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không, vợ con chết đói.

- (6) Chết đói hay chết no, tao đây không biết, nhưng giấy quan đã sức, tao cứ phép tao làm. Đứa nào không tuân, để quan gắt, tao trình thì rũ tù.

- (7) Lạy ông, ông thương phận nào con nhờ phận ấy.

- (8) Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng bay nhưng ai thương tao. Hôm ấy mày mà không đi, tao sai tuần đến gô cổ lại, đừng kêu.”

(Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)

Quan hệ giữa các nhân vật trong các cuộc hội thoại trên là quan hệ gì ?

A. Quan hệ làng xóm, láng giềng.

B. Quan hệ họ hàng.

C. Quan hệ giữa người ít tuổi với người nhiều tuổi.

D. Quan hệ giữa người có chức trách và người dân thường.

1
2 tháng 7 2019

Chọn đáp án: D

1. Đóng vai chị Dậu kể lại chuyện đánh nhau với tên cai lệ và người nhà lí trưởng.Bố cục:1. MB:- Chị Dậu bị bắt ra đến phủ quan tri phủ tư ân vì tội đánh người của quan.- Người trong làng: "Thị đào, sao mày lại ác thế? Sao lại đánh người của quan? Mày kể lại chuyện hôm đó xem nào."2. TB:- Chị Dậu kể lại chuyện đánh nhau với tên cai lệ và người nhà lí trưởng.3. KB:- Nêu cảm...
Đọc tiếp

1. Đóng vai chị Dậu kể lại chuyện đánh nhau với tên cai lệ và người nhà lí trưởng.

Bố cục:

1. MB:

- Chị Dậu bị bắt ra đến phủ quan tri phủ tư ân vì tội đánh người của quan.

- Người trong làng: "Thị đào, sao mày lại ác thế? Sao lại đánh người của quan? Mày kể lại chuyện hôm đó xem nào."

2. TB:

- Chị Dậu kể lại chuyện đánh nhau với tên cai lệ và người nhà lí trưởng.

3. KB:

- Nêu cảm nhận, cảm nghĩ.

2. Viết đoạn văn với câu chủ đề: "Chị Dậu - một người nhẫn nhục, chịu đựng."

Hướng dẫn:

- Hình thức:

+ Viết đoạn văn chứng minh theo kiểu: quy nạp, diễn dịch hoặc tổng-phân-hợp.

+ Đủ bố cục 3 phần: mở-thân-kết đoạn.

- Nội dung: 

+ Chứng minh chị Dậu là người nhẫn nhục, chịu đựng:

  • Khi tên cai lệ tới nhà đòi sưu, chị Dậu đã van xin thảm thiết.
  • Khi tên cai lệ xông vào định trói anh Dậu, chị vẫn cố gắng xin khất xưu

=> Sau bao lần nhẫn nhục, chị Dậu đã đứng lên phản kháng.

 

(Theo hướng dẫn từng bài, có thể làm 1 trong 2, nếu làm 2 thì sẽ được tick nhiều hơn những bạn làm 1 bài. Nếu chép mạng thì chép đúng, đừng chép lạc đề quá! Nhưng nhớ sửa để bài/đoạn văn hay hơn nhé!)

0