K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Xác định yếu tố nghị luận trong đoạn văn sau:Một học sinh xấu tínhTrong lớp chúng tôi có một đứa rất khó chịu, đó là Phran-ti. Tôi ghét thằng này vì nó là một đứa rất xấu bụng. Khi thấy một ông bố nào đấy đến nhờ thầy giáo khiển trách con mình là nó mừng rỡ. Khi có người khóc là nó cười. Nó run sợ trước mặt Ga-rô-nê, nhưng lại đánh cậu bé thợ nề không đủ sức tự vệ....
Đọc tiếp

Xác định yếu tố nghị luận trong đoạn văn sau:

Một học sinh xấu tính

Trong lớp chúng tôi có một đứa rất khó chịu, đó là Phran-ti. Tôi ghét thằng này vì nó là một đứa rất xấu bụng. Khi thấy một ông bố nào đấy đến nhờ thầy giáo khiển trách con mình là nó mừng rỡ. Khi có người khóc là nó cười. Nó run sợ trước mặt Ga-rô-nê, nhưng lại đánh cậu bé thợ nề không đủ sức tự vệ. Nó hành hạ Grốt-xi, cậu bé bị liệt một cánh tay, chế giễu Prê-cốt-xi mà mọi người đều nể, nhạo báng cả Rô-bét-ti, cậu học sinh lớp hai đi phải chống nạng vì đã cứu một em bé. Nó khiêu khích những người yếu nhất, và khi đánh nhau thì nó hăng máu, trở nên hung tợn, cố chơi những miếng rất hiểm độc.

Có một cái gì làm cho người ta ghê tởm ở cái trán thấp ấy, trong cái nhìn vẩn đục ấy, được che giấu dưới cái mũ có lưỡi trai bằng vải dầu [...]. Sách, vở, sổ tay của nó đều giây mực bê bết rách nát và bẩn thỉu; thước kẻ thì như có răng cưa, ngòi bút thì toè ra, móng tay thì cắn bằng mồm, quần áo thì bị rách tứ tung trong những lúc đánh nhau...

(Ét- môn-đô-đơ- A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả)

1
31 tháng 1 2019

- Yếu tố nghị luận: chứng minh.

- Vấn đề nghị luận: những thói xấu của Phran-ti.

- Chứng minh vấn đề: lần lượt nêu ra các ví dụ cụ thể biểu hiện những thói xấu của Phran-ti: từ tâm lý, tính cách, ngôn ngữ, hành động... đến ăn mặc, quần áo, sách vở.

16 tháng 11 2021

Thành ngữ: mở cờ trong bụng

Ý nghĩa: vui sướng, phấn khởi.

16 tháng 11 2021

Thành ngữ: mở cờ trong bụng.

Ý nghĩa : Trong lòng cảm thấy rất vui sướng

4 tháng 2 2017

a, Đoạn trích kể lại chuyện vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi

*Mọi người ơi, tôi nên làm gì đây???8 năm trước, sau khi có kết quả của một cuộc thi quốc gia lớn, tôi đã rất vui vì mình đứng nhất đoàn, và người đứng thứ hai đoàn lại chính là một cậu con trai cùng huyện với tôi! Chỉ là cùng huyện thôi, không cùng xã, không cùng trường, cậu ấy ở thành phố, còn tôi ở nông thôn... Những năm sau, tôi và cậu ấy đều là đối thủ của nhau trong...
Đọc tiếp

*Mọi người ơi, tôi nên làm gì đây???

8 năm trước, sau khi có kết quả của một cuộc thi quốc gia lớn, tôi đã rất vui vì mình đứng nhất đoàn, và người đứng thứ hai đoàn lại chính là một cậu con trai cùng huyện với tôi! Chỉ là cùng huyện thôi, không cùng xã, không cùng trường, cậu ấy ở thành phố, còn tôi ở nông thôn... Những năm sau, tôi và cậu ấy đều là đối thủ của nhau trong cuộc thi đó, mặc dù vậy nhưng tôi vẫn chưa hề nói chuyện hay thậm chí là chưa nhìn thấy cậu ấy dù chỉ một lần... Bỗng một lần đang ôn thi để tham gia vào cuộc thi lớn đó, tôi chợt nghĩ đến cậu ấy, tim đập nhanh và loạn... tôi đã nhận ra rằng, mình đã thích cậu ta!!! Đến năm nay, khi tôi đang lớp 9, tôi mới tình cờ được 1 người bạn kết bạn trên *** (phần mềm có kèm nhắn tin), nhưng điều đáng ngạc nhiên là, cậu bạn trai đó lại học chug lớp với cậu ấy - người bạn 8 tôi biết 8 năm trước! Nhắn tin với cậu bạn đó mấy ngày, tôi quyết định tìm hiểu thông tin về người tôi đang thích thầm, sau 1 thời gian điều tra, tôi biết đc rằng, cậu ấy (người tôi thích thầm) đã thích cô gái khác!!! Tim tôi thót lại, bây giờ, tôi cảm thấy khá buồn và chẳng biết làm gì cả? Nếu có thể, lên cấp 3 chúng tôi sẽ cùng học trường nổi tiếng vs nhau, nhưng đến lúc đó tôi có nên thích cậu ấy nữa không? Tôi có nên theo đuổi cậu ấy không đây????

1
19 tháng 9 2023

ko nên

Trả lời câu hỏi (trang 91 SGK Ngữ văn 9, tập 1):Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:c) Kể lại nội dung đoạn trích trên, có bạn nêu ra các sự việc sau đây:– Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi.– Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa.– Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh. – Quân Thanh...
Đọc tiếp

Trả lời câu hỏi (trang 91 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

c) Kể lại nội dung đoạn trích trên, có bạn nêu ra các sự việc sau đây:

– Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi.

– Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa.

– Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh.

– Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại.

Nếu chỉ kể sự việc diễn ra như thế thì nhân vật vua Quang Trung có nổi bật không? Trận đánh có sinh động không? Tại sao? So sánh các sự việc chính mà bạn đó đã nêu với đoạn trích để có thể rút ra nhận xét: Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự?

1
3 tháng 3 2018

c, Chỉ kể lại sự việc diễn ra như trong sách đã dẫn thì câu chuyện không sinh động, vì chỉ kể đơn giản sự kiện

So với đoạn trích thì trận đánh được tái hiện sinh động nhờ miêu tả

Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa. Hồi còn học lớp năm, có lần tôi đi đá bóng, bị xoạc một  miếng áo rất to. Sợ mẹ đánh, tôi cứ ngồi lì ngoài bãi không dám về. Nghe lũ bạn tôi mách, em đã đem kim chỉ ra tận sân vận động. Nó bảo:   -Anh cởi áo ra, em vá lại cho. Em vá khéo, mẹ không biết được đâu.   Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim...
Đọc tiếp

Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa. Hồi còn học lớp năm, có lần tôi đi đá bóng, bị xoạc một  miếng áo rất to. Sợ mẹ đánh, tôi cứ ngồi lì ngoài bãi không dám về. Nghe lũ bạn tôi mách, em đã đem kim chỉ ra tận sân vận động. Nó bảo:

   -Anh cởi áo ra, em vá lại cho. Em vá khéo, mẹ không biết được đâu.

   Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt,không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em...Từ đấy,chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.

1 Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích và dấu hiệu để nhận biết lời dẫn trực tiếp đó 

2 Giải thích từ “ ân hận” trong câu: “...không hiểu sao tôi thấy ân hận quá.”

3 Em hãy hình dung ra gương mặt của người anh như thế nào khi thấy người em đem kim chỉ ra sân vận động để vá áo cho người anh? 

4 Qua đoạn trích trên em rút ra được bài học gì về tình cảm anh em trong gia đình ? 

1
8 tháng 1 2022

 
câu 1
lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích Anh cởi áo ra, em vá lại cho. Em vá khéo, mẹ không biết được đâu.
dấu hiệu để nhận biết dấu gạch ngang trước lời dẫn
 

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những truyện bà tôi đã kể, và nếu quên chỗ nào, tôi bảo chúng đợi, rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi. Thấy thế bà tôi thường rất hài lòng.
Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi; một hôm thằng lớn thở dài nói:
– Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt…
Nó thường nói một cách buồn bã: ngày trước, trước kia, đã có thời… dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm.

(M. Go-rơ-ki, Thời thơ ấu)

a, Trong số nững từ ngữ hoặc câu được in đậm, đâu là lời dẫn trực tiếp, đâu là lười dẫn gián tiếp, đâu không phải là lời dẫn?

b, Vận dụng những phương châm hội thoại đã học, giải thích vì sao nhân vật "thằng lớn" phải dùng từ có lẽ trong lười nhận xét của mình.

1
28 tháng 7 2019

- Trong đoạn chỉ có một lời dẫn trực tiếp là phần lời thoại (được thể hiện bằng những gạch đầu dòng)

- Lời dẫn gián tiếp đặt sau dấu hai chấm

- Các phần in đậm còn lại là lời kể, không phải lời dẫn

- Nhân vật “thằng lớn” phải dùng từ có lẽ để thông báo cho người đọc biết những ý nghĩ, suy đoán khi không chắc chắn

Trong đoạn trích“Hoàng Lê nhất thống chí”- Hồi 14, các tác giả Ngô gia văn phái có viết: Vua Quang Trung lại nói: - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao...
Đọc tiếp
Trong đoạn trích“Hoàng Lê nhất thống chí”- Hồi 14, các tác giả Ngô gia văn phái có viết: Vua Quang Trung lại nói: - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vây. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được.Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng? (Trích Ngữ văn lớp 9, tập 1, trang 67 NXB Giáo dục) 1. Những lời nói trên vua Quang Trung nói với ai, nói trong hoàn cảnh nào? Qua lời nói đó, em thấy vua Quang Trung là người như thế nào? 2. Xét theo mục đích nói, câu văn in đậm thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra hành động nói trong câu văn. 3. Dựa vào đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí” – Hồi 14, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo kểu Tổng – phân – hợp để làm rõ trí tuệ nhạy bén, sáng suốt và tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung. Trong đoạn văn sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu ghép (Gạch chân và chú thích rõ).
0
“Vua QT tự mình đốc suất đại binh, cả thủy lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An,vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh vànói:- Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ đượchay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào?Thiếp nói:- Bây giờ trong nước trồng không, lòng người tam rã. Quân Thanh ở xa tới đây, khôngbiết tình hình quân ta yếu hay mạnh,...
Đọc tiếp

“Vua QT tự mình đốc suất đại binh, cả thủy lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An,
vua Quang Trung cho vời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và
nói:
- Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được
hay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào?
Thiếp nói:
- Bây giờ trong nước trồng không, lòng người tam rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không
biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không biết rõ nên đánh hay nên giữ ra sao. Chúa
công đi ra chuyến này không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan”.
a. Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai?
b. Nhận xét các xưng hô giữa hai nhân vật. Cách xưng hô giữa hai nhân vật cho ta thấy
được điều gì? Phương châm hội thoại nào được đảm bảo?
c. Qua đó, ta thấy được phẩm chất gì của nhân vật “tiên sinh”?

0
Đoạn trích sau kể lại sự việc vua Quang Trung chỉ huy đánh đồn Ngọc Hồi. Hãy chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích và cho biết tác dụng của chúng đối với việc kể chuyện.“Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khoẻ mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt...
Đọc tiếp

Đoạn trích sau kể lại sự việc vua Quang Trung chỉ huy đánh đồn Ngọc Hồi. Hãy chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích và cho biết tác dụng của chúng đối với việc kể chuyện.

“Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khoẻ mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ "nhất", vua Quang rung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình. 

Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo của hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh.”
 

0